Tag
Ứng xử có trách nhiệm trong nhịp sống bình thường mới

Bài 3: Đặt lợi ích cá nhân hài hòa với cộng đồng

Văn hóa 03/10/2021 08:00
aa
TTTĐ - Bất cứ trong hoàn cảnh nào, lợi ích cá nhân cũng nằm trong lợi ích cộng đồng nhưng trong thời đoạn Covid-19 như hiện nay mỗi suy nghĩ, ứng xử của cá nhân có tác động rất lớn đến diễn biến của dịch bệnh trên phạm vi rộng. Vì thế, mỗi người hãy nâng cao hơn nữa tính cảnh giác, lối ứng xử văn minh nơi công sở, công cộng để thích nghi và sống chung với điều kiện, hoàn cảnh mới.
Bài 2: Giữ gìn vệ sinh không gian chung Bài 1: Hãy nghĩ về những tác hại khi phớt lờ quy định phòng dịch

Những cuộc tập dợt tạo nền tảng vững chắc

Suốt thời gian qua, cùng với việc vực dậy văn hóa người Hà Nội, hai bộ quy tắc ứng xử mà thành phố ban hành đã phát huy tác dụng, chứng tỏ sự thiết thực, ăn sâu bám rễ vào đời sống của người Hà Nội. Cùng với hiệu quả rõ ràng mà nó mang lại thì phải tính đến sự xuất hiện của hai bộ quy tắc này như là những cuộc tập rượt, sự chuẩn bị tạo nền tảng vững chắc cho văn hóa người Hà Nội những ngày dịch bệnh này.

Dịch Covid-19 xảy ra là điều không ai có thể đoán trước, cũng chẳng ai mong muốn. Dù vậy, nó vẫn xảy ra, đã xảy ra và chúng ta đang phải đối mặt, chiến đấu cũng như tìm cách thích nghi với nó. Chính quyền thành phố đã hết sức nỗ lực bằng nhiều biện pháp, chính sách khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của dịch bệnh. Để có một Hà Nội vững vàng trước đại dịch như hiện nay, cũng không thể không kể đến sự tự giác, ý thức chấp hành của người dân.

Chị Thu Thủy (ở Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhận định: “Nếu tầm hơn chục năm trước, nhiều nhà văn hóa, nhiều ý kiến cho rằng văn hóa người Hà Nội đang mai một dần đi, bị pha loãng, bị biến tướng bởi nhiều thói hư tật xấu khác. Sự vào cuộc quyết liệt của cả chính quyền và Nhân dân thành phố, cùng với việc tuyên truyền, ban hành các bộ quy tắc, nét thanh lịch, văn minh của vùng đất ngàn năm văn hiến đã được lấp dần những khoảng trống. Nếu ai còn nghi ngờ tính hiệu quả của quá trình này thì thành quả chống dịch thời gian qua là câu trả lời hùng hồn, biện chứng nhất”.

Khi mọi người tự giác ý thức phòng, chống dịch thì cuộc sống sẽ sớm bình thường trở lại (Ảnh minh họa)
Khi mọi người tự giác ý thức phòng, chống dịch thì cuộc sống sẽ sớm bình thường trở lại (Ảnh minh họa)

Chị Thủy lấy ví dụ, trước hết, ở công sở, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, các cơ quan công sở là nơi tuyên truyền, thực hiện vô cùng nghiêm túc các khuyến cáo về phòng, chống dịch. Bởi lẽ, tuy chỉ làm việc với nhau 8 tiếng mỗi ngày nhưng các cơ quan là nơi tiếp cận với thông tin một cách nhanh nhất. Các chủ trương, chỉ đạo của thành phố đưa xuống, cùng với tính kỉ luật của mỗi đơn vị, cán bộ, công nhân viên là người được tiếp nhận, tuyên truyền và nhận thức cao, chấp hành cao.

Từ đó, mỗi người đều về phổ biến, quán triệt với gia đình mình, tạo thành hiệu ứng không hoang mang, sợ hãi, nắm chắc thông tin, kiến thức để phối hợp với ngành chức năng phòng, chống dịch. Văn hóa công sở cũng góp phần giúp công cuộc chống dịch đạt hiệu quả cao khi mỗi cán bộ viên chức giải quyết công việc một cách nhuần nhuyễn, hiệu quả trong điều kiện hạn chế tiếp xúc với đông người.

Đến khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, cán bộ viên chức cũng là những người tiên phong chấp hành làm việc online tại gia đình, hạn chế ra đường, đến nơi công sở, cắt đứt các nguồn lây lan. Nếu văn hóa công sở không được chấn chỉnh, ý thức tôn trọng kỉ luật không có, mọi người đều chỉ vì lợi ích cá nhân, không đặt mình trong mối tương quan với đoàn thể thì không thể làm được điều này.

Bà Nguyễn Thị Ninh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) thì tổng kết: “Một điều cũng nhận thấy rõ nhất, đó là lối ứng xử văn hóa của mỗi người Hà Nội đều được phát huy tối đa trong mùa dịch này. Những khi dịch bệnh mới bùng phát, tại các bến tàu, bến xe, nhà ga, các phương tiện công cộng, người dân nghiêm chỉnh chấp hành việc phân công ngồi theo vị trí cho phép, sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang mới được di chuyển. Tại các điểm lễ bái tâm linh, ban đầu còn một vài vụ việc nhỏ lẻ người dân bất chấp lệnh cấm nhưng sau đó đã tuyệt đối tuân thủ. Những ngày lễ lớn như rằm tháng bảy, rằm tháng 8 năm nay tại các đền chùa không còn xảy ra hiện tượng xô đẩy, chen lấn, thắp hương dâng lễ bất chấp nữa”.

Bà cũng cho biết, bản thân mình tháng nào cũng đi lễ chùa vào hai ngày sóc, vọng nhưng từ khi dịch bệnh đến nay, bà chỉ bái vọng, tâm vẫn thanh thản, không đến mức không đi không chịu được.

Đáng ghi nhận nhất, tại các nơi công cộng như chợ búa, siêu thị, những hàng quán vỉa hè, một vài điểm lấn chiếm vỉa hè lâu năm thì sau đợt dịch bệnh này đã thực sự được dẹp sạch. Cả người bán, người mua, cũng ý thức hơn. Anh Thanh, một người từng “nghiện” vỉa hè, có khi vừa bê cốc nước vừa chạy khi bị dẹp lần sau vẫn đến giờ cũng ngại, không còn muốn tiếp tục như vậy nữa.

Chính vì thế, có thể khẳng định rằng, sự bình tĩnh, không nhốn nháo, tuân thủ các quy định, khuyến cáo, chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị là cuộc “tổng kết” lớn nhất về văn hóa người Hà Nội sau những đợt tập rượt trước đây.

Thích nghi để chiến thắng mọi khó khăn

Thực tế đã chứng minh, một người lơ là thì cả xã hội phải gánh chịu hậu quả. Lối ứng xử của mỗi cá nhân trong mùa dịch có tác động rất lớn đến cộng đồng. Nếu trước kia chúng ta chỉ góp phần làm xấu đi văn hóa Hà Nội thì ngày nay, hành động không đúng mực là biến cả một khu phố, một phường, thậm chí cả một vùng thành ổ dịch rất nguy hiểm.

Như vậy, trước đây, chúng ta được tập rượt để vì mình, vì xã hội nhưng bây giờ, trong dịch bệnh như thế này, bắt buộc chúng ta phải thực hiện vì mình để vì mọi người nhiều hơn, nghĩa là, lợi ích cá nhân nằm trong lợi ích tập thể, không thể tách rời được. Chính vì thế, bắt buộc mỗi người phải biết sống chung và thích nghi với hoàn cảnh. Lối ứng xử văn hóa của người Hà Nội đã giúp Hà Nội chiến đấu rất bình tĩnh và từng bước khắc phục được khó khăn, không để bị tổn thất quá lớn trước những làn sóng tấn công của “kẻ địch” Covid-19.

Văn hóa ứng xử của Hà Nội tiếp tục là nét đẹp đặc trưng của mảnh đất ngàn năm văn hiến
Văn hóa ứng xử của người Hà Nội tiếp tục là nét đẹp đặc trưng của mảnh đất ngàn năm văn hiến (Ảnh minh họa)

Nếu lịch sử thế giới có thể chia thành hai phần trước và sau đại dịch Covid-19 thì có thể nói văn hóa của người Hà Nội, đặc biệt là lối ứng xử nơi công cộng của Hà Nội cũng có thể được chia như thế. Trước đại dịch, chúng ta yêu Hà Nội là hòa mình vào đời sống đô thị, làm đẹp thành phố bằng từng lời ăn, tiếng nói, hành động đẹp, tôn trọng mình và tôn trọng cộng đồng thì nay, chuẩn bị cho tương lai sống chung với dịch bệnh thì lối ứng xử, văn hóa nơi công cộng mỗi người đều phải thay đổi để phù hợp hơn nữa với những gì mà chúng ta sẽ phải đối mặt.

Giữ gìn lời ăn tiếng nói của bản thân, tôn trọng sự riêng tư cá nhân, không chiếm nhiều không gian chung, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, nơi công cộng, hạn chế tụ tập đông đúc… sẽ là những thứ mà ta bắt buộc phải thực hiện để “chiến đấu” lâu dài với dịch bệnh. Có như thế, sự ổn định, an toàn mới kéo dài được lâu và mỗi người mới thực sự được tận hưởng Hà Nội theo cách mà mình mong muốn.

Hàng ngàn năm qua, người Hà Nội đã chiến thắng bao nhiêu khó khăn gian khổ, đây tiếp tục là một thử thách mà bằng sức mạnh cá nhân hòa trong sức mạnh cộng đồng, chúng ta sẽ lại tiếp tục vượt qua như lớp lớp người đi trước đã dày công kiến tạo. Có niềm tin như vậy là chúng ta đã có một tâm thế mới để đón chờ ngày Hà Nội bình thường trở lại.

Trong đại dịch càng thêm yêu Hà Nội ân tình - Bài 3: Gìn giữ trọn vẹn mảnh đất hào hoa Trong đại dịch càng thêm yêu Hà Nội ân tình - Bài 3: Gìn giữ trọn vẹn mảnh đất hào hoa
Trong đại dịch càng thêm yêu Hà Nội ân tình - Bài 2: Bầu không khí thấm đẫm tình nhân ái Trong đại dịch càng thêm yêu Hà Nội ân tình - Bài 2: Bầu không khí thấm đẫm tình nhân ái
Trong đại dịch càng thêm yêu Hà Nội ân tình - Bài 1: Chính sách nhân văn, vì dân là trên hết Trong đại dịch càng thêm yêu Hà Nội ân tình - Bài 1: Chính sách nhân văn, vì dân là trên hết

Đọc thêm

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Xem thêm