Bài 86: Đoàn phải là cầu nối…
![]() |
>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 85: Làng nghề truyền thống Bát Tràng trước cơ hội vươn xa
Phải có chương trình “vàng”
Trong bối cảnh hiện nay, ngoại ngữ không chỉ giúp thanh niên mở cánh cửa ra thế giới, tiếp thu tri thức, giao lưu học hỏi từ các nền văn hóa khác mà còn giúp Việt Nam quảng bá hình ảnh tới bạn bè năm châu. Với ý nghĩa đó, Bộ GD - ĐT đã trình Thủ tướng ban hành Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 (trên cơ sở sửa đổi đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020).
Tiếp đó, Bộ đã hoàn thiện các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, ưu tiên các định dạng hỗ trợ thi trên máy tính và thi trực tuyến; từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng đề thi ngoại ngữ quốc gia. Ban hành quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
![]() |
Bộ GD - ĐT cũng đa dạng hóa các chương trình, sách giáo khoa, học liệu và hình thức đào tạo, bồi dưỡng, nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học tập ngoại ngữ của học sinh; quan tâm xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ. Triển khai đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm; rà soát, thống nhất chương trình; chú trọng phương thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến; thực hiện công tác khảo thí ngoại ngữ đảm bảo minh bạch, khách quan.
Bộ GD - ĐT nêu rõ, quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ được nâng cao dần đối với từng khoá tuyển sinh, từng chương trình đào tạo nhưng phải hướng tới sớm đạt mục tiêu của đề án; lộ trình đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế. Nhà trường công bố công khai chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, lộ trình đạt chuẩn cũng như các loại chứng chỉ ngoại ngữ được chấp nhận cho miễn học, thi ngoại ngữ (nếu có) trên trang thông tin điện tử chính thức của trường trước mỗi khoá, kỳ học để sinh viên có kế hoạch học tập đạt chuẩn theo quy định.
Về việc triển khai dạy và học ngoại ngữ tăng cường, các trường tổ chức thi, kiểm tra khảo sát năng lực ngoại ngữ đầu để làm căn cứ xếp lớp học ngoại ngữ tăng cường theo năng lực thực tế của sinh viên. Nội dung học tập, giáo trình, tài liệu và hình thức triển khai dạy học ngoại ngữ tăng cường nên đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, với năng lực của sinh viên để tạo môi trường, điều kiện học tập và phát huy tốt nhất khả năng của sinh viên.
Thoạt nhìn, mục tiêu của Đề án quá lý tưởng. Tuy nhiên, cho đến nay Đề án dường như bị bỏ quên. Ngọc Linh, sinh viên trường Đại học Thủy lợi chia sẻ: “Đề án ngoại ngữ quốc gia có lộ trình thực hiện từ năm 2008 - 2020 nhưng dường như bị bỏ quên trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông, dự kiến thực hiện đại trà từ năm 2018 - 2019. Điều dễ nhận thấy nhất là sự thiếu đồng bộ, tính liên kết khi đặt yêu cầu, mục tiêu của Đề án trong tổng thể dự thảo chương trình phổ thông đối với việc dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục. Vậy nên, Đại hội Đoàn toàn quốc lần này, tôi cho rằng, Văn kiện cần có những chương trình “vàng”, khuyến khích các đoàn viên, thanh niên tăng cường học ngoại ngữ. Đoàn giúp các bạn trẻ kết nối, nhân rộng mô hình cộng đồng Ngoại ngữ về các trường, đồng thời hỗ trợ về mặt kinh phí để mô hình được hoàn thiện hơn và thực hiện một cách đồng bộ ở nhiều đơn vị”.
Kết nối doanh nghiệp với tổ chức xã hội
Để giúp các bạn trẻ, các sinh viên, đoàn viên thanh niên có kinh phí, nhân rộng mô hình cộng đồng học ngoại ngữ, Nguyễn Thùy Liên, sinh viên trường Đại học Hà Nội, cho rằng: “Văn kiện Đại hội Đoàn lần này nên đề cập tới việc Đoàn tiên phong là cầu nối giữa các doanh nghiệp, doanh nhân với các cơ sở có nguồn kinh phí xã hội hóa cho các hoạt động ngoại ngữ; Tổ chức các festival về ngoại ngữ, quy tụ nhiều ngôn ngữ, nhiều văn hóa tạo ra cơ hội giao thoa, giao lưu và sức lan tỏa của phong trào học Ngoại ngữ…”.
“Tổ chức các festival không chỉ là cơ hội để các bạn sinh viên, đoàn viên, thanh niên kiểm tra trình độ tiếng Anh của bản thân mà còn được tư vấn lộ trình học Tiếng Anh. Đây chính là nơi để tìm kiếm tài năng IELTS với cơ hội nhận được những suất học bổng toàn phần từ chính phủ nước bạn”, Thùy Liên chia sẻ.
Như vậy, không chỉ là người bạn tốt của thanh niên, người đoàn viên trong thời kì hội nhập phải là người công dân tốt, có uy tín trong cộng đồng dân cư. Đồng thời, đoàn viên cũng là người tiên phong trong việc triển khai, thực hiện các phong trào, các hoạt động học tập, trong đó có vấn đề nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cộng đồng.
Đóng góp cho các phong trào sinh viên, anh Phạm Thanh Tân, Bí thư Đoàn Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, cho rằng: “Việc kết nối với doanh nghiệp hiệu quả sẽ tạo môi trường để doanh nghiệp đồng hành với quá trình rèn luyện của sinh viên, giúp sinh viên đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt”.
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong cho rằng, số lượng đoàn viên, thanh niên trong khu vực trường học chiếm tỷ lệ rất lớn và có trình độ chất xám cao. Chính vì vậy, cán bộ Đoàn và trợ lý thanh niên phải biết tiếp cận để vận dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt. Cần kết nối các nguồn lực xã hội để thực hiện các phong trào trong trường học ngày một tốt hơn. Không những thế, phải biết tận dụng công nghệ trong các cơ sở giáo dục để bổ trợ phát triển các phong trào tình nguyện và đưa nghiên cứu khoa học đi vào thực chất.
Xoay quanh chuyện hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp GS.TS Vũ Đình Thành, Hiệu trưởng Đai học Bách khoa TP HCM nhấn mạnh: “Hiện nay, Nhà nước luôn đặt vấn đề các trường phải đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội nên chương trình đào tạo phải thay đổi để chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội chứ không chỉ đào tạo đại trà như trước đây. Vì thế, bản thân giảng viên ở các khoa, các trường phải năng động, chủ động tìm hiểu và nắm được các doanh nghiệp đang cần gì? Nhu cầu xã hội hiện nay và tương lai ra sao? Nhà trường cần đào tạo gì? Sinh viên ra trường sẽ làm gì?... từ đó, giúp tổ chức Đoàn kết nối đoàn viên, thanh niên với doanh nghiệp”.
“Tôi cho rằng, đây là những vấn đề rất thực tiễn. Về phía nhà trường rất cần doanh nghiệp để hỗ trợ cải tiến, bổ sung trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó, hợp tác với doanh nghiệp là điều kiện cần thiết để sinh viên có nơi kiến tập, thực tập, khi ra trường có địa chỉ làm việc, dễ xin việc hơn là để các em “tự bơi” – GS Vũ Đình Thành nhấn mạnh.
Phấn đấu 20% đoàn viên giao tiếp thành thạo tiếng Anh “Đây cũng là những yếu tố, giá trị cốt lõi không những của Đoàn thanh niên cơ quan Trung ương Đoàn mà của tất cả các tổ chức Đoàn cơ sở. Mỗi đoàn viên cần phải phấn đấu để đạt được, vừa giúp đoàn viên hoàn thiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ đoàn vừa để xứng đáng là những thủ lĩnh thanh niên”, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, ông Lê Quốc Phong nhấn mạnh. |
(còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Mỗi tình nguyện viên là một tấm gương về tác phong chuyên nghiệp

"Cao điểm xanh" trên Dự án đường dây 500kV

Cán bộ trẻ “chuyển mình” góp sức vận hành chính quyền 2 cấp

Thanh niên xung kích “chia lửa” cùng chính quyền 2 cấp

Chạm vào thế giới khoa học diệu kỳ

Tiếp sức chính quyền, gỡ khó cùng người dân

Phục vụ Nhân dân bằng công nghệ và cả trái tim

Nam sinh vô địch “Tin học văn phòng” chuẩn bị sang Mỹ tranh tài

Cơ hội vàng cho Gen Z theo đuổi ước mơ kỹ sư chuẩn Nhật
