Tag
Gia đình Hà Nội - Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng

Bài 3: Những giá trị cốt lõi của phát triển văn hóa Thủ đô

Nhịp điệu cuộc sống 30/06/2024 08:00
aa
TTTĐ - Với phương châm kiên trì, bền bỉ, hiệu quả lâu dài, TP Hà Nội đã không ngừng đổi mới, tạo bước đột phá, điểm nhấn trọng tâm khơi thông dòng mạch cho nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người. Gia đình là cái nôi sinh ra và nuôi dưỡng mỗi hạt nhân văn hóa nên cũng luôn được thành phố trân trọng và đặt nhiều tâm huyết.
Chấn hưng văn hóa - động lực phát triển đất nước Hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ mới Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

Lấy con người làm vị trí trung tâm, Hà Nội đang tạo điều kiện hết sức cho mỗi cá nhân được tỏa hương thành lịch, đóng góp cho sự phát triển chung của thành phố, trong đó xây dựng giá trị người Thủ đô văn minh, hiện đại, thanh lịch, nghĩa tình.

Hình thành nhân cách thế hệ trẻ Thủ đô thanh lịch, văn minh

Trong nhiều nhiệm kỳ thành phố đều ban hành chương trình lớn riêng về phát triển văn hóa, con người Thủ đô, trọng tâm nhiệm kỳ này là Chương trình số 06-CTr/TU về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025".

Chương trình xác định rõ, phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trong đó, nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh được coi là một trong những giá trị cốt lõi của phát triển văn hóa Thủ đô thời kỳ mới.

Các thành viên trong tổ ấm cùng hào hứng tham gia Liên hoan gia đình văn hóa thành phố Hà Nội
Các thành viên trong tổ ấm cùng hào hứng tham gia Liên hoan Gia đình Văn hóa tiêu biểu thành phố Hà Nội

“Việc nghiên cứu hệ giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch văn minh là yêu cầu hiện thực khách quan có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức về gia đình và con người Hà Nội; đồng thời cũng giải quyết yêu cầu thời kỳ phát triển mới của Hà Nội - thành phố sáng tạo đặt ra đó là phát triển con người Hà Nội ở một tầm vóc mới.

Việc giữ gìn và phát huy hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô lại càng là yêu cầu có tính cấp thiết.

Trong Chỉ thị 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cũng ghi rõ: So với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đi vào thực chất, bền vững, còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.

Việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử, nhất là ứng xử nơi công cộng chưa có chuyển biến mạnh mẽ. Trong nhận thức, một số cấp ủy đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu còn xem nhẹ giá trị văn hóa, giá trị con người Hà Nội trong phát triển mọi mặt đời sống xã hội; còn thiên về các giá trị kinh tế, chưa chú ý tới nhân tố văn hóa và con người trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến tình trạng phá vỡ không gian kiến trúc, xâm hại di sản văn hóa, biến dạng cảnh quan đô thị và nông thôn.

Những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, những biểu hiện lệch lạc trong văn hóa gia đình, văn hóa học đường, văn hóa nơi công cộng; thái độ sùng bái đồng tiền, lối sống hưởng thụ, buông thả, không chú trọng xây dựng, phát triển thế hệ tương lai; tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống, đặc biệt là trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có nguy cơ làm mai một vẻ đẹp thanh lịch, hào hoa của người Hà Nội, hạn chế tinh thần tận tâm, tận lực cống hiến xây dựng Thủ đô.

Sự nghiệp phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đặt con người Hà Nội vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, là chủ thể quan trọng nhất quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững.

Bài 3: Những giá trị cốt lõi của phát triển văn hóa Thủ đô

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng, thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới, Thành ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội toàn thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu.

Trong đó có: Xây dựng, bồi đắp giá trị gia đình, lấy gia đình làm nền tảng để khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ Thủ đô thanh lịch, văn minh.

Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình: Lễ phép, lịch sự, hòa thuận, kính trên nhường dưới, nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý...; xây dựng gia đình học tập, gia đình văn hóa, ấm no, văn minh, tiến bộ và hạnh phúc.

Triển khai sâu rộng và đồng bộ

Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 250/KH-UBND ngày 27/9/2022 của UBND thành phố về triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 cùng với đó là các hoạt động tích cực gắn với nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn thành phố.

Mục đích của việc triển khai thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình là từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, cộng đồng, xã hội và đất nước, ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội.

Gia đình Hà Nội từ truyền thống đến hiện đại đều tạo nên những giá trị vô cùng quý báu đối với con người Thủ đô (Ảnh minh họa)
Gia đình Hà Nội từ truyền thống đến hiện đại đều tạo nên những giá trị vô cùng quý báu đối với con người Thủ đô (Ảnh minh họa)

Đồng chí Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, cho biết: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể từ thành phố đến quận, huyện, thị xã và cơ sở đã có những cách làm, kinh nghiệm hay, sáng tạo trong triển khai thực hiện, ẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

Đó là về vai trò, ý nghĩa của đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình; Vai trò các thành viên trong gia đình đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, của dân tộc. Các đơn vị chức năng đã tuyên truyền, giáo dục cho các gia đình, thành viên trong gia đình về pháp luật, chính sách liên quan đến việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững; Xây dựng gương người tốt việc tốt, phê phán những biểu hiện không lành mạnh ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

Qua đó, việc thực hiện đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp Nhân dân đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam nói chung và Thủ đô nói riêng thật sự là tổ ấm của mỗi người; Là tế bào lành mạnh của xã hội, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Để có được điều đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân đã có nhận thức đúng về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật về hôn nhân và gia đình, về bình đẳng giới, về phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và gia đình.

Đông đảo gia đình có những hành động cụ thể, thiết thực hưởng ứng, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Thủ đô, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến trên thế giới, thực hiện quy mô gia đình ít con, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

Bài 3: Những giá trị cốt lõi của phát triển văn hóa Thủ đô

Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Đức Tiến cho biết: Thủ đô Hà Nội có trên 3 triệu thanh niên, chiếm khoảng 35% dân số thành phố, trong đó có hơn 720.000 đoàn viên, thanh niên. Ngoài ra, hàng năm, trên địa bàn thành phố còn có số lượng lớn thanh niên ở các địa phương về sinh sống, học tập và lao động.

Chính vì vậy, thanh niên Thủ đô là một lực lượng có vai trò quan trọng, tiên phong trong việc xây dựng chuẩn mực văn hóa cho chính mình và trong cộng đồng; đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô - xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước

Hệ giá trị con người và hệ giá trị Việt Nam là một trong những nội dung cốt lõi nhất của xây dựng phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Các hệ giá trị đó đều trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra các sản phẩm có giá trị và có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng chí Nguyễn Đức Tiến đồng thời nhấn mạnh vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội LHTN thành phố Hà Nội trong việc cổ vũ, động viên, khích lệ thanh niên có lối sống đẹp, xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên trong thời đại mới.

Tổ chức Đoàn có nhiều chương trình hoạt động thiết thực như: Chương trình tuyên dương người con hiếu thảo; tổ chức đám cưới văn minh, tiết kiệm... từ đó đã tạo nên hiệu quả thiết thực, có tính lan tỏa giúp giới trẻ ngày càng trân trọng gia đình hơn.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hà Nội phát huy giá trị di sản để tiếp tục là điểm đến văn hóa nổi bật Người Hà Nội

Hà Nội phát huy giá trị di sản để tiếp tục là điểm đến văn hóa nổi bật

TTTĐ - Thành phố Hà Nội xác định “đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho sự phát triển bền vững”, trong đó việc bảo vệ, phát huy giá trị các di sản là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, của mỗi người dân. Được vinh danh là điểm đến văn hóa nổi bật hàng đầu Châu Á là động lực để Thủ đô của chúng ta tiếp tục triển khai thực hiện những chiến lược phát triển trong suốt thời gian qua.
TP Hồ Chí Minh quyết tâm sớm về đích Vành đai 3 Giao thông

TP Hồ Chí Minh quyết tâm sớm về đích Vành đai 3

TTTĐ - Theo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận tải), công trình cầu lớn nhất thuộc tuyến đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (giai đoạn 1), nằm trong dự án thành phần 1A, đang được đẩy nhanh tiến độ thi công và dự kiến hoàn thành ngày 30/6/2025, rút ngắn khoảng 3 tháng so với hợp đồng.
TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phát triển hệ thống đường sắt đô thị kết nối liên vùng Giao thông

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phát triển hệ thống đường sắt đô thị kết nối liên vùng

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị kết nối với Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh.
Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trên phố Giáp Nhất Giao thông

Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trên phố Giáp Nhất

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên phố Giáp Nhất (quận Thanh Xuân) phục vụ thi công sửa chữa thoát nước đường Nguyễn Trãi (đoạn từ ngã ba Cự Lộc đến sông Tô Lịch).
TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh phát triển giao thông xanh Giao thông

TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh phát triển giao thông xanh

TTTĐ - Chiều 22/5, Sở Xây dựng đã có thông tin về lộ trình điện hóa các phương tiện giao thông ở TP Hồ Chí Minh. Đây là nước đi hướng tới xây dựng thành phố thân thiện với môi trường, nâng cao tỉ lệ xe điện ở các loại hình phương tiện giao thông.
Hải Dương: Ai trúng gói thầu xây dựng đường hơn 613 tỷ đồng? Giao thông

Hải Dương: Ai trúng gói thầu xây dựng đường hơn 613 tỷ đồng?

TTTĐ - Nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ dự thầu và trúng thầu Gói thầu số 36 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Xây dựng Đường huyện ĐH02 - giai đoạn 1 tại huyện Ninh Giang (Hải Dương) với giá hơn 613 tỷ đồng.
Thái Nguyên: Một phụ nữ tử vong trong chiếc ô tô bị lật dưới ao Giao thông

Thái Nguyên: Một phụ nữ tử vong trong chiếc ô tô bị lật dưới ao

TTTĐ - Ngày 22/5, tại xã Phúc Hà (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) xảy ra vụ tai nạn khiến một phụ nữ tử vong.
Lễ hội trái cây Suối Tiên 2025 sẽ mang đến nhiều trải nghiệm mới Du lịch

Lễ hội trái cây Suối Tiên 2025 sẽ mang đến nhiều trải nghiệm mới

TTTĐ - Hàng trăm loại trái cây đặc sản Nam Bộ sắp quy tựu về TP Hồ Chí Minh tại Lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 21, được tổ chức trong 3 tháng, từ ngày 1/6 - 31/8/2025 tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên.
Tình yêu lứa đôi hòa chung lý tưởng của tuổi trẻ Người Hà Nội

Tình yêu lứa đôi hòa chung lý tưởng của tuổi trẻ

TTTĐ - Đến với vùng đất đỏ cao nguyên, ông Dương Văn Tích (xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) không chỉ đi xây dựng kinh tế mới mà còn thực hiện lý tưởng của cuộc đời và gặp được tình yêu của mình.
Vietravel chính thức mang tên mới - Công ty Cổ phần Du lịch Vietravel Du lịch

Vietravel chính thức mang tên mới - Công ty Cổ phần Du lịch Vietravel

TTTĐ - Vietravel công bố đổi tên thành Công ty Cổ phần Du lịch Vietravel nhằm mục tiêu đổi mới nhận diện thương hiệu và thực thi chiến lược phát triển toàn cầu.
Xem thêm