Bệnh không lây nhiễm gia tăng liên quan đến chế độ ăn uống của người trẻ
Hội thảo quốc tế về kiểm soát chế độ ăn uống liên quan đến bệnh không lây nhiễm tại Châu Á: Tiếp cận khu vực để nâng cao năng lực đáp ứng
Bài liên quan
Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ VII năm 2018: Phòng chống các bệnh không lây nhiễm
Kiểm soát đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm
Phòng chống ung thư và điều trị một số bệnh không lây nhiễm bằng phương pháp y sinh học
Tăng cường sức khỏe người cao tuổi và phòng chống các bệnh không lây nhiễm
Diễn ra trong ba ngày từ 19-22/11, hội thảo là một trong những nỗ lực đầu tiên của các quốc gia châu Á trong việc phối hợp nâng cao năng lực cho cán bộ nghiên cứu có khả năng sẵn sàng ứng phó với bệnh không lây nhiễm liên quan đến thực phẩm.
Năm 2015, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 15 triệu trường hợp tử vong tại các quốc gia đang phát triển, tăng gần 3,8 triệu so với năm 2000. Đặc biệt, tác động của nhóm bệnh không lây nhiễm trên nhóm người trẻ cao hơn tại các nước có thu nhập thấp và trung bình so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn.
Các nước đang phát triển bao gồm các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép. Trong khi đang nỗ lực ứng phó với các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, bệnh lao và sốt rét thì đồng thời phải đối mặt với sự gia tăng ở mức báo động các bệnh không lâu nhiễm như tim mạch, ung thư, tâm thần và đái tháo đường.
Thực tế cho thấy, bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống đang gia tăng ở nhóm trẻ tuổi hơn, gây ra gáng nặng kinh tế lâu dài cho xã hội. Đây là những tác động trực tiếp bởi các hoạt động kiểm soát bệnh tật trước mắt và lâu dài. Không những thế, đây cũng là những tác động gián tiếp khi nguồn năng lực bị suy giảm bởi gánh nặng của bệnh không lây nhiễm.
Các nước đang phát triển đang phải đối mặt với vấn đề tài chính cho triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và phòng chống bệnh không lây nhiễm nói riêng. Tính bình quân đầu người, tổng chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe tại quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp hơn 2% chi phí chung tại các quốc gia thu nhập cao.
Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu và can thiệp liên quan đến bệnh không lây nhiễm được triển khai tại các nước có thu nhập cao.
Cho đến nay, hầu hết các bằng chứng thu được đều dựa trên các nghiên cứu từ các nước có thu nhập cao. Do đó, cần có nghiên cứu quy mô lớn hơn trong khu vực châu Á để xác định xu hướng phát triển của bệnh không lây nhiễm từ đó phát triển các biện pháp can thiệp thích hợp và bền vững.
Theo GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ dinh dịch Tễ Trung ương, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình đô thị hóa, môi trường thực phẩm và thói quen ăn uống của cộng đồng đang có những thay đổi bất hợp lý. Đây là thời điểm không sớm nhưng cũng không quá muộn để suy nghĩ nghiêm túc và hành động nhanh chóng để cải thiện môi trường thực phẩm và hành vi lựa chọn thực phẩm, tiến tới kiểm soát các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống.
Hội thảo lần này là diễn đàn trao đổi về những kinh nghiệm ứng phó với những thách thức trong cải thiện môi trường thực phẩm thông qua nghiên cứu/can thiệp và tác động của chính sách của mỗi quốc gia. Ngoài ra, các đại biểu tham gia sẽ cùng làm việc để phát triển và hoàn thiện các đề xuất nghiên cứu đa quốc gia nhằm cải thiện môi trường thực phẩm.