Tag
Phát triển đảng viên trẻ từ trường THPT: Gieo hạt giống tốt cho mùa bội thu

Bài 4: Khó khăn, vướng mắc nhìn từ cơ sở

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 25/11/2022 08:00
aa
TTTĐ - Việc tổ chức thực hiện kết nạp đảng viên từ đối tượng học sinh trường THPT là có hiệu quả thiết thực cả trước mắt và lâu dài; Đặc biệt là tạo nền móng, xây dựng lý tưởng, niềm tin để đảng viên trẻ rèn luyện, phấn đấu trong học tập, cống hiến. Tuy nhiên, việc này đang gặp nhiều vướng mắc vì các lý do khác nhau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Với tinh thần đại đoàn kết, mọi khó khăn đều có thể hóa giải

Những vướng mắc cần tháo gỡ

Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên, nhiều năm qua, Thành ủy Hà Nội và các cấp ủy trực thuộc Thành ủy đã luôn quan tâm đặc biệt đến công tác này, nhất là phát triển Đảng trong đội ngũ trí thức, giáo viên, học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn Thủ đô. Nhờ đó, công tác kết nạp đảng viên trong lực lượng giáo viên, sinh viên đạt được kết quả tích cực, số lượng đảng viên không ngừng lớn mạnh. Cơ cấu đảng viên có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Chất lượng đảng viên được nâng lên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn…

Bài 4: Khó khăn, vướng mắc nhìn từ cơ sở
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương, số lượng đảng viên mới kết nạp chưa tương xứng với vị thế của Thủ đô khi Hà Nội là nơi tập trung các trường đại học, cao đẳng hàng đầu của cả nước

Mặc dù vậy, theo báo cáo của Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, số lượng đảng viên mới kết nạp chưa tương xứng với vị thế của Thủ đô khi Hà Nội là nơi tập trung các trường đại học, cao đẳng hàng đầu của cả nước.

Toàn ngành Giáo dục thành phố có 2.835 trường học ở các cấp học, với 138.090 giáo viên, trên 2,2 triệu học sinh, cùng với đó là gần 1 triệu sinh viên, học viên. Trong khi đó, 5 năm qua, toàn Đảng bộ thành phố mới kết nạp được 17 học sinh, trong đó, có 6 học sinh ở các trường trung học phổ thông.

Tỷ lệ kết nạp đảng viên mới là sinh viên cũng chỉ chiếm trên 10% trong tổng số cơ cấu kết nạp đảng viên của thành phố. Tỷ lệ kết nạp đảng viên mới là giáo viên trong khối các trường (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, dạy nghề...) cũng mới đạt 3,56%. Đến hết năm 2020, tỷ lệ đảng viên là giáo viên trong khối trường mới đạt 46,59%...

Nói về những vướng mắc trong công tác phát triển đảng trong học sinh, cô Trần Thùy Dương - Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam chia sẻ: Từ nhiều năm nay, việc xác định chỉ tiêu kết nạp đảng viên là học sinh THPT trong nghị quyết năm là có nhưng chưa thực hiện được. Kết quả cao nhất chỉ có thể là cử các em có tố chất đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

Nguyên nhân của hiện tượng này là: Thứ nhất, do học sinh chưa đủ 18 tuổi chiếm số lượng lớn. Thứ hai, nhiều phụ huynh học sinh muốn con em mình tập trung vào học để thi tốt vì ở thời điểm cuối cấp nên không đồng ý. Thứ ba, tiêu chí kết nạp vào Đảng phải là học sinh tiêu biểu xuất sắc, đoạt giải thi học sinh giỏi của thành phố thì mới bảo đảm tính thuyết phục cao…

Trao đổi với nhiều thầy, cô giáo dạy THPT đặc biệt là các đồng chí bí thư, cấp ủy các trường chưa từng có học sinh được kết nạp vào Đảng, chúng tôi đều nhận được những nguyên nhân khách quan, chủ quan tương đồng như tổng kết của cô Trần Thùy Dương đã trình bày ở trên. Một số lãnh đạo các trường THPT cho rằng, hàng năm, các nhà trường đều có giáo viên trẻ được kết nạp vào Đảng nên đã hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên mà cấp ủy cấp trên giao. Vì vậy, đánh giá hàng năm, tổ chức Đảng nhà trường vẫn đạt trong sạch, vững mạnh.

Qua ý kiến của lãnh đạo nhiều trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy, tuy số lượng học sinh THPT tại Hà Nội được kết nạp Đảng ngày càng tăng nhưng tỷ lệ vẫn còn quá thấp, trong khi dư địa và tiềm năng rất lớn. Số lượng học sinh THPT được kết nạp vào Đảng trong những năm qua ở Hà Nội còn khiêm tốn do vướng nhiều rào cản. Rào cản lớn nhất chính là độ tuổi kết nạp Đảng.

Để kết nạp Đảng thì tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi (tính theo tháng) trở lên. Nhiều trường hợp đoàn viên là học sinh được bồi dưỡng trong thời gian dài có đủ điều kiện về phẩm chất đạo đức, nhận thức và yêu cầu về kết quả học tập để phát triển Đảng nhưng sau khi hoàn tất các quy trình, thủ tục để phát triển Đảng thì thường rơi vào cuối tháng 5 và đầu tháng 8 trong năm, lúc này học sinh lớp 12 đã tốt nghiệp ra trường. Đoàn viên phải chuyển sinh hoạt về địa phương trong thời gian chờ kết quả nhập học vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Do vậy, cấp ủy Đảng trong nhà trường không thể ra các quyết định liên quan đến kết nạp Đảng.

Vì vậy, các học sinh có tháng sinh từ tháng 6 trở đi sẽ bị thiệt thòi hơn trong việc xét kết nạp Đảng so với học sinh sinh từ tháng 1 đến cuối tháng 5. Bên cạnh đó, những cá nhân được chọn kết nạp Đảng phải có thành tích tốt toàn diện trong học tập, rèn luyện, tích cực tham gia hoạt động Đoàn tại trường, địa phương. Thực tế, số lượng học sinh đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên chưa nhiều, nên số lượng kết nạp còn ít.

Đi tìm giải pháp...

Để công tác phát triển Đảng trong học sinh THPT ở Hà Nội thời gian tới phát triển mạnh hơn, lãnh đạo các trường đề xuất, mỗi chi bộ trường cần gắn công tác phát triển đảng với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; Củng cố, xây dựng tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể. Đồng thời, các trường THPT xây dựng chỉ tiêu về công tác phát triển đảng trong học sinh gắn với nghị quyết của chi bộ, Đảng bộ nhà trường.

Nhận xét công tác phát triển đảng viên trong khối trường trung học phổ thông hiện nay của Hà Nội còn thấp, dư địa và tiềm năng rất lớn nhưng hạn chế chủ yếu là ở khâu tổ chức thực hiện, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cho biết: Thời gian tới, Ban Tổ chức Thành ủy sẽ chủ trì phối hợp, tham mưu, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy để ban hành hướng dẫn, tiêu chuẩn về kết nạp đảng viên trong học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội nghị.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội nghị tọa đàm công tác phát triển đảng viên trong các trường học ở Đảng bộ thành phố Hà Nội

Chia sẻ tại Hội nghị tọa đàm công tác phát triển đảng viên trong các trường học ở Đảng bộ thành phố Hà Nội do Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp vơi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định phải khơi dậy ý chí và khát vọng phát triển của dân tộc; Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới. Muốn vậy phải có đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu. Do đó, phát triển đảng viên trong đội ngũ trí thức, học sinh, sinh viên là rất quan trọng.

Ghi nhận những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất, đồng chí Nguyễn Văn Phong đề nghị cần thống nhất về nhận thức: “Việc phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên, học sinh trung học phổ thông và sinh viên rất quan trọng, vừa cấp bách trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài và phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo. Đó là giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục về ý thức, trách nhiệm công dân, giáo dục về chính trị”.

Để triển khai nhiệm vụ này, Phó Bí thư Thành ủy đề nghị, cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc, không chỉ ngành Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông, mà phải từ cấp ủy các cấp, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội... Trong đó, các đồng chí Bí thư cấp ủy, hiệu trưởng các nhà trường cần có trách nhiệm cao hơn nữa trong công tác này.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong đề nghị, trong quá trình triển khai, cần thực hiện song hành 2 mục tiêu về số lượng đảng viên kết nạp mới và tạo nguồn cho giai đoạn tiếp theo. Quá trình phát triển đảng viên mới trong trường phổ thông, một mặt phải bảo đảm các quy trình, quy định, không hạ thấp tiêu chuẩn song cần linh động, tạo cơ hội cho các học sinh có điều kiện và mong muốn được tham gia. Trên cơ sở đó, các trường lựa chọn, bồi dưỡng và đi đến kết nạp những học sinh xứng đáng, có sức hút, có sự lan tỏa.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong giao Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo các Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã mỗi năm mở ít nhất 2 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho học sinh theo yêu cầu của các trường trung học phổ thông. Chương trình bồi dưỡng phải cấu trúc lại để phù hợp với các em. Các trường cũng cần có kế hoạch tăng cường giáo dục chính trị cho học sinh; Từ đó, thông qua công tác phát triển Đảng, kết nạp đảng viên trong học sinh, khơi dậy khát vọng cống hiến trong thế hệ trẻ.

(Còn nữa)

Hoàng Châu - Hương Giang - Thu Ngà

Đọc thêm

102 "chiến sĩ nhí" Phú Yên hoàn thành "Học kỳ trong quân đội" 2025 Nhịp sống trẻ

102 "chiến sĩ nhí" Phú Yên hoàn thành "Học kỳ trong quân đội" 2025

TTTĐ - 102 "chiến sĩ nhí" của chương trình "Học kỳ trong quân đội" năm 2025 tại Phú Yên đã hoàn thành xuất sắc khóa huấn luyện kéo dài một tuần đầy thử thách. Buổi lễ tổng kết và bế mạc được tổ chức bởi Tỉnh đoàn Phú Yên, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh.
"Áo xanh" đồng hành cùng sĩ tử Thủ đô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

"Áo xanh" đồng hành cùng sĩ tử Thủ đô

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 - cột mốc quan trọng của hàng triệu học sinh trên cả nước đang diễn ra với không khí căng thẳng nhưng cũng đầy sôi động. Đặc biệt tại Hà Nội, bên cạnh sự nỗ lực của các thí sinh và sự lo lắng của phụ huynh, hình ảnh màu "áo xanh" tình nguyện đã trở thành điểm sáng, mang đến sự ấm áp và hỗ trợ kịp thời cho mùa thi đầy thử thách.
Nam sinh sáng tạo “chuyên gia” tư vấn tâm lý bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nam sinh sáng tạo “chuyên gia” tư vấn tâm lý bằng AI

TTTĐ - Từng chứng kiến nhiều người bạn bị khủng hoảng tâm lý mà phải chịu đựng một mình, Diệp Gia Bảo (sinh viên Trường Đại học Văn Lang) đã mày mò sáng tạo ra nền tảng tư vấn tâm lý bằng AI mang tên Mindvivo. Sản phẩm của chàng trai trẻ đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Thách thức đổi mới sáng tạo thời đại số - Youth Digital Innovation Challenge.
Tuổi trẻ Kon Tum đồng hành cùng sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Kon Tum đồng hành cùng sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ – Để tiếp sức cho các sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Tỉnh đoàn Kon Tum đã có những kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể nhằm hỗ trợ các em.
Sức trẻ Tài chính thắp sáng hè tình nguyện xuyên 10 tỉnh, thành Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sức trẻ Tài chính thắp sáng hè tình nguyện xuyên 10 tỉnh, thành

TTTĐ - Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Học viện Tài chính đã chính thức phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện (TNTN) hè năm 2025, đánh dấu một mùa sôi động, nhiệt huyết và đầy trách nhiệm của tuổi trẻ nhà trường trong hành trình vì cộng đồng, vì Tổ quốc.
Phú Yên: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội Tình nguyện Nhịp sống trẻ

Phú Yên: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội Tình nguyện

TTTĐ - Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Yên và Hội Thiện nguyện Đom Đóm Phú Yên vừa phối hợp tổ chức Ngày hội Thanh niên Tình nguyện tỉnh Phú Yên lần thứ III và Lễ tuyên dương thanh niên tình nguyện năm 2025 tại thôn Minh Đức, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa.
Tuổi trẻ Học viện Tài chính tự hào, vững tin theo Đảng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Học viện Tài chính tự hào, vững tin theo Đảng

TTTĐ - Giai đoạn 2020 - 2025 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của công tác Đoàn - Hội tại Học viện Tài chính. Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Học viện, tuổi trẻ nơi đây không ngừng trưởng thành, hun đúc lý tưởng cách mạng, thắp sáng khát vọng dấn thân, cống hiến với niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trường Sa mùa biển động và những ký ức không thể quên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trường Sa mùa biển động và những ký ức không thể quên

TTTĐ - Đó là những ngày tháng 12/2024, miền Bắc lạnh buốt, khi nhà nhà gấp rút chuẩn bị đón Tết thì đoàn công tác đặc biệt mang theo hơi ấm của đất liền hành trình đến với Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió…
Nhà báo trẻ với mảng đề tài chính luận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhà báo trẻ với mảng đề tài chính luận

TTTĐ - Những “chiến sĩ” cầm bút, với sức trẻ, tài năng và bản lĩnh chính trị vững vàng đang từng ngày “chiến đấu” để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.
Bản lĩnh của nhà báo trẻ trong thời đại số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bản lĩnh của nhà báo trẻ trong thời đại số

TTTĐ - Sự phát triển nhanh chóng của môi trường truyền thông số đòi hỏi lực lượng nhà báo trẻ thường xuyên chú trọng nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người làm báo, không ngừng có ý thức trau dồi, bồi đắp lý tưởng, nâng cao bản lĩnh, năng lực để giữ vững “lửa nghề”.
Xem thêm