Bài 37: Công nghệ thông tin góp phần rút ngắn khoảng cách địa lý
![]() |
>> Thanh niên với vấn đề hội nhập
Bài 36: Cách mạng công nghiệp 4.0 - “đòn bẩy” của giới trẻ
“Chìa khóa” mở cổng vào nền kinh tế tri thức
Ngày nay, CNTT đã đến gần với từng người dân, từng người quản lý, từng nhà khoa học và đặc biệt không còn xa lạ gì với các thế hệ trẻ, nhất là học sinh, sinh viên. Nhờ CNTT, nhiều bạn trẻ đã khởi nghiệp, lập nghiệp và làm giàu. Điển hình là thành công của Nguyễn Hà Đông với “hiện tượng Plappy Bird” - trò chơi từng làm mưa làm gió trên toàn thế giới năm 2014. Theo một số nguồn tin, Flappy Bird đem về cho nhà phát triển game trẻ tuổi này khoảng 50.000 USD (hơn 1 tỷ đồng) mỗi ngày từ quảng cáo. Tuy nhiên, tựa game này đã nhanh chóng được Nguyễn Hà Đông gỡ bỏ vào ngày 10/2/2014. Đầu năm 2015, Nguyễn Hà Đông được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 30 người dưới 30 tuổi nổi bật nhất Việt Nam.
Dự án TopCV.vn (trang web tích hợp phần mềm viết CV (Curriculum Vitae) ứng tuyển online và dịch vụ việc làm) của lập trình viên trẻ Trần Trung Hiếu. TopCV.vn đã trở thành công cụ hỗ trợ tìm kiếm việc làm được hàng nghìn người sử dụng và thành công ngoài mong đợi.
![]() |
“CNTT không chỉ giúp những người trẻ như chúng em dễ dàng nắm bắt được các thông tin từ nhiều nguồn thông qua internet. Nó còn là cánh cửa hoàn hảo hướng chúng em tới những kĩ năng của thế kỷ 21. Cách giải quyết vấn đề mang tính logic và việc suy nghĩ theo giải thuật của khoa học máy tính giúp người trẻ biết tư duy về việc suy luận – một quá trình được gọi là siêu nhận thức đã được chứng minh những lợi ích có liên quan đến việc tự điều khiển, giám sát bản thân và cả việc tự học một cách độc lập” – CEO Phạm Trường Đăng Khoa, Giám đốc Trung tâm Tin học Khoa phạm chia sẻ.
Nói về tầm quan trọng của CNTT, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: "CNTT đem lại cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, giúp các nước phát triển sau có thể nâng cao vị thế của mình khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nguy cơ bị bỏ lại phía sau nếu không có những chiến lược và chính sách đúng đắn để bắt kịp với xu thế mới".
Theo lãnh đạo ngành giáo dục, trong cuộc chạy đua vào hội nhập, Việt Nam chúng ta không có lợi thế về vốn, tài nguyên khoáng sản có sẵn nên phải tìm đến các cơ hội khác, về năng lực sáng tạo và khai thác trí tuệ con người. “Thế hệ người trẻ Việt Nam, có khả năng tiếp cận và thích nghi nhanh với công nghệ thông tin. Theo tôi, đây là lợi thế để chúng ta bước nhanh, tiến nhanh vào hội nhập” – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, bên cạnh sự hợp tác là sự cạnh tranh và ngày càng quyết liệt. Vì vậy, đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự trang bị cho mình kiến thức về ngoại ngữ, CNTT. Bởi vì, khi tham gia vào hội nhập, chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia.
Ngôn ngữ toàn cầu
Quả thực, mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực của con người. Đó chính là sự hiện diện của CNTT trong các ngành nghề, lan rộng và phủ sóng từ ngân hàng tới hàng không, từ viễn thông tới cả những lĩnh vực như an ninh quốc phòng, ở đâu ứng dụng của CNTT cũng vô cùng quan trọng.
Khi các tổ chức và doanh nghiệp đầu tư vào thiết bị di động, điện toán đám mây, truyền thông xã hội, dữ liệu lớn, họ cần một lực lượng nhân sự am hiểu CNTT chất lượng cao. Nhờ đó, cơ hội việc làm cho các nhân sự chuyên nghiệp được đào tạo trong ngành CNTT rất rộng mở. Lựa chọn nghề nghiệp trong ngành CNTT không hề bị giới hạn, từ chuyên viên hỗ trợ CNTT, điều phối viên dự án CNTT, kỹ sư hỗ trợ hệ thống hoặc khách hàng… trong các lĩnh vực khác nhau như từ chính trị, quốc phòng, giáo dục, tài chính, công nghệ… CNTT đang là “chìa khóa” để các bạn trẻ mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, để có được những cơ hội trên, mỗi bạn trẻ phải tự trang bị cho mình kiến thức về ngoại ngữ và CNTT.
“Đất nước hội nhập, cùng với ngoại ngữ, CNTT là ngôn ngữ toàn cầu” - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Các chuyên gia cho rằng, công việc trong lĩnh vực CNTT có thể tạo cơ hội cho bạn làm giàu hoặc có thể cải thiện đáng kể trong hoạt động kinh doanh, sắp xếp hợp lý quy trình, thông tin liên lạc dễ dàng và nhanh hơn Thực tế, khi hội nhập, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đều đòi hỏi các chuyên gia CNTT phải có chuyên môn và tay nghề cao theo chuẩn của quốc tế. Vì thế, các kỹ năng về CNTT mà bạn học được có thể đưa bạn tới bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn ngành nghề CNTT đòi hỏi phải ở cấp độ toàn cầu, tức là những kĩ năng và chứng chỉ bạn nhận được đều được công nhận bất cứ đâu trên thế giới.
Xác định CNTT là mũi nhọn phát triển, hiện nay trên thế giới nhiều quốc gia đã tập trung xây dựng đội ngũ nhân sự thật chất lượng từ nền tảng giáo dục. Singapore là đất nước trong khu vực thể hiện sự nỗ lực trở thành quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới, với chiến lược đào tạo CNTT hấp dẫn.
Đối với Việt Nam, chúng ta rất khó để dựa vào những yếu tố về vốn, công nghệ và tài nguyên khoáng sản nhưng bù lại, chúng ta lại có rất nhiều dư địa về tài nguyên con người. Đó là một thế hệ dân số trẻ, có khả năng tiếp cận và thích nghi nhanh với công nghệ thông tin. Vậy để mở rộng cách cửa cho thế hệ trẻ, ngành Giáo dục và đào tạo sẽ là chìa khóa giúp các bạn trẻ phát huy lợi của mình. Tuy nhiên, đây cũng chính là trách nhiệm và thách thức rất lớn của ngành giáo dục và đào tạo.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Để đồng hành với thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, ngành Giáo dục và đào tạo sẽ chỉ đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ. Trong đó cơ bản là triển khai sâu rộng việc dạy và học CNTT và tiếng Anh ở các bậc học theo hướng hội nhập quốc tế. CNTT và tiếng Anh là hai yếu tố nền tảng giúp thế hệ trẻ chủ động tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần tư nói chung và cách mạng số nói riêng. Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng được đòi hỏi cao của thị trường lao động về CNTT trong nước lẫn thị trường quốc tế, tiến tới nắm bắt những công nghệ mũi nhọn và xây dựng đội ngũ chuyên gia làm chủ công nghệ, đặc biệt về IoT và SMAC. Đồng thời, định hướng việc dạy và học đáp ứng những yêu cầu mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cần hướng tới sự sáng tạo, thích nghi nhanh với thay đổi thông qua việc áp dụng khung kỹ năng thiết yếu thế kỷ 21 trong giáo dục và đào tạo. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cán bộ Đoàn nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng báo công dâng Bác

Nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê nhảy hiện đại trong giới trẻ

Hơn 2.000 "áo xanh tình nguyện" ra quân xây dựng đô thị văn minh

Lan tỏa sự nhiệt huyết, bản lĩnh và trí tuệ trong kỷ nguyên mới

Thành đoàn Hà Nội tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới

Những đảng viên trẻ nhiệt huyết, giàu ý tưởng sáng tạo

Khám bệnh, phát thuốc, tặng quà tại Phông-sa-lỳ (Lào)

Sinh viên thời đại số cần trang bị gì để không bị tụt hậu?

Kỹ năng mềm: “Chất xúc tác” giúp người trẻ thành công trong công việc
