Tag

Trong đại dịch càng thêm yêu Hà Nội ân tình - Bài 3: Gìn giữ trọn vẹn mảnh đất hào hoa

Người Hà Nội 27/09/2021 08:00
aa
TTTĐ - Đây là lúc mỗi người nên thể hiện tình yêu Hà Nội bằng những việc làm trách nhiệm, thiết thực nhất. Nâng cao ý thức, bảo vệ thành quả chống dịch để cho những ngày bình thường mới thực sự quay trở lại chính là cách tốt nhất chúng ta có thể làm cho mảnh đất này, cũng là cho chính mỗi người chúng ta.
Trong đại dịch càng thêm yêu Hà Nội ân tình - Bài 2: Bầu không khí thấm đẫm tình nhân ái Trong đại dịch càng thêm yêu Hà Nội ân tình - Bài 1: Chính sách nhân văn, vì dân là trên hết

Nâng niu “báu vật” ý thức

Có thể chịu ít nhất mức tổn thất về người và của cho đến thời điểm này, ngoài những quyết sách kịp thời, đúng đắn, quyết liệt và hiệu quả của chính quyền thành phố thì phải kể đến ý thức, sự đồng thuận trên dưới một lòng của Nhân dân Hà Nội.

Nhờ ý thức chấp hành nghiêm chỉnh của người dân mà suốt thời gian giãn cách cũng như từ làn sóng thứ 4 đến nay, Hà Nội tuy có ca bệnh nhưng rải rác, các ổ dịch nhanh chóng được khoanh vùng, không lây lan, bùng phát dữ dội. Điều đó đã tạo nên cuộc sống tương đối an toàn trong dịch bệnh cho cả thành phố. Đây là thành quả mà người Hà Nội thực sự rất tự hào trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước hiện nay.

Biết giữ cho mình và cho mọi người, mỗi con đường, đặc biệt là từng ngõ ngách, trong không gian sống của người dân, họ bảo vệ cẩn thận, kĩ càng đến mức rào cứng lại, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Những hình ảnh được báo chí phản ánh, mạng xã hội cập nhật trong thời gian qua cho thấy ý thức chấp hành luật pháp, quy định về phòng chống dịch, lối ứng xử nhanh nhạy, phù hợp với tình hình được người Hà Nội ứng biến linh hoạt như một phản xạ có điều kiện.

Bên cạnh đó, việc giám sát, phản biện, tố cáo hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch cũng được nâng cao. Nhiều hành vi tập thể dục trong sân chung cư, bán hàng, tụ tập đông người… được người dân chủ động ghi lại, đăng mạng xã hội để cộng đồng lên án hoặc báo chí phản ánh cho chính quyền xử lí rất kịp thời. Điều này có được là bởi công cuộc “tập dợt” từ hai Bộ Quy tắc ứng xử suốt thời gian qua.

Trong đại dịch càng thêm yêu Hà Nội ân tình - Bài 3: Gìn giữ trọn vẹn mảnh đất hào hoa
Hãy tiếp tục giữ vững những "vùng xanh ý thức" trong cuộc chiến với dịch Covid-19

Thông qua đây, người Hà Nội nắm rõ ý thức không chỉ là làm tốt việc của mình, bản thân mình mà còn là tham gia phát hiện để kịp thời tố cáo, chỉnh sửa những gì chưa tốt, chưa đúng. Có như thế thì tính dựng xây cho xã hội mới được phát huy hết sức mạnh, hiệu quả tăng lên rõ rệt.

Còn một vài trường hợp “trái khoáy” như đánh golf ở gầm cầu, chở vợ đi xem chốt chặn, “thông chốt” bằng lối ứng xử thô lỗ, thiếu văn hóa nhưng về cơ bản, ý thức người Hà Nội là một trong những điều kiện quan trọng để tạo nên thành quả chống dịch như thời gian qua. Đây cũng chính là “báu vật” mà chúng ta được trao truyền lại từ các thế hệ trước.

Trải qua bao biến thiên của lịch sử, Thăng Long - Hà Nội là kinh đô nhiều đời, chịu nhiều nạn can qua giặc giã, nếu không đặt ý thức lên cao thì sao thực hiện được các cuộc “vườn không nhà trống” hay tản cư để chống giặc, kháng chiến. Ý thức không chỉ là bảo vệ mình mà còn là bảo vệ mọi người. Ý thức cũng chính là một vũ khí hữu hiệu chẳng mất tiền mua, không mất công bảo dưỡng cũng chẳng tiêu tốn nguồn của cải nào để bảo quản.

Cứ bằng từng việc làm, từng hành động, tạo nên giá trị cho thời kì của mình sống, giai đoạn mà mình cùng mọi người trải qua, mỗi người Hà Nội đã nâng niu và trao truyền “báu vật” ấy qua hết đời này đến đời khác. Để ngày hôm nay, chúng ta tiếp nhận và nhân lên những giá trị ấy trước gian nan, thử thách này.

Để một tình yêu trọn vẹn

Tuy vậy, tâm lý “bung xõa” sau những ngày giãn cách là có thật, khiến nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ sẽ đi chơi, tụ tập cho bõ những ngày ở nhà bí bách. Bằng chứng rõ nét là vừa mới nới lỏng giãn cách, vào đêm Trung thu vừa qua, một số tuyến phố trung tâm đã đông nghịt người như cuộc sống bình thường đã trở lại, như các ca bệnh đã được quét sạch ra khỏi cộng đồng.

Hàng rào giãn cách chưa dỡ mà “hàng rào ý thức” đã có những lỗ hổng đáng lo ngại. Tất nhiên, đó chỉ là một bộ phận người Hà Nội thiếu kiềm chế, không nhận thức được nguy hiểm còn đang cận kề, không biết lo lắng cho sự an toàn của chính bản thân và những người xung quanh. Thật đáng mừng, làn sóng phẫn nộ, lên án dòng người này còn mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn đã nhanh chóng khiến dư luận thấy yên tâm về sự cảnh giác của đại bộ phận người Hà Nội vẫn còn đó, vững vàng, không gì có thể lay chuyển được.

Bởi vậy, ngay sau đêm rằm tháng tám đó, nhịp sống Hà Nội đã dần trở lại nhưng tuân thủ đúng quy định, phần đông người dân vẫn thong thả, không quá vội vàng, gấp gáp. Ai có việc phải đi ra đường, đi làm cứ đi. Ai không có việc gì cứ ở nhà. Vẫn học online, vẫn làm việc online, vẫn vài ngày mới đi chợ một lần tránh tụ tập đông người và cũng tránh cho tâm lý “mọi người đi được mình cũng cứ đi”.

Hình ảnh nhiều người đổ ra đường đêm Trung thu đã bị lên án gay gắt
Hình ảnh nhiều người đổ ra đường đêm Trung thu đã bị lên án gay gắt

Đây cũng là biểu hiện khác của việc ý thức cao, nhận biết đầy đủ tình hình thành phố mình đang sống, tránh phải trả những cái giá rất đắt mà không biết tính cho ai. Đây cũng là biểu hiện của việc, “trải qua cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau”. Hà Nội ân tình, Hà Nội dang tay che chở, nâng đỡ tất cả công dân của mình, không để ai lại phía sau thì đến lượt chúng ta, mỗi người cũng không thể phụ lòng thành phố này.

Nhiều người yêu Hà Nội bằng những tình yêu khác nhau. Người đi xa thì nhớ. Người làm thơ, sáng tác nhạc nói lên nỗi lòng của mình và nói hộ mọi người tình yêu Hà Nội. Người vẽ tranh, người thiết kế công trình, người ghi lại hình ảnh, người lan truyền hình ảnh đẹp, câu chuyện đẹp, món ăn ngon để quảng bá cho sự phong phú, đáng sống của nơi này… Mỗi việc làm đều góp công dựng xây lên Hà Nội ngày càng đẹp hơn, hấp dẫn hơn với người cả người cả nước và bạn bè quốc tế.

Còn bây giờ, mọi tình yêu Hà Nội có thể quy về một mẫu số chung, đấy là ý thức để bảo vệ Hà Nội. Yêu Hà Nội thì chúng ta càng nên tự giác, tự động nhắc nhở bản thân và gia đình, bạn bè nên kiềm chế bớt các nhu cầu bản thân lại, để Hà Nội thực sự an toàn, hết sạch các F0 trong cộng đồng thì mới có thể trở lại bình thường như xưa.

Đó là điều chúng ta đều mong muốn và mỗi người đều có thể chung tay để làm được.

Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 3: Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 3: "Đất có lề, quê có thói” thời hiện đại
Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 2: Vận dụng hương ước, rào làng chống dịch Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 2: Vận dụng hương ước, rào làng chống dịch
Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 1: Nền tảng từ ngàn năm giữ làng Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 1: Nền tảng từ ngàn năm giữ làng

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm