Tag
Giữ gìn hồn cốt ngàn năm bằng sức trẻ và công nghệ

Bài 2: Số hóa di tích lịch sử: Tiện ích từ mã QR

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 14/03/2025 23:10
aa
TTTĐ - Tuổi trẻ Thủ đô đã và đang tích cực triển khai các công trình bảo tồn văn hóa thông qua ứng dụng công nghệ số. Một trong những công trình tiêu biểu, nhận được sự đánh giá cao và vinh danh là “Bản đồ số các địa chỉ đỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội”, được Trung ương Đoàn vinh danh là một trong 14 công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Giữ gìn hồn cốt ngàn năm bằng sức trẻ và công nghệ

Giảm chi phí quảng bá, tăng cường hiệu quả tuyên truyền

Thời gian qua, công tác bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa của Hà Nội đã có những bước tiến đáng kể nhờ sự ứng dụng của công nghệ số. Một trong những điển hình trong việc sử dụng công nghệ để quảng bá di tích lịch sử và văn hóa chính là công trình “Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số tuyên truyền, quảng bá các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử - văn hóa” tại quận Bắc Từ Liêm. Trong đó, đình Chèm - một trong những ngôi đình cổ nhất của Hà Nội, đã được chọn làm một trong những di tích tiêu biểu để triển khai số hóa.

Di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm bên bờ sông Hồng
Di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm bên bờ sông Hồng tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Với sự tích hợp các mã QR dưới dạng pano, biển bảng giới thiệu tại mỗi di tích, công trình này đã giúp cho người dân và du khách có thể dễ dàng tra cứu thông tin chi tiết về các di tích lịch sử của địa phương thông qua điện thoại thông minh. Chỉ cần quét mã QR, người dùng có thể tiếp cận thông tin về lịch sử, kiến trúc và các giá trị văn hóa của các di tích này, từ đó tiết kiệm được chi phí quảng bá và tăng cường hiệu quả tuyên truyền về văn hóa địa phương.

Anh Nguyễn Đức Ngọc, Bí thư Quận đoàn Bắc Từ Liêm, cho biết: “Qua ứng dụng này, chúng tôi có thể cung cấp thông tin về di tích lịch sử và địa danh văn hóa của quận một cách nhanh chóng, sinh động và hiệu quả. Việc số hóa giúp việc tuyên truyền và quảng bá trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số như hiện nay”.

Các cụ cao niên và thanh niên Hà Nội trải nghiệm địa chỉ đỏ qua mã QR
Các cụ cao niên và thanh niên Hà Nội trải nghiệm địa chỉ đỏ qua mã QR

Việc ứng dụng công nghệ không chỉ giúp các cơ quan chức năng thuận tiện hơn trong công tác tuyên truyền mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Chị Phan Thị Thanh, cư dân phường Đông Ngạc, chia sẻ: “Gia đình tôi chuyển về đây sinh sống đã lâu nhưng không biết nhiều thông tin về ngôi đình Chèm. Qua quét mã QR, tôi và người dân nơi đây có thêm kiến thức, hiểu biết về nơi mình sinh sống”.

Công trình số hóa này đã tạo ra một cuốn cẩm nang du lịch số tiện lợi, giúp du khách dễ dàng tiếp cận thông tin về các di tích mà không cần sự trợ giúp của hướng dẫn viên. Từ đó, nâng cao nhận thức và tình yêu của mọi người đối với di sản văn hóa dân tộc.

Bài 2: Số hóa di tích lịch sử: Tiện ích từ mã QR
Thanh niên quận Bắc Từ Liêm "số hoá" đình Chèm

Sáng tạo và trách nhiệm của thế hệ trẻ

Sự sáng tạo và nhiệt huyết của thế hệ trẻ đã đóng góp không nhỏ vào thành công của công trình này. Việc áp dụng công nghệ số trong bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa đã mở ra một hướng đi mới trong việc kết nối lịch sử với cuộc sống hiện đại, đồng thời giúp văn hóa Thăng Long được gìn giữ và phát huy trong kỷ nguyên số.

Anh Nguyễn Tiến Hưng, UVBCH Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội, cho biết: “Công trình ‘Bản đồ số các địa chỉ đỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội’ là một sáng kiến xuất phát từ sự tiên phong trong chuyển đổi số của thanh niên Thủ đô. Đến nay, công trình đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực, khơi dậy sự hứng thú cho thế hệ trẻ trong việc tìm hiểu và tiếp cận văn hóa, lịch sử theo một cách mới lạ và độc đáo".

Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, công trình “Bản đồ số các địa chỉ đỏ” không chỉ là một sản phẩm của công nghệ mà còn là công cụ góp phần xây dựng một nền tảng vững chắc cho phát triển văn hóa và du lịch. Dự kiến đến năm 2025, công trình sẽ hoàn thành 322 địa chỉ đỏ trên toàn thành phố và mở rộng ra các di tích khác, trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa - du lịch của Hà Nội.

Với mã QR
Với mã QR chúng ta có thể dễ dàng, nhanh chóng nắm bắt thông tin kỹ càng về di tích, văn hoá lịch sử

Công trình này không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc số hóa thông tin mà còn áp dụng các công nghệ tiên tiến như thực tế ảo (VR), nhận diện gương mặt bằng trí tuệ nhân tạo (AI) và chatbot tự động giúp trả lời câu hỏi về các di tích. Việc này giúp người dùng dễ dàng tiếp cận thông tin và trải nghiệm một cách toàn diện về các di tích lịch sử. Các tính năng này không chỉ mang đến một không gian trải nghiệm mới mẻ mà còn thể hiện sự sáng tạo và tinh thần tiên phong của giới trẻ trong việc áp dụng công nghệ số vào lĩnh vực bảo tồn văn hóa.

Lợi ích lâu dài từ công nghệ số

Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, Bí thư Quận đoàn Đống Đa, chia sẻ: “Bản đồ số không chỉ giúp du khách tham quan các khu di tích lịch sử dễ dàng hơn, mà còn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ chủ động tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, từ đó nâng cao nhận thức, lòng yêu nước và tự hào dân tộc”.

Bạn trẻ Nguyễn Hoàng Minh, sinh viên Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, khi đến tham quan di tích tại chùa Thiên Trúc (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm), cho biết: “Chỉ cần một thao tác nhỏ trên điện thoại, tôi đã có thể tìm thấy những thông tin hữu ích mà không cần đến sự trợ giúp của hướng dẫn viên. Chức năng Chatbot AI giúp chúng tôi nắm bắt thông tin nhanh chóng và thuận tiện”.

Bằng công nghệ kỹ thuật số hiện đại
Bằng công nghệ kỹ thuật số hiện đại, di tích lịch sử, văn hoá Thăng Long trở nên lung linh, gần gũi hơn

Bản đồ số các địa chỉ đỏ không chỉ đơn thuần là công cụ quảng bá mà còn là một kho tàng tri thức số hóa, giúp các thế hệ tương lai có thể dễ dàng tiếp cận, học hỏi và tìm hiểu về lịch sử dân tộc. Đồng thời, công trình này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối cộng đồng, thúc đẩy ngành du lịch và nâng cao giá trị di sản văn hóa.

Việc ứng dụng công nghệ vào bảo tồn văn hóa không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn góp phần tăng cường hiệu quả tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa của Hà Nội. Công trình “Bản đồ số các địa chỉ đỏ” là minh chứng rõ rệt cho sự sáng tạo, nhiệt huyết và trách nhiệm của thanh niên Thủ đô trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời mở ra những cơ hội mới cho việc phát triển du lịch và bảo vệ di sản trong kỷ nguyên số.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh

TTTĐ - Tuổi trẻ tỉnh Đắk Lắk vừa triển khai hàng loạt công trình, phần việc thiết thực, ý nghĩa, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đi trước, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.
Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã trao di ảnh phục dựng chân dung liệt sĩ cho mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân, gia đình các liệt sỹ trên địa bàn Thành phố.
“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

TTTĐ - Tình yêu Tổ quốc - một khái niệm thiêng liêng, không chỉ gắn liền với những hành động hay những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà với thế hệ trẻ hôm nay, lòng yêu nước được ươm mầm và thể hiện một cách dung dị, chân thành từ những hành động nhỏ bé trong cuộc sống, đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử vừa diễn ra.
Chàng trai “tô màu kí ức” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai “tô màu kí ức”

TTTĐ - “Khi thấy người thân liệt sĩ ngắm thật lâu những bức ảnh được phục chế, ôm vào ngực rồi khóc, tôi thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa”, anh Lê Văn Phúc, Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 chia sẻ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Phú Xuyên (Hà Nội) bền bỉ phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí và trao tặng đến nhiều gia đình suốt hơn 5 năm qua. Nhiều người gọi anh Phúc với cái tên chàng trai “tô màu ký ức”.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế số bùng nổ và chuyển đổi số trở thành dòng chảy chính của thời đại, khởi nghiệp, lập nghiệp không còn là hành trình đơn thuần của cá nhân. Với thế hệ trẻ, đó là câu chuyện của bản lĩnh, sáng tạo, đặc biệt là sự “giải phóng tư duy” - điều kiện tiên quyết để dấn thân và bứt phá.
Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ thanh niên Thủ đô làm chủ công nghệ, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những hoạt động thiết thực của thanh niên góp phần xây dựng thành phố thông minh, đưa Thủ đô cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Xem thêm