Tag
Mũ bảo hiểm cho học sinh: Kẻ nắn, người buông

Bài 2: Học sinh lớp càng lớn, ý thức càng kém

Nhịp sống trẻ 02/10/2019 09:29
aa
TTTĐ - Mặc dù hành vi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe điện là vi phạm luật giao thông đường bộ, thế nhưng, đến nay tình trạng học sinh vi phạm lỗi này vẫn diễn ra tràn lan ở Thủ đô.

Bài 2: Học sinh lớp càng lớn, ý thức càng kém

Không khó để bắt gặp học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm trên đường phố

Bài liên quan

Bài 1: Khi phụ huynh thờ ơ…

Học sinh hồn nhiên không đội mũ bảo hiểm

Nếu như học sinh tiểu học được bố mẹ đưa đón thì những học sinh từ lớp 8 đến cấp THPT thường được bố mẹ mua xe đạp điện, xe máy điện để tự đi học. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây, dù được tuyên truyền, ký cam kết nhưng nhiều học sinh vẫn hồn nhiên đi xe mà không đội mũ bảo hiểm (MBH).

Hầu hết các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Hà Nội, tình trạng học sinh điều khiển xe đạp điện không đội MBH khi tham gia giao thông vẫn diễn ra thường xuyên, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Tại cổng các trường học, bất kỳ ai cũng dễ dàng bắt gặp những hình ảnh học sinh đầu trần, một tay lái xe, một tay cầm ô rất nguy hiểm.

Sau giờ tan học, trên khắp các ngả đường của thành phố Hà Nội, nhiều cảnh tượng của những nhóm học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện không đội MBH dàn thành hàng hai, hàng ba trên đường, bất chấp những nguy hiểm đang rình rập.

Tại khu vực gần cổng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, hầu hết học sinh đi xe đạp điện với tốc độ nhanh, lạng lách, dàn hàng ngang và thản nhiên không đội mũ bảo hiểm…

Từ đường Ngọc Lâm vào đến trường THPT Nguyễn Gia Thiều, nhiều học sinh đi xe đạp điện phóng nhanh nhưng cũng không hề đội MBH. Vào giờ tan học buổi sáng tại trường THPT Phúc Lợi (Long Biên), hầu hết học sinh ở đây cũng đầu trần đi xe máy, xe đạp điện...

Lý giải cho hành vi không đội mũ bảo hiểm của mình, bạn trẻ Nguyễn Đức Minh (quận Long Biên) cho biết: “Từ nhà đến trường khá gần nên em cũng hay chủ quan không đội mũ. Chỉ khi đi chơi xa một chút em mới đội mũ để tránh bị cảnh sát giao thông phạt”.

Em Nguyễn Văn Hải, (quận Đống Đa) cho rằng: “Em biết là đã lên xe phải đội MBH nhưng trời nóng, đội mũ rất khó chịu, hơn nữa xe điện đi chậm nên không lo gây nguy hiểm…”

Các trường cần phải xử lý mạnh tay

Nhằm phối hợp tuyên truyền, xử lý các trường hợp học sinh vi phạm trật tự ATGT, ngay từ đầu năm học mới, nhiều trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đồng thời thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền về ATGT… Cùng với đó, tăng cường sử dụng hình ảnh (về các loại biển báo, MBH đạt chuẩn, các vụ tai nạn do không đội MBH…) trong những bài giảng ngoại khóa về ATGT hay cuộc thi tìm hiểu về ATGT, để các em học sinh nhận thức hơn về tầm quan trọng của việc đội MBH.

Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, bên cạnh công tác tuyên truyền, bắt học sinh ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, giải pháp được các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai là yêu cầu phụ huynh cam kết có trách nhiệm phối hợp với nhà trường để quản lý, giáo dục con em mình trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

Để tăng tính răn đe đối với học sinh, trong thời gian tới, cùng với sự phối hợp với các nhà trường, lực lượng CSGT cần tích cực ra quân, thực hiện xử phạt bằng hình thức cảnh cáo, có thể tạm giữ phương tiện và lập biên bản vi phạm; nhắc nhở, tuyên truyền về sự cần thiết của việc đội MBH khi tham gia giao thông; học sinh mắc sai phạm sẽ bị ghi tên lại và chuyển về nơi học tập để nhà trường có các biện pháp kỷ luật. Mong rằng với sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành chức năng, việc giám sát từ phía nhà trường và đặc biệt là sự giáo dục từ phía các bậc phụ huynh đối với con em mình trong việc nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông sẽ không còn tình trạng học sinh không đội MBH khi tham gia giao thông trên đường.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - MV “Hoa thơm dâng Bác” được ra mắt như một món quà tinh thần ý nghĩa, chan chứa tình cảm kính yêu của các nghệ sĩ, các em thiếu nhi cả nước dâng lên Bác Hồ kính yêu.
Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên Camera 360 trẻ

Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên

TTTĐ - Những chuyến đi về nguồn không chỉ là hành trình tìm hiểu lịch sử, ký ức hào hùng, mà còn là dịp để thế hệ trẻ vun đắp lòng yêu nước, biết ơn quá khứ và có trách nhiệm hơn với tương lai của dân tộc.Với nhiều người, những chuyến đi ấy không chỉ là dịp học tập, trải nghiệm, mà còn là những kỷ niệm sâu sắc nuôi dưỡng lý tưởng sống đẹp, sống có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.
Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1

TTTĐ - Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, chương trình "Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương" năm 2025 khép lại với nhiều cảm xúc thiêng liêng, trọn vẹn. Mỗi thành viên của đoàn nguyện sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1, niềm tự hào về lực lượng Hải quân Việt Nam anh hùng.
Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân

TTTĐ - Hoa khôi trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đoàn Thị Hương cho rằng, chỉ khi có năng lực thực sự, người trẻ mới có thể vươn ra sân chơi toàn cầu. Vì thế, thế hệ trẻ ngày nay cần nghĩ sâu, làm lớn, biết vượt qua giới hạn, dám hành động và sống có trách nhiệm, có lý tưởng.
Giỏi ngoại ngữ, Gen Z tự tin bước ra thế giới từ tuổi teen Camera 360 trẻ

Giỏi ngoại ngữ, Gen Z tự tin bước ra thế giới từ tuổi teen

TTTĐ - Thế hệ Gen Z - những người trẻ lớn lên trong kỷ nguyên số, được kỳ vọng sẽ tận dụng được lợi thế của mình để chủ động nắm bắt cơ hội học tập và phát triển tại môi trường quốc tế.
Học tủ, học vẹt, luyện đề: Những "lối mòn" ôn thi cần thay đổi Nhịp sống trẻ

Học tủ, học vẹt, luyện đề: Những "lối mòn" ôn thi cần thay đổi

TTTĐ - Trong mùa ôn thi căng thẳng, nhiều học sinh vẫn lựa chọn học tủ, học vẹt, luyện đề cấp tốc như lối đi tắt để đạt điểm cao. Tuy nhiên, những phương pháp này không chỉ thiếu bền vững mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn khi đề thi thay đổi, đồng thời làm giảm khả năng tư duy và tiếp nhận kiến thức thực chất.
Thi tài tiếng Anh, cán bộ trẻ “rinh” nhiều phần thưởng hấp dẫn Camera 360 trẻ

Thi tài tiếng Anh, cán bộ trẻ “rinh” nhiều phần thưởng hấp dẫn

TTTĐ - Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VII, năm 2025 với chủ đề “Vietnamese Youth Officials stepping into the thriving era together with English” (Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc).
Phú Yên thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Phú Yên thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên

TTTĐ - Tỉnh đoàn và Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Phú Yên vừa phối hợp cùng Trường Đại học Phú Yên tổ chức Diễn đàn Sinh viên nghiên cứu khoa học tỉnh Phú Yên năm 2025. Diễn đàn, thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên và các chuyên gia.
Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng Camera 360 trẻ

Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng

TTTĐ - Đoàn viên, thanh niên phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, TP Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động như tuyên truyền, giám sát, phối hợp cùng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng di dời, hỗ trợ người dân chuyển đến nơi ở mới nhằm phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Cơ hội và tương lai phát triển bền vững cho người trẻ Nhịp sống trẻ

Cơ hội và tương lai phát triển bền vững cho người trẻ

TTTĐ - Ngành Đường sắt tốc độ cao và Đường sắt đô thị không chỉ là ngành học mà còn là tương lai của giao thông Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và triết lý giáo dục hiện đại, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) chính là lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ đam mê công nghệ, yêu thích lĩnh vực hạ tầng và mong muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Xem thêm