Tag
Niềm tin và tình yêu lớn dành cho Hà Nội

Bài 3: Tạo ra bước ngoặt lớn cho Thủ đô phát triển xứng tầm

Tin tức 21/07/2024 14:00
aa
TTTĐ - Trên cương vị là người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn trăn trở, tâm huyết với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt nhiều thành tựu to lớn. Đối với Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành một tình cảm đặc biệt, luôn trăn trở vì sự phát triển của Thủ đô…
Phát huy ý chí nỗ lực, năng lực sáng tạo của Đảng bộ Thủ đô Phát huy tinh thần tiên phong theo lời dặn của Tổng Bí thư
Tổng Bí thư với người dân Thủ đô trong một dịp về thăm, chúc Tết Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Viết Thành.
Tổng Bí thư với người dân Thủ đô trong một dịp về thăm, chúc Tết Đảng bộ và Nhân dân Thủ đô Hà Nội (Ảnh: Viết Thành)

Mong Thủ đô gương mẫu, đi đầu, làm gương cho cả nước

Trong suốt cuộc đời hoạt động vì nước, vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành cho Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt. Không chỉ là tình cảm với mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, mà còn là trách nhiệm đặc biệt đối với Thủ đô - trái tim của cả nước.

Ngay một tuần sau khi ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có buổi tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng).

Đề cập tới Nghị quyết quan trọng này, Tổng Bí thư cho biết, Trung ương đã chỉ đạo Quốc hội phải quan tâm xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) thật tốt, tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển. Hà Nội cũng phải xây dựng chương trình hành động khoa học, bài bản, từ kinh nghiệm thực hiện các nghị quyết trước đây của Bộ Chính trị để triển khai thật hiệu quả.

Mong muốn cử tri và người dân Thủ đô chung sức, đồng lòng thực hiện Nghị quyết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cho rằng, mỗi người Hà Nội phải thực sự tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, văn hóa; cùng nhau truyền cảm hứng, lan tỏa những giá trị quý báu văn hiến, anh hùng, hào hoa, thanh lịch, “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm” để khơi dậy niềm tự hào, khát vọng vươn lên, quyết tâm xây dựng Hà Nội xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính của quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế và hội nhập quốc tế, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”...

Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô hãy phấn đấu phát triển mạnh mẽ, nâng tầm và vị thế mình lên để không thua kém gì các thủ đô trên thế giới”.

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết 15 và những chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thành ủy Hà Nội đã bắt tay ngay vào quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện. Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, thể hiện rõ tính hành động với các công trình, dự án cụ thể; được coi là cẩm nang để tổ chức thực hiện.

Các cấp ủy Đảng trực thuộc Thành ủy, các cơ quan, đơn vị, tổ chức của thành phố đều đã ban hành kế hoạch thực hiện; trong đó, kế hoạch cụ thể hóa của UBND thành phố đã xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm, 20 chỉ tiêu cụ thể.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự hội nghị tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 trước kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Viết Thành
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự hội nghị tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 trước kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV (Ảnh: Viết Thành)

Chia sẻ với cử tri, “Hà Nội là Thủ đô, mà Thủ đô chỉ có một” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, người Hà Nội cần phát huy truyền thống văn hiến và anh hùng, hào hoa, thanh lịch, cùng những giá trị cao quý rất đáng tự hào được tôn vinh… Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội cố gắng phát huy theo tinh thần đó, đóng góp nhiều cho Trung ương, trước hết là phát triển Thủ đô.

Mang tinh thần Thăng Long vào thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, tạo động lực để Hà Nội vươn lên ngang tầm thời đại, thành phố đã tập trung vào công tác quy hoạch và xây dựng thể chế. Trong hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã tăng cường một bước đáng kể đối với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nâng cao một bước mới về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Trong những nhiệm vụ cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, thành phố Hà Nội đã lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra sức bật chung, dẫn dắt sự phát triển. Trong đó, thành phố kiên trì thực hiện 3 việc lớn. Đó là đề xuất sửa đổi Luật Thủ đô nhằm tạo bước đột phá về thể chế, cơ chế; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đến nay, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế đặc thù; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ được xem là động lực, không gian mới để Hà Nội tập trung nguồn lực, bứt phá phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Với Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội được phân cấp, giao quyền mạnh hơn để thuận lợi và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị. Đó là thành phố có thể được giao thực hiện các dự án có tổng vốn trên 10.000 tỷ đồng như các dự án cầu vượt sông Hồng (Thượng Cát, Hồng Hà) và cả các dự án liên tỉnh, liên vùng khác như đường Vành đai 4...

Trong khi đó, với 2 bản quy hoạch quan trọng, Hà Nội sẽ xác định rõ định hướng không gian phát triển đô thị mang tính chiến lược để lên kế hoạch đầu tư, thu hút đầu tư. Hà Nội đã xác định sẽ tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng 2 thành phố trực thuộc là: Thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh) và thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai); đồng thời hình thành 5 trục phát triển, trong đó lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm.

Cùng với 3 nhiệm vụ lớn trên, Thành ủy đã chỉ đạo rất đúng và trúng một số nhiệm vụ mang tính đột phá vừa khắc phục những hạn chế, tồn tại, vướng mắc, vừa tạo năng lượng mới cho 3 trụ cột chính: Duy trì tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh, quốc phòng và bảo đảm an sinh xã hội. Đó là đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; phát huy vai trò của văn hóa, đầu tư mạnh cho văn hóa, công nghiệp văn hóa, đưa văn hóa trở thành nguồn lực phát triển mới và đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cải cách hành chính...

Mạch nguồn để cán bộ và người dân chung sức, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh

Đáng chú ý, tiếp sau phân cấp, ủy quyền, Thành ủy đã chỉ đạo triển khai thực hiện được một bước quan trọng việc đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy hoạt động của các sở, ngành, đơn vị thành phố. Sau khi khảo sát cụ thể tại 10 Sở, cơ quan, đơn vị, các phương án sắp xếp đã được đề xuất, đưa ra thảo luận để đi đến thống nhất rồi thực hiện.

Mặc dù đây là việc khó, phức tạp, nhạy cảm, nhưng thành phố quyết tâm thực hiện, bởi chỉ có như thế hiệu quả phục vụ, chất lượng công việc mới được nâng cao. Đây cũng chính là một trong những việc cụ thể hóa tinh thần, nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến trụ sở Thành ủy Hà Nội thăm và chúc tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội

Cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, tạo động lực mới từ phát huy giá trị truyền thống ngàn năm văn hiến, Hà Nội đã tập trung triển khai Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022); đồng thời, ưu tiên đầu tư 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa.

Thời gian qua, Hà Nội đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hơn 1.000 công trình vừa góp phần nâng cao năng lực y tế, giáo dục, vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, tạo sinh kế cho người dân. Đến nay, thành phố đã xác định nguồn vốn cho các lĩnh vực này lên tới 90.000 tỷ đồng trong giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với người dân Thủ đô trong đêm Giao thừa  đón năm mới Kỷ Hợi 2019 tại chùa Trấn Quốc (tối 4/2/2019). Ảnh Phạm Hùng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với người dân Thủ đô trong đêm Giao thừa tại chùa Trấn Quốc (tối 4/2/2019). Ảnh Phạm Hùng

Ngày 1/7/2023, phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1, gồm quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, văn hóa là nguồn sống, nguồn động lực phát triển Hà Nội; phải giữ bằng được những di sản văn hóa cha ông để lại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Hà Nội là Thủ đô, mà Thủ đô là đô thị đứng đầu, chỉ có một, Hà Nội là trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa của cả nước. Do đó, người Hà Nội làm sao phải phát huy được truyền thống hào hoa, thanh lịch, văn hiến và anh hùng, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người; tập trung xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, xây dựng môi trường hòa bình ổn định là chức năng rất cơ bản. Mỗi tỉnh, thành phố có một đặc thù riêng, nhưng Hà Nội chỉ có một, vẻ đẹp không nơi nào có được.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các cấp, các ngành thành phố Hà Nội quán triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản này, vận dụng vào thực tiễn để xây dựng Thủ đô xứng đáng là Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người và nhiều danh hiệu khác nữa.

Những thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi tới Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô chính là mạch nguồn để cán bộ và người dân Hà Nội chung sức, đoàn kết, tiếp tục xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.

(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Yên Bái: Phấn đấu xây dựng “cơ đồ” ngày càng tươi đẹp hơn Thời sự

Yên Bái: Phấn đấu xây dựng “cơ đồ” ngày càng tươi đẹp hơn

TTTĐ - Là nhà lãnh đạo yêu nước, thương dân, luôn dành mọi sự quan tâm đặc biệt chăm lo cho Nhân dân cả nước nói chung và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có 3 lần tới thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái.
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Bùi Thị Minh Hoài Tin tức

Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Bùi Thị Minh Hoài

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1101/NQ-UBTVQH15 ngày 19/7/2024 về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Bài 5: “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội” Tin tức

Bài 5: “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”

TTTĐ - Với vai trò lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, suốt những năm qua, với tầm nhìn sâu rộng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vạch ra những đường lối về phát triển văn hóa, phát triển con người để đất nước ta vươn mình, khẳng định vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế. Riêng với Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn dành sự quan tâm về vấn đề phát triển văn hóa, con người của mảnh đất Thăng Long.
Bài 4: Người "truyền lửa" cho đảng viên trẻ Tin tức

Bài 4: Người "truyền lửa" cho đảng viên trẻ

TTTĐ - Gặp mặt đảng viên trẻ Thủ đô, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng gửi gắm mong muốn, các đảng viên trẻ tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người đảng viên, chiến sĩ cộng sản; trong đó, cần tiên phong cả về tư tưởng, tư duy, về sự hiểu biết và hành động thực tế. Nơi nào gian khổ nhất, khó khăn nhất, hy sinh nhiều nhất là nơi đó có đảng viên.
Hà Nội ra công điện về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Hà Nội ra công điện về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong 2 ngày 25 - 26/7 diễn ra Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, UBND TP Hà Nội yêu cầu các cơ quan, công sở trên địa bàn treo cờ rủ, hoãn các chương trình nghệ thuật, vui chơi giải trí.
"Thần tốc, thần tốc hơn nữa" với tinh thần, trách nhiệm cao nhất Tin tức

"Thần tốc, thần tốc hơn nữa" với tinh thần, trách nhiệm cao nhất

TTTĐ - Chiều 22/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình triển khai thi công công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Bài 2: Tư duy đổi mới, trí tuệ và tầm nhìn vượt thời đại Tin tức

Bài 2: Tư duy đổi mới, trí tuệ và tầm nhìn vượt thời đại

TTTĐ - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ra, lớn lên và phần lớn quá trình công tác ở Hà Nội. Có lẽ vì thế, ông hiểu rõ Thủ đô và cũng vì thế nên những chỉ đạo, định hướng của đồng chí cho Thủ đô rất sâu sát. Chỉ nói riêng về sự quan tâm của ông đối với phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội là rất sâu sắc, toàn diện, thể hiện rõ tư duy đổi mới, trí tuệ và tầm nhìn.
Sống mãi trong trái tim người đại biểu Nhân dân Tin tức

Sống mãi trong trái tim người đại biểu Nhân dân

TTTĐ - Trong suốt cuộc đời mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn giữ một phong cách giản dị, chân thành trong lời nói, việc làm; lo cho dân từ việc nhỏ đến việc lớn, không phiền hà đến cán bộ, Nhân dân. Phong cách ấy đã làm nên một đại biểu Nhân dân, một vị lãnh đạo mẫu mực, là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang Thời sự

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang

Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7 và 26/7), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Xem thêm