Tag

Trong đại dịch càng thêm yêu Hà Nội ân tình - Bài 1: Chính sách nhân văn, vì dân là trên hết

Người Hà Nội 25/09/2021 13:51
aa
TTTĐ - Có trải qua hoạn nạn, lao đao vì dịch bệnh như những tháng vừa qua mới thấy, các chính sách an sinh xã hội của mỗi nơi thiết thực, gần gũi và quan trọng với công dân của chốn ấy như thế nào. Nhờ sự hỗ trợ của thành phố Hà Nội, những người dân gặp khó khăn đã ổn định cuộc sống, yên tâm giãn cách, cùng toàn thể Nhân dân chiến đấu chống dịch. Sống trong bầu không khí thấm đẫm nhân văn ấy, dù người sinh ra lớn lên tại đây hay chọn Hà Nội làm quê hương thứ hai đều thấy yêu, gắn bó hơn, làm nhiều điều tốt đẹp hơn nữa cho thành phố ân tình này.
Hành trình nhân văn với những dấu ấn sâu đậm của tuổi trẻ Thủ đô

Trong suốt những ngày dịch bệnh vừa qua, chủ trương thực hiện công tác an sinh của thành phố là rất nhân văn, kịp thời, thiết thực, không để ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến đấu với giặc Covid-19 này.

Những con số biết nói

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, đến cuối ngày 21/9, Hà Nội đã phê duyệt hỗ trợ an sinh xã hội cho 7.331 hộ kinh doanh bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19 với số tiền gần 22 tỷ đồng. Trong đó, các cơ quan chức năng đã chi trả kinh phí hỗ trợ cho 6.025 hộ với kinh phí là hơn 18 tỷ đồng. Số còn lại sẽ nhận trong những ngày tới.

Cùng với hộ kinh doanh, các chính sách hỗ trợ theo gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ đã đến với 169.931 lao động tự do với số tiền gần 246 tỷ đồng; 21.318 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với kinh phí là hơn 85 tỷ đồng...

Tính chung, từ đầu tháng 7/2021 đến nay, toàn thành phố đã có 1.645 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được tiếp cận chính sách, nguồn lực hỗ trợ từ gói hỗ trợ của Chính phủ. Kinh phí đã hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động là gần 608 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách.

 Một lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở huyện Thanh Trì đón nhận nguồn hỗ trợ an sinh xã hội.
Một lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở huyện Thanh Trì đón nhận nguồn hỗ trợ an sinh xã hội.

Về gói hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội, các địa phương đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 285.832 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là hơn 290 tỷ đồng. Những trường hợp này nhận hỗ trợ bằng tiền mặt, kinh phí từ ngân sách, tối thiểu mỗi người, gia đình nhận được 1 triệu đồng.

Đáng ghi nhận hơn, từ nguồn vận động xã hội hóa, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương đã hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho tổng số hơn 1.05 triệu lượt người, hộ gia đình. Số tiền đã hỗ trợ cho các trường hợp này là gần 292 tỷ đồng.

Như vậy, Hà Nội đã có xấp xỉ 3 triệu lượt người, hộ gia đình được hỗ trợ an sinh xã hội với số tiền gần 1.190 tỷ đồng.

Không chỉ thống kê, rà soát để kịp thời hỗ trợ, để mở rộng kênh tiếp nhận thông tin hỗ trợ người dân trên địa bàn Hà Nội bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng bổ sung thêm 2 nhánh của Tổng đài điện thoại 1022 về an sinh xã hội.

Đó là nhánh 5 “Giải đáp về các vấn đề an sinh xã hội” và nhánh 6 “Hỗ trợ nhu yếu phẩm khi người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19".

Theo đó, khi chọn nhánh 5, người dân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tiếp nhận thông tin và hỗ trợ giải đáp thông tin: Hỗ trợ lao động tự do, người lao động chấm dứt hợp đồng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục chấm dứt hợp đồng lao động; Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, lao động ngừng việc.

Bên cạnh đó nhánh này cũng giải đáp về hỗ trợ cho người nghèo, người cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội; Giải đáp về hỗ trợ cho người có công; Giải đáp về công tác chi trả tiền hỗ trợ; Giải đáp về các kiến nghị, phản ánh khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Còn khi người dân chọn nhánh 6, sẽ được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp nhận thông tin và hỗ trợ nhu yếu phẩm khi gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Để người dân yên tâm chống dịch

Như vậy, mọi “kênh” đều được thiết lập để người dân ai gặp khó khăn thì được hỗ trợ kịp thời, chu đáo. Người xưa vẫn có câu “Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi tiên”. Nước lấy dân làm gốc còn dân thì lấy lương thực (cái ăn, cái uống) làm đầu. Trong mọi trường hợp, từ cuộc sống bình thường đến thiên tai, giặc giã, dịch bệnh, người dân mà không được đảm bảo nhu cầu về cái ăn cái uống thì không thể ổn định nhân tâm được mà người dân không ổn định thì đương nhiên không thể làm theo các chủ trương, chính sách của thành phố, nhà nước đưa ra.

Có lẽ, thấu hiểu điều đó, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã tập trung, quyết liệt, minh bạch và hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội để người dân yên tâm phòng, chống dịch. Thành quả của gần hai tháng thực hiện giãn cách xã hội vừa qua là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy các chính sách này hợp lòng dân, tất cả vì Nhân dân, hướng đến Nhân dân đầu tiên trong mọi quyết sách, hành động của thành phố Hà Nội.

Suốt gần hai tháng qua, rất nhiều hoàn cảnh, mảnh đời, những người nghèo và cả những người lao động nhỏ lẻ ngoại tỉnh, sinh viên… kẹt lại Hà Nội, không kịp trở về quê hương trong vòng tay gia đình, người thân yêu để lánh nạn. Hà Nội bao dung, dang rộng vòng tay che chở, cùng họ vượt qua đại dịch bằng tất cả những chắt chiu, dành dụm, trân trọng như những người thân yêu trong đại gia đình mình.

Quận Ba Đình chi hỗ trợ an sinh xã hội cho lao động tự do.
Quận Ba Đình chi hỗ trợ an sinh xã hội cho lao động tự do

Đó vừa là thể hiện chủ trương “không để ai bị bỏ lại phía sau” của Chính phủ Việt Nam, cũng là sự vận dụng linh hoạt vào thực tế địa phương của Hà Nội. Hà Nội là Thủ đô, là trái tim của cả nước, là nơi những người dân tự hào khi được sinh ra lớn lên tại đây, cũng là nơi nhiều người trong cả nước và cả nước ngoài tin tưởng chọn làm nơi mưu sinh, đóng góp sức lực trí tuệ, xây dựng thành phố này.

Chính vì thế, Hà Nội không bỏ qua họ, không lãng quên họ, dù là những cá nhân nhỏ bé nhất. Đây là những chính sách nhân văn, thể hiện tinh thần nhất quán của Hà Nội từ truyền thống tới hiện đại.

Suốt hơn nghìn năm văn hiến, quá trình hình thành, phát triển của mình, Hà Nội trải qua bao biến động lịch sử nhưng vẫn luôn là “vùng đất hứa” với khí chất “tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” (Chiếu dời đô) cũng chính một phần do truyền thống nhân văn ấy.

Đồng hành với người dân để Nhân dân yên tâm vượt qua đại dịch, thành quả của Hà Nội đã được ghi nhận bằng thực tế. Khống chế được những ổ dịch, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của, bảo vệ được cuộc sống an yên cho người dân, Hà Nội đã làm được và tiếp tục sẽ làm được.

“Đất lành chim đậu”, người xưa nói không sai. Chắc chắn rằng, trong cơn hoạn nạn này, mỗi người cùng Hà Nội chống dịch những ngày tháng vừa qua sẽ càng cảm nhận sâu sắc hơn những ân tình, ân nghĩa mà họ có được từ thành phố này. Để từ đó, mỗi người sẽ bằng những hành động, việc làm thiết thực của mình để tiếp tục chiến đấu với đại dịch, cống hiến cho mảnh đất thân thương trong tâm hồn mình.

(Còn nữa)

"Phá rào ý thức", chen lấn nghẹt thở và nỗi lo trả giá đắt
Chị Hằng mặc đồ bảo hộ trao quà Trung thu cho các em Chị Hằng mặc đồ bảo hộ trao quà Trung thu cho các em
Đón trăng vui là đón trăng an toàn Đón trăng vui là đón trăng an toàn

Đọc thêm

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Xem thêm