Tag
“Cơn sóng thần” rác thải điện tử: Phải quyết liệt xử lý trước khi quá muộn

Bài 2: Rác điện tử đang được xử lý như thế nào?

Môi trường 04/05/2022 09:00
aa
TTTĐ - Sự lên ngôi của các thiết bị điện tử kéo theo lượng rác thải điện tử xuất hiện khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, đâu đâu cũng thấy các đồ dùng pin, các đồ chơi điện tử và thiết bị điện tử thải bỏ. Vậy người dân đang làm gì với loại rác này?

Chủ yếu để “bán đồng nát”

Câu trả lời của hầu hết người dân là rác điện tử đem “bán đồng nát”.

Chị Hoa ở Khu đô thị mới Tứ Hiệp (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi chủ yếu bán cho những người đi thu mua sắt vụn. Giá cả cũng tùy loại. Về cơ bản là tôi thấy rẻ, chỉ vài chục nghìn đồng. Các loại rác này chiếm không ít diện tích nên tôi chỉ muốn nhanh chóng bán đi cho đỡ chật nhà”.

Còn chị Mỹ ở phường Định Công, quận Hoàng Mai thì chia sẻ rằng: “Nếu nhà có đồ điện tử nào hư hỏng hoặc cũ không dùng đến, tôi thường cho các chị mua đồng nát. Cũng chẳng đáng bao nhiêu, họ mang đi cho là tốt rồi”.

Khi được hỏi chị có biết ở Hà Nội 5 địa điểm thu gom miễn phí rác điện tử không, chị Mỹ không ngần ngại cho biết: “Tôi có nghe nói nhưng tôi thấy các địa chỉ cũng xa khu mình ở, đồ cũng không nhiều, mang đến đó cũng mất công nên ngại đi lắm”.

Theo ghi nhận, hiện nay rác thải điện tử đa phần được thực hiện qua các nguồn không chính thức như thông qua những người thu mua đồng nát, cơ sở thu gom tự phát hoăc hệ thống các cửa hàng sửa chữa. Điểm đến của những nguồn thu gom này là các làng nghề để tái chế như Tề Lỗ (Vĩnh Phúc), Đan, Bùi Dâu, Dị Sử (Hưng Yên) hoặc Tràng Minh (Hải Phòng)...Tại các làng nghề này, các thiết bị điện tử sẽ được tháo gỡ những bộ phận bên trong để lấy những linh kiện cần thiết, phần còn lại chủ yếu bị vứt chồng đống ra ngoài đường hay các khu vực bờ sông.

Bài 2: Rác điện tử đang được xử lý như thế nào?
Rác thải điện tử hiện nay đa phần được thu gom qua những người thu mua "đồng nát"

Theo chia sẻ của bà Mai Thị Thu Hằng, Đại diện quản lý dự án Việt Nam tái chế, khó khăn hiện nay là người dân chưa ý thức được tác hại của rác thải điện tử và chưa biết đến mạng lưới thu gom rác thải điện tử miễn phí.

Còn theo đánh giá của GS.TS Đặng Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, việc tái chế chất thải điện tử ở Việt Nam hiện mới dừng ở khâu tháo dỡ, phân loại, tách nhựa, đồng, nhôm... một cách thủ công. Rác thải điện tử tại Việt Nam vẫn chủ yếu được thu gom bởi “lực lượng” đồng nát, cơ sở ve chai/phế liệu hoặc cửa hàng sửa chữa và mua bán đồ điện tử. Vì vậy, nếu các nhà sản xuất, nhập khẩu vẫn chưa tham gia nhiệt tình, chưa có động thái tích cực và đưa ra thông báo chính thức rằng sẽ thường xuyên nhận lại pin cũ, rác điện tử từ cộng đồng thì việc giảm thiểu tác hại của rác thải điện tử nói chung và pin nói riêng tới môi trường sẽ không đem lại hiệu quả.

Công nghệ xử lý còn sơ sài

Theo báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” được Liên hợp quốc công bố vào tháng 7/2020, trong số 53,6 triệu tấn rác thải điện tử được thải ra toàn thế giới trong năm 2019, chỉ có 17% chất thải được tái chế, phần còn lại chuyển đến các bãi chôn lấp, thiêu hủy hoặc đơn giản là không được xử lý.

Những năm gần đây, Việt Nam cũng đã quan tâm đến vấn đề thu gom và xử lý rác điện tử. Từ góc độ pháp lý, từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, quy định rõ trách nhiệm của nhà sản xuất phải tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ đã bán ra thị trường Việt Nam, qua các điểm thu hồi, sau đó xử lý hoặc xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý.

Sau đó năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết Khoản 13, Điều 5 và Khoản 1, Điều 9 của Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg. Theo đó, nhà sản xuất phải tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam, thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ nhưng hiệu quả chưa cao.

Theo thống kê, cả nước hiện nay mới có khoảng 30 công ty được cấp phép xử lý rác thải điện tử với công suất từ 0,25 - 30 tấn/ngày nhưng phần lớn cũng mới dừng lại ở tập trung tháo dỡ, phá dỡ. Trong đó, mới chỉ có 4 công ty có đủ dây chuyền công nghệ được cấp phép xử lý bảng mạch điện tử. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại đa phần sử dụng công nghệ đơn giản để xử lý, với tỷ lệ tái chế rất thấp. Đặc biệt, các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất các thiết bị điện tử lại chưa thực sự quan tâm đến việc thu hồi sản phẩm sau sử dụng.

Theo nhận định của Tổng cục Môi trường, hiện nay Việt Nam chưa có những đơn vị có năng lực đủ để xử lý rác điện tử đúng quy củ một cách bài bản, mọi việc mới dừng lại ở phong trào.

Được biết, Hà Nội hiện có 5 điểm thu gom rác thải điện tử miễn phí: Nhà Văn hóa phường Nghĩa Tân (45 Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy); Ban Quản lý Công trình công ích Hoàn Kiếm (số 1 Trần Quang Khải, Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm); UBND phường Quán Thánh (12-14 Phan Đình Phùng, quận Ba Đình); UBND phường Thành Công (quận Ba Đình); Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (số 17 Trung Yên 3, Trung Hòa, quận Cầu Giấy) nhưng mọi thứ dường như là không xuể.

Bài 2: Rác điện tử đang được xử lý như thế nào?
Việt Nam cũng có nhiều quy định về xử lý rác thải điện tử nhưng chưa phát huy hết được hiệu quả

Ngoài ra, hiện nay ở Hà Nội đã có một số địa điểm mới thu gom pin cũ. Đầu tiên là Công ty Cổ phần Pin Hà Nội - Habaco ở địa chỉ tại 72 đường Phan Trọng Tuệ, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì. Cho đến nay, đây cũng là đơn vị duy nhất nhận thu gom pin cũ thường xuyên. Habaco nhận tối đa 70 viên pin trên mỗi lần thu gom từ một cá nhân hoặc một nhóm. Tuy nhiên, Habaco nằm khá xa trung tâm thành phố, không thuận lợi cho phần lớn người muốn đi nộp pin cũ. Bên cạnh đó, còn một số địa điểm thu hồi pin khác là các cửa hàng xanh, hệ thống siêu thị AeonMall tại Long Biên và Hà Đông. Theo đánh giá, với một vài điểm như hiện nay rất khó để tạo cho người dân thói quen thu gom và chuyển đến các cơ sở thu gom pin và rác điện tử chính thức.

Năm 2018, Liên minh Viễn thông Quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc từng đặt ra mục tiêu đến năm 2023 tăng tái chế rác thải điện tử từ 17% lên 30%. Tuy nhiên, mục tiêu trên thực tế rất khó đạt được và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Đại diện Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết, thế giới có ba hướng tiếp cận với rác thải điện tử. Thứ nhất là tìm cách tái sử dụng. Những máy tính, điện thoại hư có thể được phục hồi và dùng thêm một thời gian nữa. Nhiều sản phẩm sau khi tân trang có chất lượng như mới nhưng giá chỉ khoảng 40-50%. Thứ hai, thiết bị sẽ được bóc tách, tái chế bằng cách nghiền nhỏ hoặc dùng hóa chất xử lý nhằm thu hồi các kim loại quý có trong cấu trúc của vật liệu điện tử như vàng, bạc, bạch kim…Thứ ba là bêtông hóa rác và chôn lấp. Đây là cách đang được áp dụng nhiều tại Việt Nam và theo đánh giá là đang gây lãng phí khá nhiều tài nguyên. Vì vậy, thời gian tới, các cơ quan quản lý, ban, ngành chức năng cần đưa ra những biện pháp mang tính tổng thể, chiến lược và hiệu quả hơn.

(còn nữa)

Thái Lan cấm nhập khẩu rác điện tử và nhựa Cuộc sống trong bãi rác điện tử lớn nhất thế giới

Đọc thêm

Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi bão, lũ Môi trường

Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

TTTĐ - Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Đoàn công tác đã kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất từ đầu tháng 9/2024 đến nay tại một số huyện của Thanh Hóa.
Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị Xã hội

Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị

TTTĐ - Cục Kiểm lâm (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo cơ quan chức năng xác định tính chất, mức độ sai phạm tại dự án điện gió Hướng Linh 1 và 2, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt Môi trường

Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt

TTTĐ - Do mưa giảm nên lũ trên các sông Tích, Bùi, Đáy có xu hướng rút nhanh. Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt.
Hà Nội nhiều mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ Môi trường

Hà Nội nhiều mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày 26/9, khu vực các tỉnh Kom Tum, Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng phổ biến ở Kon Tum từ 15-40mm, có nơi trên 60mm; Lâm Đồng từ 10-20mm, có nơi trên 50mm.
Đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con vùng lũ Môi trường

Đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con vùng lũ

TTTĐ - Những ngày qua, mặc dù tại Thủ đô Hà Nội không xảy ra mưa lớn, song lũ trên các sông Tích, Bùi, Đáy rút rất chậm. Với tốc độ lưu thoát như hiện nay, vùng thấp trũng, ven sông Bùi thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức còn ngập lụt 3 - 5 ngày tới; vùng ven sông Tích thuộc huyện Thạch Thất, Quốc Oai là 2 - 4 ngày. Do đó, các địa phương cần có phương án đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con Nhân dân.
Nhân rộng lối sống xanh qua cuộc thi vẽ tranh "Ngôi trường xanh" Môi trường

Nhân rộng lối sống xanh qua cuộc thi vẽ tranh "Ngôi trường xanh"

TTTĐ - Với mục tiêu nâng cao nhận thức, hành động của trẻ em về bảo vệ môi trường, thúc đẩy lối sống xanh, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống đã phát động Cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề "Ngôi trường xanh".
Bình Định chính thức khởi động chương trình phân loại rác tại nguồn Xã hội

Bình Định chính thức khởi động chương trình phân loại rác tại nguồn

TTTĐ - Thành phố Quy Nhơn (Bình Định) vừa phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Hội thảo khởi động chương trình phân loại rác tại nguồn.
Quảng Nam: Nước thải đen ngòm từ Cụm công nghiệp An Lưu lại đổ ra môi trường Xã hội

Quảng Nam: Nước thải đen ngòm từ Cụm công nghiệp An Lưu lại đổ ra môi trường

TTTĐ - Mặc dù Cụm công nghiệp An Lưu tại thị xã Điện Bàn có nhà máy xử lý nước thải nhưng nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý vẫn chảy ra môi trường, gây ô nhiễm.
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta Bạn đọc

Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta

TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thủ đô Hà Nội đêm và sáng sớm có lúc có mưa Môi trường

Thủ đô Hà Nội đêm và sáng sớm có lúc có mưa

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 22/9 và ngày 23/9, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.
Xem thêm