Tag

Bài 38: Ẩm thực vỉa hè - bình dân cũng cần văn hóa

Du lịch 14/12/2016 22:43
aa
(TTTĐ) Ẩm thực vỉa hè đã trở thành một phần tất yếu của người dân Hà Nội. Đó là một nét văn hóa riêng biệt và độc đáo vì sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn của mình. Nói như vậy không có nghĩa là ẩm thực vỉa hè Hà Nội đẹp mà còn nhiều điều đáng bàn. Muốn ẩm thực vỉa hè trở thành “thương hiệu” của Hà Nội thì ý thức của cả người bán, người mua cần phải được nâng cao hơn nữa.

Bài 38: Ẩm thực vỉa hè - bình dân cũng cần văn hóa

(TTTĐ) Ẩm thực vỉa hè đã trở thành một phần tất yếu của người dân Hà Nội. Đó là một nét văn hóa riêng biệt và độc đáo vì sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn của mình. Nói như vậy không có nghĩa là ẩm thực vỉa hè Hà Nội đẹp mà còn nhiều điều đáng bàn. Muốn ẩm thực vỉa hè trở thành “thương hiệu” của Hà Nội thì ý thức của cả người bán, người mua cần phải được nâng cao hơn nữa.

>> Gìn giữ và phát huy nét thanh lịch người Hà Nội:
Bài 30: Nỗ lực bảo tồn di sản khu phố cũ Hà Nội
Bài 31: Thú chơi tao nhã của người Hà Nội
Bài 32: Lưu giữ những khoảnh khắc đẹp cùng Hà Nội
Bài 33: Tự hào truyền thống hiếu học của người Tràng An
Bài 34: Khi cái xấu cứ bày ra đường
Bài 35: Hiểu đúng về chuyện đi lễ chùa
Bài 36: Cúc họa mi lại về cùng phố đông
Bài 37: Niềm say mê với sách cũ

Ai cũng biết về sự tiện lợi và đa dạng của những món ăn hè phố. Chẳng hạn, đứng ngay trong nhà, trong cơ quan công sở cũng có thể nhìn thấy những bà bán bánh rán, bánh mì, bánh giò, bánh khoai, bánh gai, bánh nếp, hoa quả như củ đậu, hồng giòn, mã thầy, dứa… gọt sẵn đi qua. Buổi sáng vội hoặc ngại chưa đi mua được, vẫy vào thế là có ngay cái ăn. Nửa buổi buồn mồm, nóng ruột, sẵn hàng hoa quả đi qua, bỏ ra vài phút nạp thêm năng lượng thế là có hứng khởi để làm việc tiếp. Đấy là những món hàng rong, “di động”. Còn đa số những “địa chỉ ruột” của người Hà Nội là những vỉa hè, gốc cây quen thuộc nơi có hàng bún đậu, xôi ngô, bánh cuốn, bún riêu, bún ốc, trứng vịt lộn, bánh mì pate… ngồi cố định từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác.


Ẩm thực vỉa hè có cái hay là bày ra trước mắt mọi người đầy đủ những món ăn để có quyền lựa chọn trước khi thưởng thức. Người Hà Nội dù hiện đại đến đâu vẫn có một số chưa thể quen được với phong cách nhà hàng của nước ngoài, bày thực đơn ra trước cửa cho khách lựa chọn trước khi vào nhà hàng mà cứ phải nhìn tận mắt, ngửi tận mũi thì mới thích. Đang đi đường có thể dừng lại ăn. Tranh thủ mấy phút nghỉ ngơi chạy ra ăn. Buổi trưa chẳng cần phải đi xa, cứ xuống trước cửa cơ quan, công sở là sẵn có cái làm no cái bụng. Thích nhất là vừa được ăn uống vừa được ngắm người qua lại, được nghe đủ chuyện trên trời dưới đất. Chưa kể, bà chủ, cô chủ hàng còn là “cái kho” khi biết hết những câu chuyện “buôn dưa lê” của các khách hàng quen thuộc và kể lại cho những người tò mò. Hàng ăn uống vỉa hè còn rất bình dân, hợp túi tiền vì không bị phí thuê mặt bằng đắt đỏ nên người ta có thể qua lại lâu dài mà không phải suy tính, đắn đo nhiều.

Bài 38: Ẩm thực vỉa hè - bình dân cũng cần văn hóa

Bánh đúc làmón ăn rất đỗiquen thuộc với nhiều người dân Hà Nội.Ảnh: Quang Anh


Có lẽ chính vì những ưu điểm vậy mà với nhiều người kể cả thành đạt, nổi tiếng đã “trót nghiện” ẩm thực vỉa hè là khó bỏ, khó thay đổi. Dù vậy, việc để ẩm thực vỉa hè trở thành thương hiệu của thành phố, gây “thương nhớ” nhiều hơn cho cả dân bản địa lẫn khách du lịch thì có lẽ những sự thuận lợi và thói quen, sự quen thuộc thôi chưa đủ mà còn cả văn hóa nữa. Văn hóa ở cả người bán và người mua, cả người chủ cửa hàng lẫn những người thưởng thức, góp phần tạo nên nét độc đáo của ẩm thực vỉa hè. Trước hết, về phía người bán hàng, đừng vì tâm lí bán hàng bình dân mà mua đồ ôi thiu, thực phẩm độc hại cốt để lấy lãi. Khách hàng là người gắn bó với mình, biến công sức lao động của mình thành lợi nhuận thì càng phải trân trọng khách, đừng mang đến những hiểm họa sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng khách vì những món ăn, uống của mình. Thực tế cho thấy vấn đề thực phẩm bẩn đã khó kiểm soát trên thị trường lại càng khó hơn khi được chế biến tại các quán ăn vỉa hè- một hình thức kinh doanh chưa hợp pháp. Nên chăng, thay vì cấm không xuể thì có luật và có sự kiểm soát với những người bán hàng rong, bán hàng ăn uống ngoài đường. Vấn đề vệ sinh cũng rất đáng bàn khi đa phần người bán hàng không đeo găng tay. Những khay cóc, xoài, dứa, sấu, mận dầm phơi ra mặt đường khi người xe rầm rập chạy qua hứng bao nhiêu là bụi. Những túi hồng giòn, củ đậu, dứa gọt sẵn bởi bàn tay không đeo găng, làm đủ việc mất vệ sinh. Có quán ăn người phục vụ dùng cả hai tay vơ rác dưới đất vứt đi xong vẫn bàn tay ấy lại cắt bún, xếp đậu cho khách.


Còn về phía khách hàng, cũng đừng vì sự bình dân mà dễ dãi, tặc lưỡi khi ăn. Nếu thấy những quán gần thùng rác, ngay trên cống nước thải, người phục vụ làm ăn bẩn thỉu, đồ ăn có vẻ không tươi ngon thì kiên quyết không trở lại lần thứ hai. Vắng khách, đồng nghĩa với việc người bán phải tự giải tán. Trong khi đó, nhiều người cứ nghĩ ăn ở vỉa hè, bình dân thì cần gì phải giữ gìn ý tứ. Cứ thế là vừa ăn vừa nói, bô lô ba la, thức ăn còn đầy trong mồm vẫn cứ cười ầm ĩ, trông rất khó coi. Rồi những cô, những chị mặc váy ngắn chẳng khép nép khéo léo cứ ngồi tênh hênh ra giữa bàn dân thiên hạ. Nhiều người cũng không có ý thức trong ăn uống, vứt giấy lau trắng xóa ngay dưới chân mình, nhổ phì phì những thứ không vừa miệng ra ngay xung quanh khiến người sau đến ăn cứ như ngồi trên bãi rác làm cho sự ăn uống vỉa hè càng trở nên nhếch nhác. Chẳng có nét văn hóa nào mà lại đi kèm với tạp nham, ẩm thực vỉa hè Hà Nội muốn thực sự là đẹp, là ấn tượng thì phải vượt qua sự tạp nham hiện diện ở nhiều nơi như hiện tại.

(còn nữa)

Cẩm Tú

Tin liên quan

Đọc thêm

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ" Thời trang - Làm đẹp

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ". Nét độc đáo và mang lại điểm nhấn thú vị của bộ sưu tập (BST) là bởi được trình diễn bởi những người mẫu đặc biệt là các Đại sứ và phu nhân/phu quân các nước tại Việt Nam.
Xem thêm