Tag
Dạy và học trực tuyến: Từ giải pháp tình thế đến chiến lược mang tầm vóc quốc gia

Bài 5: Cần đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt xây dựng hạ tầng, dữ liệu

Giáo dục 12/09/2021 00:00
aa
TTTĐ - Cần phải đầu tư quyết liệt về hạ tầng, dữ liệu... đó là khẳng định của PGS.TS Chu Cẩm Thơ, nhà sáng lập POMATH, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam về giải pháp dạy và học trực tuyến.
Bài 4: Những vùng “trắng” công nghệ thông tin Bài 3: Thích ứng nhanh theo đòi hỏi của thực tế Bài 2: Những bài giảng "có hồn" kết tinh từ tâm huyết, sáng tạo Dạy và học trực tuyến: Từ giải pháp tình thế đến chiến lược mang tầm vóc quốc gia

Tạo tài nguyên dùng chung

Cụ thể, PGS.TS Chu Cẩm Thơ đánh giá, dạy trực tuyến được coi là một nội dung quan trọng trong chuyển đổi số trong giáo dục, với mục tiêu kép. Đó là, vừa tiến hành các hoạt động giảng dạy trên nền tảng số, vừa đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục năng lực số cho công dân (bao gồm nhân lực ngành Giáo dục và các học sinh là công dân tương lai). Chính vì vậy, để chuyển đổi số thành công trong giáo dục, thì việc đầu tiên đó là tiến hành thành công dạy học trực tuyến.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ
PGS.TS Chu Cẩm Thơ

Tuy nhiên, bà Chu Cẩm Thơ cũng phân tích để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả, chất lượng thì không đơn giản. Theo đánh giá của một số nghiên cứu được thực hiện sau các đợt giãn cách bởi tác động của dịch Covid-19 và quá trình triển khai dạy học trực tuyến trong 20 năm qua thì việc dạy học online mới đạt được yêu cầu ở mức độ thấp, đó là duy trì việc học và tương tác giữa giáo viên và học sinh. Còn lại, rất ít các nhà trường (cả ở đại học và phổ thông) và các sản phẩm giáo dục trực tuyến có được hệ sinh thái học tập toàn diện ở cấp độ cao, phát huy thực sự sức mạnh của công nghệ.

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, ngành Giáo dục xác định năm học 2021-2022 học trực tuyến không phải là giải pháp tình thế mà sẽ là giải pháp lâu dài, ổn định trong dịch bệnh.

Để kịp thời hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số, tại lễ phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" ngày 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ TT&TT khẩn trương xây dựng và triển khai ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ đã xây dựng phương án hướng dẫn tận dụng các bài giảng điện tử có sẵn ở trên mạng. Bộ cũng chuẩn bị kho học liệu lớn trên cổng thông tin điện tử, kết nối trên YouTube…

PGS.TS chu Cẩm Thơ cho rằng, nhiều người vẫn coi dạy trực tuyến là tạm thời trong mùa dịch
Nhiều người vẫn coi dạy trực tuyến là tạm thời trong mùa dịch

Chủ trương là vậy nhưng chắc chắn không thể một sớm một chiều đồng bộ được từ nông thôn đến miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Vì thế, bà Chu Cẩm Thơ cho rằng, chúng ta cần tập trung vào tăng cường năng lực công nghệ cho giáo viên, cụ thể là chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Điều đó giúp giúp giáo viên tìm, lựa chọn được công nghệ phù hợp để hiện thực hóa ý tưởng sư phạm của mình trong dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó, giáo viên phải dành thời gian học sử dụng, luyện tập thành thạo các kĩ năng…

“Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, mỗi nhà trường hoặc cụm trường có thể lựa chọn công nghệ, rồi tập huấn cho giáo viên. Các giáo viên cùng tạo ra giáo án để trở thành tài nguyên dùng chung. Những hành động như vậy sẽ là giải pháp tạm thời, giúp vượt qua khó khăn của giáo dục trong giai đoạn hiện nay”, bà Chu Cẩm Thơ nhấn mạnh.

Chúng ta cũng biết rằng, có rất nhiều học sinh, sinh viên chưa được trang bị đầy đủ thiết bị, hạ tầng để sẵn sàng cho dạy học trực tuyến. Ngoài ra, tâm lý của phụ huynh và học sinh, sinh viên cũng chưa sẵn sàng coi học trực tuyến là xu hướng lâu dài mà vẫn chỉ là học tạm trong mùa dịch hiện nay.

Bài 5: Cần có sự đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt để xây dựng hạ tầng, dữ liệu

Bên cạnh đó, nhận thức, ý thức tham gia dạy, học trực tuyến của thầy và trò chưa thể hiện được. Dạy học trực tuyến không phải giải pháp tình thế trong mùa dịch mà phải là phương thức bắt buộc, đồng hành với dạy học trực tiếp để phát triển năng lực người học trong thời đại ngày nay.

Cần có chiến lược chuyển đổi số trong giáo dục

Từ những lý do trên, bà Chu Cẩm Thơ cho rằng, với sức mạnh của công nghệ, chúng ta nên nghĩ đến việc dạy học trực tuyến sẽ giúp thực hiện những ý tưởng sư phạm mà bình thường khó làm được. Đó là, học cá nhân hóa. Theo đó, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi; Học với chương trình phù hợp năng lực, sở thích của mình.

Dạy học sáng tạo với sự hỗ trợ của “người thầy công nghệ” đã thể hiện ngày càng tốt ý tưởng sư phạm trong tạo ra cơ hội tương tác, phong cách và sản phẩm học tập, nhóm học tập với sự hỗ trợ của đa phương tiện. Giáo dục trực tuyến, đa văn hóa với lớp học toàn cầu có thể kết nối người học khắp nơi; khai thác nguồn tri thức khổng lồ.

Dạy học trực tuyến cần phải thay đổi từ trong nhận thức của cá người dạy và người học
Dạy học trực tuyến cần phải thay đổi từ trong nhận thức của cả người dạy và người học

Chỉ bấy nhiêu lợi ích từ công nghệ, chúng ta có khẳng định rằng dạy học trực tuyến không phải là giải pháp tình thế, mà là giải pháp dạy học cần được thực hiện trong thời đại ngày nay. Trong lĩnh vực GD&ĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời.

Bà Chu Cẩm Thơ nhấn mạnh: “Để dạy và học trực tuyến không phải là giải pháp tình huống trong bối cảnh dịch bệnh, chúng ta cần có chiến lược chuyển đổi số trong giáo dục, với sự đầu tư hạ tầng số, dữ liệu, tài nguyên giáo dục số đồng bộ. Từ đó, chúng ta có thể tiến hành giáo dục kết hợp trực tiếp và trực tuyến.

Song song với đầu tư hạ tầng công nghệ, nguồn dữ liệu, tài nguyên giáo dục số, hệ thống quản trị số đồng bộ, chúng ta cũng cần đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành giáo dục để các kỹ năng quản trị, giảng dạy… đáp ứng được yêu cầu”.

Với những lý do trên, bà Chu Cẩm Thơ cho rằng ngành Giáo dục nói riêng và hệ thống chính trị nói chung cần có sự đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt để xây dựng hạ tầng, dữ liệu, nâng cao năng lực số cho đội ngũ; Thay đổi mô thức quản trị để chuyển đổi số thực sự được diễn ra và trở thành nguồn lực quyết định sự tiến bộ về chất cho giáo dục Việt Nam.

Để dạy học trựuc tuyến không phải là giải pháp tình thế, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng, thay đổi nhận thức....
Để dạy học trực tuyến không phải là giải pháp tình thế, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực...

Trước nhu cầu bức thiết của việc ứng dụng CNTT vào dạy và học trong tình hình dịch bệnh, đòi hỏi ngành Giáo dục phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp hữu hiệu. Ngành GD&ĐT cũng coi ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là việc làm cần thiết nếu muốn bứt phá cho tương lai và cũng là nhu cầu nội tại từ tình hình dịch bệnh hiện nay.

Để chuẩn bị cho điều này, từ tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, với mục tiêu Việt Nam gia nhập nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Trong đó, giáo dục là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện chuyển đổi số…

Cùng với sự chuẩn bị có tính chiến lược và tạo đà, thử thách thông qua đợt dịch Covid-19 lần này, chúng ta sẽ biến gian nguy thành cơ hội để đột phá thúc đẩy ngành Giáo dục cất cánh trong tương lai.

Đọc thêm

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự Lễ phát động Ngày Pháp luật Việt Nam Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự Lễ phát động Ngày Pháp luật Việt Nam

TTTĐ - Chương trình diễn ra tại trường THCS Thanh Xuân, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT, Bộ Tư pháp, lãnh đạo các sở, ban, ngành TP Hà Nội; đại biểu đại diện lãnh đạo phòng GD&ĐT của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Sắp ban hành tài liệu phòng, chống ma túy trong trường học Giáo dục

Sắp ban hành tài liệu phòng, chống ma túy trong trường học

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Công an đã ký kết chương trình phối hợp về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý trong trường học giai đoạn 2024-2030.
Đồng hành cùng con: Xuất phát từ thực tiễn, thấu hiểu tình yêu thương Giáo dục

Đồng hành cùng con: Xuất phát từ thực tiễn, thấu hiểu tình yêu thương

TTTĐ - Đó là chủ đề chương trình tọa đàm vừa được trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức.
Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp Quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL Nhịp sống phương Nam

Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp Quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL

TTTĐ - Ngày 28/10, tại TP Phú Quốc (Kiên Giang), Hotel Academy Việt Nam đã tổ chức Lễ khai giảng khóa học Quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL. Chương trình có sự tham dự của tập thể sư phạm Nhà trường, tân học viên và phụ huynh.
Hà Nội tăng cường quản lý các trường tư thục và có yếu tố nước ngoài Giáo dục

Hà Nội tăng cường quản lý các trường tư thục và có yếu tố nước ngoài

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành quyết định thành lập Phòng Giáo dục tư thục và có yếu tố nước ngoài trực thuộc sở.
Trang bị kiến thức cho học sinh nhận diện và phòng chống ma túy thế hệ mới Giáo dục

Trang bị kiến thức cho học sinh nhận diện và phòng chống ma túy thế hệ mới

TTTĐ - Công tác phòng chống ma túy trong học đường giúp học sinh nhận diện được những nguy cơ, tác hại của tệ nạn này để chủ động tránh xa và bảo vệ mình.
Học sinh hào hứng với Hội thi “Ly Thai To in my heart” Giáo dục

Học sinh hào hứng với Hội thi “Ly Thai To in my heart”

TTTĐ - Những màn kịch tái hiện lại một giai đoạn lịch sử hào hùng, các tiết mục nhảy hiện đại, học sinh hát xẩm truyền thống… tất cả đã tạo nên một Hội thi tài năng “Ly Thai To in my heart” náo nhiệt, ấn tượng, để lại trong lòng thầy trò hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ những ấn tượng khó quên.
Viện FOJO hỗ trợ đào tạo gần 1 vạn nhà báo của Việt Nam Giáo dục

Viện FOJO hỗ trợ đào tạo gần 1 vạn nhà báo của Việt Nam

TTTĐ - Chiều 27/10, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Liên lạc cựu học viên Việt Nam của Viện FOJO tổ chức buổi gặp mặt, tri ân, trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông cho các nhà báo Thụy Điển.
Đến trường bằng nụ cười, về nhà bằng niềm vui Giáo dục

Đến trường bằng nụ cười, về nhà bằng niềm vui

TTTĐ - Sáng 26/10, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Gia Lâm tổ chức Lễ phát động tiếp tục đẩy mạnh thi đua xây dựng Trường học hạnh phúc.
Tập huấn kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo chương trình mới Giáo dục

Tập huấn kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo chương trình mới

TTTĐ - Trường THCS Giảng Võ 2 vừa tổ chức thành công chuyên đề: “Dạy học đọc hiểu Ngữ văn 9 theo định hướng ôn thi vào lớp 10 (rèn kỹ năng đọc hiểu và tư duy phản biện)”.
Xem thêm