Tag

Bảo tàng Đà Nẵng di dời tới địa điểm mới

Nghệ thuật 30/11/2024 10:01
aa
TTTĐ - Theo Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng, dự kiến đầu năm 2025, Bảo tàng Đà Nẵng cơ sở mới tại địa chỉ 42 - 44 Bạch Đằng sẽ đi vào hoạt động, phục vụ Nhân dân và du khách tham quan.
Cuộc tao ngộ đầy chất thơ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Khám phá thiên nhiên tại Bảo tàng Đa dạng sinh học Quảng Nam Đa dạng hoá các mô hình bảo tàng, hướng tới bảo tàng số
Bảo tàng Đà Nẵng tại vị trí mới kết nối với quảng trường quanh Thành Điện Hải, Thư viện Khoa học Tổng hợp và cảnh quan bờ tây sông Hàn
Bảo tàng Đà Nẵng tại vị trí mới kết nối với quảng trường quanh Thành Điện Hải, Thư viện Khoa học Tổng hợp và cảnh quan bờ tây sông Hàn

Ông Hà Vỹ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng cho biết, hiện nay đơn vị trực tiếp quản lý Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Chăm và Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Quân khu 5 - Bảo tàng Chi nhánh Hồ Chí Minh tại Đà Nẵng cùng những bảo tàng ngoài công lập.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng, bên cạnh các phương thức hoạt động truyền thống thì gần đây các bảo tàng còn chú trọng vào chuyện giáo dục, tìm cách để bảo tàng đi vào đời sống của học sinh, thanh niên và các hội đoàn thể.

Sắp tới quý I/2025, Bảo tàng Đà Nẵng từ trong Thành Điện Hải sẽ chuyển sang vị trí mới tại địa chỉ 42 - 44 Bạch Đằng (quận Hải Châu).

Đây là dấu ấn quan trọng trong hoạt động của hệ thống bảo tàng thành phố. Cùng với xây dựng thì việc tổ chức trưng bày cũng là một nỗ lực rất lớn của TP Đà Nẵng đối với công chúng yêu nghệ thuật.

Hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng là điểm giáo dục truyền thống lịch sử, tham quan, du lịch hấp dẫn của thành phố
Hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng là điểm giáo dục truyền thống lịch sử, tham quan, du lịch hấp dẫn của thành phố

Cụ thể, nội dung trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng ở cơ sở mới được chia theo 6 khu vực: Khu trưng bày thường xuyên, khu trưng bày chuyên đề, khu trưng bày kho mở, khu trưng bày có thời hạn, khu trưng bày nghiên cứu phát triển và khu trưng bày ngoài trời.

Bảo tàng Đà Nẵng còn chia thành nhiều phần trưng bày, tương ứng với các chủ đề khác nhau nhằm khai thác tối đa giá trị của tài liệu, hiện vật.

Hiện nay, công tác truyền thông ở các bảo tàng cũng có những yếu tố mới như công nghệ số, công nghệ thực tế ảo cùng các hoạt động khác.

Có thể nói hệ thống bảo tàng của TP Đà Nẵng thời gian qua đã đáp ứng được nhiệm vụ quảng bá được di sản, giá trị của thành phố đến với người dân cả nước và nước ngoài, tổ chức được những buổi truyền thông đưa những giá trị cần thiết đến với giới trẻ.

Học sinh tham quan trải nghiệm Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024 tại bảo tàng Đà Nẵng
Học sinh tham quan trải nghiệm Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024 tại bảo tàng Đà Nẵng

Từ năm 2018, Bảo tàng Đà Nẵng xây dựng website địa chỉ bandodisandanang.vn nhằm phát triển bản đồ di sản số bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Từ website này, những thông tin, hình ảnh về hệ thống di tích trên địa bàn thành phố với 12 di tích cấp quốc gia và 34 di tích cấp thành phố như: Thành Điện Hải, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Hải Vân Quan… được chia sẻ rộng rãi và trực quan.

Dùng công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ số làm động lực để phát triển văn hóa, thể thao thành phố Đà Nẵng. Hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thể thao của người dân.

Học sinh Đà Nẵng thi làm mô hình các công trình kiến trúc tiêu biểu tại TP Đà Nẵng
Học sinh Đà Nẵng thi làm mô hình các công trình kiến trúc tiêu biểu tại TP Đà Nẵng
Các bảo tàng chú trọng vào chuyện giáo dục, tìm cách để bảo tàng đi vào đời sống của học sinh, thanh niên
Các bảo tàng chú trọng vào chuyện giáo dục, tìm cách để bảo tàng đi vào đời sống của học sinh, thanh niên

Được biết, dự án cải tạo, nâng cấp các khối nhà 42 - 44 Bạch Đằng và 31 Trần Phú để làm Bảo tàng Đà Nẵng được khởi công từ giữa năm 2021, nhằm tạo hạ tầng để tiếp nhận, trưng bày hiện vật của bảo tàng hiện nay (đang đặt tại vùng lõi di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải).

Dự án triển khai trên tổng diện tích 8.686m2, gồm 1 khối bảo tàng xây mới (1 tầng hầm, 3 tầng nổi), hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan cây xanh đồng bộ.

Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, bảo tàng tại vị trí mới kết nối với quảng trường chung quanh Thành Điện Hải, Thư viện Khoa học Tổng hợp và cảnh quan bờ tây sông Hàn, tạo thành quần thể kiến trúc văn hóa độc đáo.

Sau khi hoàn thành công trình, Bảo tàng Đà Nẵng cũng mở rộng quy mô trưng bày, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất là nơi sưu tầm, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của thành phố và khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Từ đó, góp phần giáo dục và phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham quan, tìm hiểu, hưởng thụ văn hóa của đông đảo người dân cũng như du khách.

Dự án này được xem là bước đột phá về đầu tư cho lĩnh vực văn hóa có giá trị kép, vừa tạo thêm điểm nhấn kiến trúc, điểm trưng bày bảo tàng và tham quan mới vừa trả lại không gian xưa cho Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải. Công trình này là một di tích lịch sử chứng kiến biết bao thăng trầm của đất và người Đà Nẵng.

Tòa Đốc lý hay còn gọi là Tòa thị chính Đà Nẵng (số 42 Bạch Đằng, quận Hải Châu), được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, đến nay đã có hơn 120 năm tuổi. Không chỉ mang tính biểu tượng, Tòa thị chính còn là nhân chứng cho những thời khắc lịch sử hào hùng của quân và dân Đà Nẵng với sự kiện trưa 29/3/1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Tòa thị chính, đánh dấu thắng lợi của quân dân Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trong giai đoạn xây dựng và phát triển, công trình này tiếp tục được sử dụng làm trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1994, tòa nhà được tu sửa, nâng cấp nhưng vẫn giữ nguyên những giá trị thẩm mỹ của kiến trúc Pháp vốn có. Thời điểm chia tách địa giới hành chính năm 1997, tòa nhà vẫn được chọn là trụ sở của UBND thành phố Đà Nẵng. Đến tháng 6/2014, bộ máy chính quyền chuyển vào Trung tâm Hành chính thành phố, tòa nhà trở thành trụ sở của HĐND thành phố.

Đọc thêm

Dòng chảy 30 năm của một giải thưởng văn hóa - nghệ thuật Nghệ thuật

Dòng chảy 30 năm của một giải thưởng văn hóa - nghệ thuật

TTTĐ - Tối 8/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Người Lao Động tổ chức Chương trình Nghệ thuật kỷ niệm 30 năm Giải Mai Vàng và Lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024. Đây là sự kiện mang đậm ý nghĩa về dòng chảy 30 năm của một giải thưởng văn hóa - nghệ thuật.
Độc đáo lời chúc Nguyễn Xuân Son bằng thơ lục bát  trên bánh 3D Nghệ thuật

Độc đáo lời chúc Nguyễn Xuân Son bằng thơ lục bát trên bánh 3D

TTTĐ - Trong không khí cả nước mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại AFF Cup 2024, các nghệ nhân của Nhất Hương đã sáng tạo những chiếc bánh điêu khắc 3D cực kỳ độc đáo. Bằng việc lựa chọn thể thơ lục bát - đặc sản văn hóa Việt Nam - tác phẩm không chỉ là món quà ý nghĩa dành tặng cầu thủ Nguyễn Xuân Son mà còn là thông điệp cổ vũ tinh thần dân tộc trên hành trình chinh phục những đỉnh cao tiếp theo.
Chân dung ghép gốm trên nền sơn mài của họa sĩ Tô Ngọc Trang Nghệ thuật

Chân dung ghép gốm trên nền sơn mài của họa sĩ Tô Ngọc Trang

TTTĐ - "Chiêm bao" là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm trên nền sơn mài diễn ra tại Area 75 - Art & Auction 75 Hàng Bồ, Hà Nội.
Khám phá “Quà tặng của nhân gian” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Nghệ thuật

Khám phá “Quà tặng của nhân gian” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

TTTĐ - Sáng 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Bài 6: Tìm về “quê mẹ” của nhạc cụ truyền thống Việt Nam Nghệ thuật

Bài 6: Tìm về “quê mẹ” của nhạc cụ truyền thống Việt Nam

TTTĐ - Làng Đào Xá, một ngôi làng nhỏ nằm ở xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội, nơi vẫn ngày đêm giữ lửa nghề sản xuất nhạc cụ dân tộc, là cội nguồn sản sinh ra hàng triệu cây đàn trên khắp cả nước.
Kết nối những trái tim Việt Nam với “Xuân quê hương 2025” tại Osaka Nghệ thuật

Kết nối những trái tim Việt Nam với “Xuân quê hương 2025” tại Osaka

TTTĐ - Trong hai ngày 4 và 5/1/2025, tại công viên Naniwa no Miya ato, thành phố Osaka, Nhật Bản, sẽ diễn ra chương trình "Xuân quê hương 2025" với chủ đề “Trái tim Việt Nam”. Sự kiện được tổ chức bởi các hội đoàn, doanh nghiệp uy tín của người Việt tại Nhật Bản với sự đồng hành của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka.
Bài 5: Nghệ thuật hát chầu văn trong dòng chảy văn hoá Nghệ thuật

Bài 5: Nghệ thuật hát chầu văn trong dòng chảy văn hoá

TTTĐ - Hát chầu văn, một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam, không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể mà còn là nhịp cầu kết nối tâm linh trong đời sống tinh thần của người dân. Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và lời ca của chầu văn đã góp phần tạo nên nghi lễ hầu đồng vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
Bài 4: Sáng tạo đồng dao trong phim kinh dị Việt Nghệ thuật

Bài 4: Sáng tạo đồng dao trong phim kinh dị Việt

TTTĐ - Việc sử dụng chất liệu dân gian đồng dao trong các bộ phim kinh dị đã không còn là điều xa lạ trong thị trường điện ảnh Việt Nam hiện nay. Bên cạnh ý kiến cho rằng việc sử dụng đồng dao đã giúp các bộ phim tăng sức hấp dẫn, thân quen đối với khán giả đại chúng, vẫn có nhận định tỏ ra hoài nghi về ý đồ của nhà làm phim khi đưa đồng dao vào phim kinh dị.
Bài 3: Nghệ sĩ Tuồng và những giai thoại “vàng son” khó quên Nghệ thuật

Bài 3: Nghệ sĩ Tuồng và những giai thoại “vàng son” khó quên

TTTĐ - Tuồng - loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, từng phát triển rực rỡ với những vở diễn đỉnh cao, khán đài chật kín, và tiếng trống rộn rã làm say lòng người. Đằng sau ánh hào quang ấy là những nghệ sĩ, những người đã sống trọn vẹn với đam mê, vượt qua bao gian khó để gìn giữ nét tinh hoa của dân tộc. Họ không chỉ là chứng nhân cho thời kỳ vàng son của Tuồng mà còn là "ngọn đuốc" âm thầm thắp sáng hành trình bảo tồn và truyền lửa cho thế hệ mai sau.
Bài 2: Mạch ngầm âm nhạc truyền thống chảy trong đời sống giới trẻ Nghệ thuật

Bài 2: Mạch ngầm âm nhạc truyền thống chảy trong đời sống giới trẻ

TTTĐ - Nhằm đưa nghệ thuật chèo đến với giới trẻ, câu lạc bộ (CLB) “Chèo 48h – Tôi chèo về quê hương” đã không ngừng nỗ lực tiên phong trong việc gìn giữ và lan tỏa văn hóa Việt xưa. Trong suốt chặng đường 10 năm “chèo lái”, CLB ngày một đa dạng thêm những lớp học về các loại hình âm nhạc cổ và đưa âm nhạc truyền thống gần hơn tới tuổi trẻ Thủ đô.
Xem thêm