Tag
Nâng tỷ lệ cấp nước khu vực nông thôn lên 100%: Điều chỉnh giá nước, thu hút nhà đầu tư là cần thiết

Bài 2: "Ngóng" nước sạch

Xã hội 06/06/2023 17:49
aa
TTTĐ - Mặc dù đã có nhiều chuyển biến, song việc đưa nước sạch về nông thôn vẫn còn không ít khó khăn. Một số địa phương có tỷ lệ hộ gia đình đấu nối và sử dụng nước sạch còn thấp (khoảng 60-70%), vừa thiệt thòi cho chính người dân vừa khiến doanh nghiệp đầu tư công trình cấp nước sạch gặp khó khăn khi vận hành.
Tập thể UBND TP Hà Nội xem xét, cho ý kiến về điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt Nhu cầu sử dụng nước sạch ở Hà Nội tăng 5 - 10% vào cao điểm hè Điều chỉnh giá nước, thu hút nhà đầu tư là cần thiết

Chỉ 30% hộ dân tại huyện Sóc Sơn được dùng nước sạch

Theo UBND huyện Sóc Sơn, toàn huyện có khoảng 25.900 hộ dân (chiếm khoảng 30% tổng số hộ) trên địa bàn 11 xã, thị trấn được sử dụng nước sạch từ nguồn cấp nước tập trung.

Số hộ dân được cung cấp nước sạch tại 11 xã, thị trấn thuộc huyện Sóc Sơn chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm huyện và được cấp từ hệ thống cấp nước do Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội đầu tư, quản lý và vận hành (chiếm khoảng 98% số hộ đã được cấp nước sạch).

Bài 2: Nhiều địa phương còn “khát nước”
Nhiều hộ dân ở huyện Sóc Sơn vẫn đang dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt, mong ngóng nước sạch

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn tỷ lệ rất nhỏ hộ dân được cấp nước từ các trạm cấp nước cục bộ, được xây dựng từ lâu, do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quản lý và vận hành, sử dụng nguồn nước ngầm (chiếm khoảng 2% số hộ đã được cấp nước sạch). So với các huyện, thị xã khác trên địa bàn Hà Nội, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch từ nguồn cấp tập trung tại huyện Sóc Sơn thấp hơn rất nhiều.

Chị Nguyễn Thị Thương (30 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết: "Ở khu tôi sống, nhiều nhà vẫn đang dùng nước giếng khoan, thậm chí đựng trong những cái thùng to, gỉ sét, rất mất vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Mong rằng, thời gian tới, toàn bộ người dân sẽ được sử dụng nước sạch, đảm bảo chất lượng".

Đồng quan điểm, anh Lê Văn Thanh, người dân sống ở huyện Sóc Sơn chia sẻ: "Chúng tôi không ngại phải trả thêm tiền đâu, chỉ cần có nước sạch dùng, đảm bảo sức khỏe là được, chứ nhìn váng nước bẩn nổi lềnh bềnh trên bể giếng khoan mà ngán lắm rồi".

Nước giếng khoan bơm lên được đựng trong những vật dụng thô sơ, không đảm bảo vệ sinh
Nước giếng khoan bơm lên được đựng trong những vật dụng thô sơ, không đảm bảo vệ sinh

Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn Nguyễn Xuân Thắng, trước tình trạng thiếu hụt nước sạch, địa phương đã có nhiều cuộc trao đổi, làm việc với các sở ngành và Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội liên quan đến việc triển khai các dự án cấp nước tập trung. Với tình hình hiện tại, chỉ tiêu cấp nước sạch thành phố giao cho huyện năm 2023 đạt 85% rất khó hoàn thành, ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của huyện.

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ người dân huyện Sóc Sơn được tiếp cận nước sạch thấp, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, năm 2017, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có quyết định giao cho Liên danh Aqua One, chủ đầu tư Dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống, đầu tư mạng lưới cấp nước sạch cho 18 xã của huyện Sóc Sơn nhưng chủ đầu tư không triển khai.

Tháng 8/2022, liên danh xin rút, không triển khai dự án. Ngay sau đó, Sở Xây dựng cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn đề xuất thành phố giao cho Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội triển khai đầu tư mạng lưới cấp nước sạch cho 18 xã.

Mặc dù hạ tầng giao thông khung của huyện chưa được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, ảnh hưởng đến thời gian tiến độ lập hồ sơ dự án cấp nước nhưng đến nay, Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội đã hoàn thành hồ sơ đầu tư mạng lưới đối với 11 xã và thi công xây dựng trong năm 2023. Đối với 7 xã còn lại, gồm Tân Dân, Thanh Xuân, Phú Cường, Minh Phú, Minh Trí, Quang Tiến và Hiền Ninh, có ba đơn vị đề xuất đầu tư mạng lưới cấp nước nên thành phố phải tổ chức đấu thầu theo quy định, dẫn đến thời gian đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, tổ chức thi công dự án phát triển mạng lưới cấp nước sẽ chậm hơn.

Nhiều hộ dân tại huyện Sóc Sơn vẫn đang phải dùng nguồn nước không đảm bảo như thế này trong sinh hoạt
Nhiều hộ dân tại huyện Sóc Sơn vẫn đang phải dùng nguồn nước không đảm bảo như thế này trong sinh hoạt

Còn 149 xã chưa có nước sạch

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện còn 149 xã chưa có nước sạch, trong đó 121 xã đã giao nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện và 28 xã chưa có nhà đầu tư đề xuất dự án. Việc triển khai các dự án tại những khu vực nông thôn cuối cùng đang gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư lớn, song người dân đấu nối, sử dụng ít nên không bảo đảm cân đối thu - chi. Cụ thể, nếu ở khu vực đô thị, khi có nhiều hộ dùng chung một nguồn nước, lại có nhiều nhà hàng, khách sạn, đơn vị sản xuất nên công suất sử dụng lớn, dẫn đến mức lũy kế cao, từ đó đẩy giá lên cao.

Còn tại khu vực nông thôn dân cư thưa thớt, có những đoạn đường ống phải thi công cả 100m mới vào được một nhà. Do đó, nhiều nhà đầu tư tính toán nếu nhu cầu sử dụng trên 10m3/tháng thì mới có lãi, trong khi đó, người dân còn có nước mưa, nước giếng khoan nên nhu cầu sử dụng rất ít. Thực tế đã có những hộ sau khi lắp đặt nhưng không sử dụng dẫn đến lãng phí chi phí đầu tư.

Người dân xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) đang phải dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt
Người dân xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) đang phải dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt

Vì vậy, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc chưa phủ sóng được 100% nguồn nước sạch đến người dân nông thôn ở Hà Nội chính là giá nước. Hà Nội hiện là một trong những địa phương có giá nước sạch thấp trên cả nước. Giá nước thấp cũng là một trở ngại lớn trong việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư sản xuất nước sạch. Theo quy định thì 5 năm, giá nước phải được điều chỉnh một lần nhưng từ năm 2013 tới nay, giá nước do UBND thành phố quy định đã không thay đổi.

Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, Hà Nội đang áp dụng chính sách giá nước lũy tiến, nếu sử dụng dưới 10m3 giá chỉ 5.973 đồng/m3 và mức giá này là dưới giá thành sản xuất. Như vậy doanh nghiệp chưa bán đã lỗ khi người dân nông thôn chủ yếu dùng dưới 10m3/tháng.

Như lời ông Ngô Văn Đức, Phó Giám đốc Công ty nước sạch số 2 Hà Nội từng chia sẻ tại một tọa đàm về dịch vụ cung cấp nước sạch: “Đầu tư thì phải có lợi nhuận, kể cả tư nhân. Còn doanh nghiệp nhà nước thì lãnh đạo phải có trách nhiệm bảo toàn vốn nhà nước. Nếu đầu tư vào khu vực chưa đầu tư đã biết lỗ thì doanh nghiệp có cách nào để đầu tư?”.

Nhìn ra thế giới, theo thông lệ quốc tế, đối với dịch vụ “bán công” như cung cấp nước sạch (tức là có cả doanh nghiệp tư nhân tham gia), cơ quan nhà nước phải cam kết mức lợi nhuận tối thiểu cho doanh nghiệp và sử dụng cơ quan kiểm toán hoạt động độc lập để bảo đảm chi phí đầu tư của doanh nghiệp là chính xác.

Thực tế cho thấy, vùng cấp nước Thủ đô rất rộng nên việc triển khai đầu tư cho nước sạch bảo đảm chất lượng và thực hiện thành công mục tiêu 100% người dân Thủ đô có nước sạch vào năm 2025, vẫn còn là nhiệm vụ khó và cần nhiều quyết sách đúng đắn.

(còn nữa)

Đọc thêm

Huyện Gia Lâm huy động lực lượng, ra quân dọn vệ sinh môi trường Môi trường

Huyện Gia Lâm huy động lực lượng, ra quân dọn vệ sinh môi trường

TTTĐ - Để khắc phục hậu quả của bão số 3, sáng 14/9, nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm đã tổ chức tổng vệ sinh môi trường khu dân cư, trường học, đường ngõ xóm...
Khẩn trương vệ sinh môi trường, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh Môi trường

Khẩn trương vệ sinh môi trường, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh

TTTĐ - Ngày 14/9, toàn huyện Phúc Thọ đã triển khai vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm sau cơn bão số 3.
“Điểm tựa Việt Nam” - Những câu chuyện xúc động từ tâm bão lũ Muôn mặt cuộc sống

“Điểm tựa Việt Nam” - Những câu chuyện xúc động từ tâm bão lũ

TTTĐ - Nhằm lan toả tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của Nhân dân do hậu quả của bão lũ, động viên tinh thần kiên cường khắc phục khó khăn, sáng tạo và dũng cảm vì mục tiêu chung, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam".
Người dân Hà Nội cùng nhau dọn dẹp vệ sinh môi trường sau bão Môi trường

Người dân Hà Nội cùng nhau dọn dẹp vệ sinh môi trường sau bão

TTTĐ - Sau các bước dọn dẹp cây cối đỗ ngã, nhà cửa hư hỏng, TP Hà Nội phát động tổng vệ sinh môi trường và đã thu hút đông đảo các lực lượng từ thành phố tới cơ sở tham gia.
Thủ đô nỗ lực tổng vệ sinh môi trường đô thị Môi trường

Thủ đô nỗ lực tổng vệ sinh môi trường đô thị

TTTĐ - Sáng 14/9, tại vườn hoa Vạn Xuân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp với quận Ba Đình tổ chức Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tuổi trẻ Hà Nội vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão Môi trường

Tuổi trẻ Hà Nội vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

TTTĐ - Sáng 14/9, tuổi trẻ Thủ đô đồng loạt ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Cán bộ, Nhân dân quận Cầu Giấy ra quân tổng vệ sinh môi trường Môi trường

Cán bộ, Nhân dân quận Cầu Giấy ra quân tổng vệ sinh môi trường

TTTĐ - Ngày 14/9, các lực lượng chức năng quận Cầu Giấy và Nhân dân trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) ra quân tổng vệ sinh môi trường, dọn dẹp cành cây, thân cây bị gãy đổ do ảnh hưởng của bão số 3 - Yagi.
Hàng trăm người dân cùng nhau khẩn trương tổng vệ sinh sau bão Môi trường

Hàng trăm người dân cùng nhau khẩn trương tổng vệ sinh sau bão

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo TP Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm về việc tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3 và hoàn lưu của bão gây ngập lụt các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, sáng 14/9, UBND phường Phúc Tân đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường khu vui chơi công cộng và nhiều ngõ phố trên địa bàn sau những ngày bị bão lũ gây ngập lụt.
Quận Đống Đa: Chung tay tổng vệ sinh môi trường Môi trường

Quận Đống Đa: Chung tay tổng vệ sinh môi trường

TTTĐ - Sáng 14/9, quận Đống Đa tổ chức phát động ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Huyện Thanh Trì huy động gần 2.000 phụ nữ vệ sinh môi trường Môi trường

Huyện Thanh Trì huy động gần 2.000 phụ nữ vệ sinh môi trường

TTTĐ - Ngày 14/9, tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) gần 2.000 cán bộ, hội viên phụ nữ cùng các ngành, đoàn thể huyện và cơ sở trên địa bàn đã đồng loạt ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường sau mưa lũ.
Xem thêm