Tag

Bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế-xã hội

Văn hóa 15/07/2022 17:10
aa
TTTĐ - Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống.
Công trình văn hoá - “thánh đường nghệ thuật” hay vị thế của một quốc gia? Công trình văn hoá - “thánh đường nghệ thuật” hay vị thế của một quốc gia?
Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành hầm ngầm chống ngập và công viên văn hóa, tâm linh Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành hầm ngầm chống ngập và công viên văn hóa, tâm linh
Đầu tư vào văn hoá nghệ thuật - lợi nhuận không phải là tất cả Đầu tư vào văn hoá nghệ thuật - lợi nhuận không phải là tất cả
Nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc “Làm bằng tay, xoay bằng mông” (Ảnh Đ.Minh)
Nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận (Ảnh Đ.Minh)

Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá, được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biểu tượng của sự trường tồn, đồng thời là cầu nối giữa quá khứ- hiện tại- tương lai, góp phần tạo lập nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc, đem lại giá trị quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nghệ thuật gốm “Nắn bằng tay, xoay bằng mông”

Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á, tồn tại hơn 700 năm. Người Chăm dùng một loại đất sét đặc biệt chỉ có ở quanh khu vực làng, trộn với cát mịn nhuyễn. Vì vậy đất sét của Bàu Trúc khá cứng, rất phù hợp cho việc tạo hình thô sơ rồi mới chỉnh sửa từng chi tiết về sau.

Ở nhiều làng nghề, người ta thường dùng các bàn xoay để nặn gốm, khác với các làng gốm truyền thống khác như Bát Tràng, người nghệ nhân Chăm không dùng bàn xoay tự động để tạo hình. Điểm đặc biệt của nghề làm gốm ở Bàu Trúc đó chính là phương pháp làm gốm thủ công, dùng đôi tay của mình, đi vòng quanh trục gốm để tạo ra sản phẩm mang tính độc bản.

Nghệ nhân Vạn Quang Phú Đoan, cho biết Nghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

"Cách nói dân dã kỹ thuật làm gốm “nắn bằng tay, xoay bằng mông”, sản phẩm sau khi chế tác được nung lộ thiên, cho ra những sản phẩm mang tính độc bản cao, không lẫn với sản phẩm gốm ở nơi khác”, Nghệ nhân Vạn Quang Phú Đoan chia sẻ.

Sản phẩm gốm sau khi nung được người thợ tạo màu sắc theo phương pháp truyền thống mà nguyên liệu tạo màu có nguồn gốc từ thực vật (Ảnh Đ.Minh)
Sản phẩm gốm sau khi nung được người thợ tạo màu sắc theo phương pháp truyền thống mà nguyên liệu tạo màu có nguồn gốc từ thực vật (Ảnh Đ.Minh)
Bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế-xã hội

Làng gốm Chăm Bàu Trúc có khoảng 400 hộ gia đình. Trong đó có trên 80% hộ gia đình vẫn tiếp tục theo nghề gốm. Ngay giữa trung tâm làng gốm là khu vực trưng bày với rất nhiều chủng loại khác nhau từ bình hoa, ấm nước cho đến nồi niêu, chum vại…

Hoa văn trên gốm Bàu Trúc là những đường chạm khắc mang đậm nét văn hóa Chăm Pa như là những hình sông nước, chấm vỏ sò, hoa văn móng tay…Gốm Chăm Bàu Trúc có màu sắc vàng đỏ, đỏ hồng, đen, xám xen lẫn những vệt nâu đặc trưng, có tính “độc bản”. Các sản phẩm luôn có sự khác biệt riêng bởi mỗi sản phẩm tạo ra nó có cái hồn riêng lưu lại từ quá trình nung đất cho đến những nét hoa văn.

Sản phẩm gốm Bàu Trúc hiện không chỉ là một mặt hàng truyền thống mà còn vươn ra các thị trường quốc tế. Hiện nay, gốm Chăm Bàu Trúc được trưng bày tại California, Texas và Arizona thu hút đông đảo khách đến tham quan, tìm hiểu và mua hàng.

Phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong cộng đồng

Gia Lai là một trong 5 tỉnh ở Tây Nguyên còn giữ gìn được rất nhiều bộ cồng chiêng. Nhiều năm qua, được sự quan tâm, động viên của các cấp chính quyền và xuất phát từ nhu cầu mong muốn bảo tồn cồng chiêng của người dân ở các làng đồng bào DTTS, theo đó nhiều làng đã thành lập các đội chiêng như đội chiêng làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro), đội chiêng làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang), đội chiêng làng Quen (xã Ia Me, huyện Chư Prông), đội chiêng buôn Broăi (xã Ia Broăi, huyện Ia Pa)…

Ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai thông tin “Trong hơn 15 năm Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, tỉnh đã thực hiện nghiêm túc các cam kết từ việc tổ chức những lễ hội cồng chiêng quy mô lớn đến việc vinh danh nghệ nhân cồng chiêng, đưa cồng chiêng vào dạy trong trường học để tiếp tục duy trì, phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong cộng đồng”.

Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời (Ảnh Đ.Minh)
Cồng chiêng Tây Nguyên (Ảnh Đ.Minh)

Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng của cồng chiêng, cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ, hoặc dùng theo dàn, theo bộ từ 2 đến 12 chiếc, cũng có bộ 18 đến 20 chiếc như bộ chiêng của người Gia Rai. Dàn cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau.

Hàng năm, TP Pleiku đã mua các bộ chiêng về tặng cho các làng để luyện tập, Phòng Dân tộc cũng đứng ra tổ chức các lớp truyền dạy chiêng cho thế hệ trẻ. Người truyền dạy là các nghệ nhân đánh chiêng, già làng, người có uy tín trong làng nên thu hút được nhiều người theo học, đặc biệt các em nhỏ và thanh, thiếu niên”, ông Nguyễn Xuân Hà, Trưởng phòng Văn hoá-Thông tin TP Pleiku cho biết thêm.

Thống kê sơ bộ tại 1.192 làng đồng bào dân tộc Gia Rai, Ba Na trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn lưu giữ 5.655 bộ cồng chiêng. Trong đó dân tộc Gia Rai có 3.373 bộ, dân tộc Ba Na có 2.282 bộ và 932 bộ cồng chiêng quý hiếm. Toàn tỉnh có 948/1.192 làng vẫn còn lưu giữ cồng chiêng, chiếm 79,5%; Ia Grai là huyện còn lưu giữ được nhiều cồng chiêng nhất tỉnh Gia Lai với 1.116 bộ, trong đó có 353 bộ cồng chiêng quý hiếm. Toàn tỉnh có khoảng 900 nghệ nhân giỏi và hơn 60 nghệ nhân biết chỉnh chiêng.

Mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục

Mộc bản trường học Phúc Giang (mộc bản Trường Lưu) là khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Năm 2016, "Mộc bản trường học Phúc Giang " được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á -Thái Bình Dương của UNESCO.

Đây là bộ ván khắc dùng để in sách “giáo khoa” phục vụ cho việc dạy và học, được hình thành trong quá trình hoạt động văn hóa của dòng họ Nguyễn Huy từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX tại Trường học Phúc Giang, làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện Thiên Lộc, nay thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).

Mộc bản trường học Phúc Giang là những bản khắc bằng gỗ cây thị đực, loại gỗ có độ dai, mềm và bền cao (Ảnh Út Vũ)
Mộc bản trường học Phúc Giang là những bản khắc bằng gỗ cây thị, loại gỗ có độ bền cao (Ảnh Út Vũ)

Chị Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm VH-TT huyện Can Lộc cho hay “Mộc bản Trường học Phúc Giang là tập tư liệu gốc, hiện còn 383 bản được làm từ gỗ cây thị đực lâu năm, kích thước dài 25 - 30cm, rộng 15 - 18cm, dày 1 - 2cm. Chữ viết trên Mộc bản là chữ Hán ngược, được khắc đẹp, thanh thoát, với nhiều dạng chữ như: lệ thư, thảo thư, giản tự, dị tự, tục tự, cổ tự, chữ kiêng húy…hàm chứa nhiều giá trị”.

Mộc bản trường học Phúc Giang được khắc từ năm 1758 tới năm 1788, gắn với 3 thế hệ cha con, ông cháu, anh em gồm 5 danh nhân như: Nguyễn Huy Tựu, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự và được sử dụng liên tục cho việc dạy và học của hàng ngàn thầy giáo và học sinh qua gần 3 thế kỷ (XVIII – XX).

Được biết, khối mộc bản gồm 383 bản, được khắc chữ Hán ngược để in 3 tập sách giáo khoa kinh điển (gồm 12 quyển): Tính lý toản yếu đại toàn, Ngũ kinh toản yếu đại toàn và Thư viện quy lệ. Chất liệu ván in với niên đại và các dấu hiệu về phong cách, kỹ thuật tạo tác khẳng định tính xác thực của chúng. Hình thức trình bày phong phú lưu giữ bút tích, ấn triện, gia huy riêng biệt, khẳng định bản quyền...

Theo đại diện Bảo tàng Hà Tĩnh “ Xét về góc độ lịch sử ra đời, mộc bản trường học Phúc Giang có trước cả mộc bản triều Nguyễn và mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Nhưng nét độc đáo của mộc bản trường học Phúc Giang thể hiện ở chỗ đây là di sản thuộc sở hữu của một dòng họ duy nhất ở nước ta còn được lưu giữ đến ngày nay. Giá trị của nó không chỉ mang tầm quốc gia, khu vực mà còn vươn ra tầm quốc tế, cần được bảo tồn và phát huy”.

Một trang trong “Hoàng hoa sứ trình đồ” là bản chép tay duy nhất còn tồn tại của tác phẩm này (Ảnh Út Vũ)
Một trang trong “Hoàng hoa sứ trình đồ” là bản chép tay duy nhất còn tồn tại của tác phẩm này (Ảnh Út Vũ)

Các mộc bản ngoài giá trị về nội dung thông tin các mộc bản trải qua thời gian hơn 250 năm tồn tại, việc UNESCO ghi danh Mộc bản Trường học Phúc Giang đã làm lan tỏa giá trị Mộc bản Trường học Phúc Giang không chỉ ở phạm vi dòng họ Nguyễn Huy và nhân dân cả nước, mà còn trên phạm vi toàn cầu về tinh thần hiếu học và nét đẹp văn hóa truyền thống con người Việt Nam.

Ngoài mộc bản trường học Phúc Giang, thì “Hoàng Hoa sứ trình đồ” sử liệu của dòng họ Nguyễn Huy đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới. Đây là tập bản đồ được vẽ với 3 loại màu trên giấy dó gồm 204 trang bằng chữ Hán, ghi chép về hành trình đi sứ xuất phát từ biên giới Việt - Trung qua các châu, phủ, huyện, dịch trạm tới điểm cuối, tư liệu minh chứng cho hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Hoa thế kỷ 18.

Đến thời điểm này, Việt Nam đã có 7 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu bao gồm: Mộc bản triều Nguyễn (năm 2009), Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê-Mạc (năm 2011), Châu bản triều Nguyễn (2017), Mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm (2012), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016), Mộc bản trường Phúc Giang (2016) và sách cổ Hoàng hoa sứ trình đồ (2018).

Đọc thêm

Bắn pháo hoa tại 30 điểm dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô Văn hóa

Bắn pháo hoa tại 30 điểm dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Thủ đô Hà Nội.
Cựu giám đốc ngân hàng là Á hậu Mrs Earth Vietnam 2024 Giải trí

Cựu giám đốc ngân hàng là Á hậu Mrs Earth Vietnam 2024

TTTĐ - Mrs Earth Vietnam 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Chiến thắng thuộc về Top 5 xinh đẹp. Trong đó, Á hậu 3 Lê Thị Mai đã ghi lại ấn tượng phần thể hiện ứng xử bằng song ngữ của mình.
DANAFF II: Nối nhịp điện ảnh Châu Á Điện ảnh - Âm nhạc

DANAFF II: Nối nhịp điện ảnh Châu Á

TTTĐ - Tiếp nối thành công vang dội của kỳ liên hoan đầu tiên vào năm 2023, Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ hai với chủ đề "DANAFF - Nhịp cầu Châu Á" chính thức trở lại từ ngày 2 - 6/7 tại thành phố Đà Nẵng.
T&A Ogilvy hoàn thiện bộ máy lãnh đạo cấp cao Giải trí

T&A Ogilvy hoàn thiện bộ máy lãnh đạo cấp cao

TTTĐ - T&A Ogilvy chính thức công bố bổ nhiệm anh Bạc Cầm Tiến vào vị trí Managing Partner - chuyên trách hoạt động sáng tạo Creative.
NTK Nguyễn Minh Tuấn ra mắt BST mới tại Thailand Fashion Week Văn hóa

NTK Nguyễn Minh Tuấn ra mắt BST mới tại Thailand Fashion Week

TTTĐ - Nguyễn Minh Tuấn - nhà thiết kế (NTK) của các Hoa hậu quốc tế đã chính thức ra mắt bộ sưu tập (BST) mới trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang Thái Lan 2024 - Thailand Fashion Week 2004.
Người đẹp Hà thành đăng quang Mrs Earth Việt Nam 2024 Văn hóa

Người đẹp Hà thành đăng quang Mrs Earth Việt Nam 2024

TTTĐ - Ngôi vị Hoa hậu cuộc thi Mrs Earth Vietnam 2024 thuộc về thí sinh Vũ Thị Hoa đến từ Hà Nội. Bên cạnh đó, cô còn được giải phụ: Người đẹp tri thức.
The Face Beauty mùa 3, khẳng định vị thế của ngành công nghiệp V-Beauty Thời trang - Làm đẹp

The Face Beauty mùa 3, khẳng định vị thế của ngành công nghiệp V-Beauty

TTTĐ - The Face Beauty mùa 3 - Hội nghị thẩm mỹ quốc tế hàng đầu Việt Nam chính thức quay trở lại để tiếp nối sứ mệnh kết nối giao thương, thúc đẩy ngành công nghiệp V-Beauty phát triển, sánh vai với các quốc gia trên thế giới.
Ký ức, tình yêu và khát vọng trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Ký ức, tình yêu và khát vọng trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Mốc đời tháng sáu" của Nguyễn Hồng Vinh là một tác phẩm đầy cảm xúc, gợi mở những ký ức và hoài niệm đẹp về tuổi trẻ, tình yêu và cuộc sống. Bằng những hình ảnh sống động và ngôn ngữ giản dị nhưng sâu lắng, tác giả đã khéo léo vẽ lên bức tranh của một cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm, những kỷ niệm và cảm xúc đan xen, tạo nên một bức tranh thơ giàu ý nghĩa.
Hành trình "dở khóc dở cười" trong “Vui lên nào anh em ơi” Văn hóa

Hành trình "dở khóc dở cười" trong “Vui lên nào anh em ơi”

TTTĐ - Hành trình trưởng thành "dở khóc dở cười" của 3 chàng trai "tam thập" nhưng "nhi chưa lập" được kể rất hài hước trong bộ phim “Vui lên nào anh em ơi”.
Nô nức rủ nhau trải nghiệm xu hướng cưới mới tại Almaz Wedding Fair 2024 Văn hóa

Nô nức rủ nhau trải nghiệm xu hướng cưới mới tại Almaz Wedding Fair 2024

TTTĐ - Đến hẹn lại lên, triển lãm cưới Almaz Wedding Fair trở lại với chủ đề “Marseille Blue - Sky of Love” vào 2 ngày cuối tuần 29 - 30/6/2024 tại Almaz, Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 30 đối tác uy tín đầu ngành nhằm giới thiệu về các xu hướng và dịch vụ cưới mới nhất. Các cặp đôi và phụ huynh tham gia được tư vấn toàn diện về các dịch vụ cưới thời thượng, trải nghiệm hàng loạt hoạt động gắn kết thú vị và tận hưởng ưu đãi hấp dẫn chỉ có tại sự kiện.
Xem thêm