Bảy thập kỷ bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa đất Thăng Long
Độc đáo cách quảng bá văn hóa Hà Nội của người trẻ |
Lưu giữ giá trị văn hóa nghìn năm
Nói về văn hóa Thăng Long, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, từ thuở vua Lý Thái Tổ dựng kinh đô Thăng Long, Hà Nội đã trở thành nơi hội tụ những tinh hoa của dân tộc, cái nôi tạo dựng nền văn hóa rực rỡ với sức sống bền bỉ qua thời gian.
Dù trải qua bao biến cố, Thăng Long - Hà Nội vẫn đứng vững, như một chứng nhân của lịch sử, luôn truyền cảm hứng cho người dân Việt Nam từ quá khứ đến tương lai.
Hà Nội lưu giữ giá trị văn hóa nghìn năm |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nêu rõ, cách đây 1.014 năm, vào mùa Thu năm 1010, tiếp nối sự nghiệp dựng nước của các Vua Hùng, các bậc tiên liệt, Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn với tầm nhìn chiến lược, đã quyết định dời Đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển huy hoàng của nước Đại Việt.
Từ mốc son lịch sử đó đến thời đại Hồ Chí Minh, trải qua hơn một thiên niên kỷ, với bao biến cố thăng trầm, Thăng Long - Hà Nội vẫn trường tồn cùng tuế nguyệt, vững vàng, khí phách hiên ngang, xứng đáng là trái tim của nước Việt Nam độc lập, tự do và hạnh phúc.
Trước năm 1954, Hà Nội đã tỏa sáng như một biểu tượng của văn hóa kinh kỳ, nơi những nghi lễ cung đình và truyền thống độc đáo được gìn giữ. Các đền, đình, chùa không chỉ là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, mà còn là nơi hội tụ những giá trị tinh thần sâu sắc, nơi mà mỗi nhịp sống đều vang vọng âm hưởng của một quá khứ huy hoàng.
Các lễ hội truyền thống như lễ hội Gióng, lễ hội rước nước, cùng với những trò chơi dân gian đã tạo nên không gian văn hóa sống động, vừa giữ gìn bản sắc, vừa làm phong phú đời sống tinh thần cho bao thế hệ người dân.
Qua bao thăng trầm của thời gian, chùa Trấn Quốc vẫn nằm đó uy nghi, mang nét yên bình mà cổ kính giữa lòng Hà Nội tấp nập. Hàng năm, chùa thu hút rất đông phật tử thập phương, du khách trong và ngoài nước đến dâng hương, lễ phật cũng như vãn cảnh chùa |
Những làng nghề cổ truyền như gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ, hay lụa Vạn Phúc cũng đã khắc sâu vào tâm trí người Hà Nội sự tỉ mỉ và tinh hoa của bàn tay con người. Mỗi sản phẩm làm ra không chỉ đơn thuần là một vật phẩm, mà còn là hiện thân của cả một nền văn hóa đầy tự hào.
Tinh hoa văn hoá của đất kinh kỳ còn là những di sản văn hoá phi vật thể có trữ lượng khá lớn, phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội.
Văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng hòa các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất “hội thủy, hội nhân và hội tụ văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng”.
Bát Tràng “vươn mình”, khẳng định thương hiệu gốm đệ nhất Hà thành |
"Tất cả những di sản ấy không chỉ là tài sản quý báu của Hà Nội, mà còn là di sản tinh thần vô giá của cả dân tộc Việt Nam. Chúng là minh chứng hùng hồn cho vị thế của Thăng Long - Hà Nội như một trung tâm văn hóa ngàn năm, nơi quá khứ giao hòa với hiện tại, truyền thống bắt nhịp với sự đổi mới.
Trải qua thăng trầm, Hà Nội vẫn đứng vững như một biểu tượng sáng ngời của văn hóa dân tộc, là động lực và điểm tựa vững chắc cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai", PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.
Mãnh mẽ, đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa
Với những lợi thế to lớn về mặt văn hóa, Thủ đô Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ra Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa. Cụ thể, cụ thể hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 ngày 22/2/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Đây là một trong hai nghị quyết chuyên đề của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa và minh chứng cho sự coi trọng văn hóa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thủ đô.
Từ ngày Giải phóng Thủ đô, văn hóa kinh kỳ tiếp tục được bảo tồn và phát huy |
Mục tiêu chung được Thành phố Hà Nội xác định là tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp, với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu.
Đáng chú ý, công nghiệp văn hóa được coi là bước đột phá trong phát triển văn hóa Thủ đô, nhằm đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn văn hóa và phát triển văn hóa, cải thiện chất lượng văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, thu hẹp dần khoảng cách, nâng cao khả năng hưởng thụ văn hóa giữa các vùng (đô thị, ngoại thành, khu vực xa trung tâm...) của Thủ đô, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng tỷ trọng đóng góp vào GRDP của Thành phố.
Thực tế, những năm qua, ngành công nghiệp du lịch văn hóa ở Hà Nội đã có những đóng góp tích cực đáng kể tro
Lịch sử ngàn năm văn hiến, nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật với 5.922 di tích lịch sử văn hóa; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, Hà Nội đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Các di tích lịch sử quan trọng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Hoàng thành Thăng Long không chỉ giữ gìn những giá trị di sản văn hóa sâu sắc mà còn đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế.
Hoàng thành Thăng Long trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách |
Bên cạnh đó, một số sản phẩm du lịch đêm trên nền tảng khai thác giá trị truyền thống mang đến sự độc đáo, mới lạ cho du lịch Hà Nội điển hình như: Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, tour du lịch “Đêm thiêng liêng” của Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, du lịch “Giải mã Hoàng thành”; Hà Nội 36 phố phường; trải nghiệm tour “Ngọc Sơn huyền bí” và nhiều địa điểm trải nghiệm sáng tạo khác.
Các lễ hội truyền thống như Lễ hội Gióng ở đền Phù Đồng và đền Sóc, Lễ hội chùa Hương... cũng góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm của du khách. Những sự kiện này không chỉ giúp bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ liên quan, từ lưu trú đến ẩm thực.
Đánh giá về phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, Hà Nội quan tâm bảo tồn và phát huy cả di sản vật thể và phi vật thể. Điều này cho thấy lịch sử của Hà Nội giao thoa với hiện đại với sự đổi mới và sáng tạo.
Bà Pauline Tamesis chia sẻ: Quyết tâm cao của lãnh đạo chính quyền thành phố Hà Nội trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công tư để phát triển ngành công nghiệp văn hoá sáng tạo lấy giới trẻ là nòng cốt, có thể thấy thành phố Hà Nội đã xác định rõ văn hóa là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của Thủ đô.
Cùng với đó, thành phố Hà Nội đã và đang huy động được nguồn lực mạnh mẽ từ thế hệ trẻ tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo để phấn đấu xây dựng Hà Nội trở thành thành phố đáng sống hơn cho mọi người dân.