Tag

Bệnh nghề nghiệp “bào mòn” người lao động

Camera 360 trẻ 08/04/2016 05:17
aa
Bài 3 - Công nhân chịu thiệt thòi: Bất cập trong việc xác định, khám bệnh nghề nghiệp khiến nhiều người lao động phải chịu thiệt thòi. Thực tế không phải công nhân nào mắc bệnh do nghề nghiệp cũng được hưởng chế độ theo quy định của Nhà nước…

Bệnh nghề nghiệp “bào mòn” người lao động

Bài 3 - Công nhân chịu thiệt thòi: Bất cập trong việc xác định, khám bệnh nghề nghiệp khiến nhiều người lao động phải chịu thiệt thòi. Thực tế không phải công nhân nào mắc bệnh do nghề nghiệp cũng được hưởng chế độ theo quy định của Nhà nước…

Khó xác định bệnh nghề nghiệp

Bác sĩ Huỳnh Tân Tiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, nước ta công nhận 29 bệnh nghề nghiệp, được chia làm năm nhóm: Nhóm các bệnh bụi phổi và phế quản; nhóm các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp; nhóm các bệnh nghề nghiệp có yếu tố vật lý; nhóm các bệnh da nghề nghiệp và nhóm các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều căn bệnh người lao động mắc phải vì tính chất, môi trường công việc, nhưng lại không được công nhận trong danh mục bệnh nghề nghiệp Nhà nước quy định.

Theo ông Tạ Văn Dưỡng, Phó ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, việc xác định bệnh nghề nghiệp cho người lao động vẫn đang bất cập. Để được đi khám bệnh nghề nghiệp, người lao động phải có xác nhận làm việc trong môi trường độc hại vượt quy định cho phép. Trong khi, phần lớn doanh nghiệp thực hiện công tác đo kiểm môi trường chỉ để đối phó với các đoàn kiểm tra.

“Đơn vị đo kiểm là do doanh nghiệp thuê nên giữa họ có sự thỏa thuận. Chính vì vậy dù người lao động đang làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại nhưng kết quả đo kiểm vẫn đảm bảo theo quy định. Chế tài thì không xử lí được đơn vị gian lận trong công tác đo đếm môi trường lao động”, ông Tạ Văn Dưỡng cho hay.

Điều này cũng lí giải thực tế nhiều công nhân làm việc trong môi trường khắc nghiệt, khi đi khám có kết quả chẩn đoán: mắc bệnh như lao phổi, nội tiết, tai, mũi họng…. nhưng vẫn không được xác định là bệnh nghề nghiệp vì môi trường làm việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại chưa vượt quy định.

Anh Hoàng Minh Dũng (Chương Mỹ, Hà Nội) làm việc tại một công ty cơ khí gần 20 năm, sức khỏe sa sút, bị bệnh hen phế quản do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất khi phun sơn, nên chưa đến 50 tuổi anh đã phải xin nghỉ việc và không được hưởng bất kì chế độ nào.

Hay anh Nguyễn Lê Hùng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) là thợ hàn, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi khí bụi, đặc biệt là ánh sáng chói mắt. Làm một thời gian, khi thấy khó thở, mắt kém, anh Hùng đi khám sức khỏe thì có kết luận: mắc bệnh hô hấp và tật khúc xạ. Bệnh tật đã rõ, nhưng anh Hùng lại không thuộc đối tượng được hỗ trợ chữa trị bệnh nghề nghiệp, còn chủ xưởng không mấy quan tâm đến sức khỏe của người làm thuê như anh.

Đây là hai trong rất nhiều trường hợp bị bệnh do nghề mà không được hưởng chế độ, trợ cấp khi điều trị. Điều này cho thấy, người lao động bị bệnh nghề nghiệp nhưng vì công tác kiểm tra môi trường lao động thiếu chuẩn xác, mắc bệnh mới phát sinh không nằm trong danh mục bệnh nghề nghiệp Nhà nước công nhận phải chịu thiệt thòi rất phổ biến.

“Quên” khám bệnh định kì

Theo ý kiến một số bác sĩ, khám sức khỏe định kì là kiểm tra và đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe, còn khám bệnh nghề nghiệp là việc thực hiện các nội dung khám, xét nghiệm với mục đích đánh giá mức độ phù hợp của sức khỏe người lao động với công việc đang làm, phát hiện sớm vấn đề sức khỏe, các bệnh phát sinh liên quan đến yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp.

Bộ Luật Lao động quy định, người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng khí, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kì kiểm tra đo lường. Người lao động phải được khám sức khoẻ định kì theo chế độ quy định, người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo.

Bệnh nghề nghiệp “bào mòn” người lao động

Công nhân KCN Quang Minh, Hà Nội Ảnh: Vương Đức

Quy định là vậy, nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động cũng như đo, kiểm tra môi trường lao động. Nếu có kiểm tra cũng chỉ để đối phó mà không vì mục đích cải thiện điều kiện làm việc, cải tiến công nghệ, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động cũng như giải quyết chế độ và khắc phục bệnh tật cho người lao động.

Công nhân Lê Văn Tài (Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ: “Em làm việc trong một công ty cơ khí một năm rồi nhưng chưa khám bệnh lần nào, trừ ngày đầu nộp hồ sơ công ty bắt buộc phải có giấy khám sức khỏe”. Nhiều doanh nghiệp “thờ ơ” với sức khỏe nghề nghiệp. Còn người lao động một phần chủ quan, một phần do lương ít, đời sống thiếu thốn nên không có điều kiện chăm sóc sức khỏe bản thân.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Tiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết thêm, có nhiều doanh nghiệp mấy năm liền không tổ chức khám sức khỏe định kì cho công nhân. Thậm chí có doanh nghiệp, khói bụi dày đặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe công nhân, nhưng cũng không khắc phục.

Được biết, nếu người lao động được xác định bị bệnh nghề ngiệp sẽ được nghỉ hưu sớm, được khám sức khỏe 6 tháng 1 lần, được chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, hỗ trợ điều trị bệnh. Người sử dụng lao động phải trả tiền trợ cấp, tiền viện phí. Khi thực hiện khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, phải thực hiện chuyển đổi, bố trí việc làm phù hợp cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

Số tiền chi phí khám, chữa bệnh, trợ cấp cho người lao động mắc bệnh nghề có thể lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm, trong khi chế tài xử phạt doanh nghiệp vi phạm những quy định về bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người lao động lại chưa nghiêm. Do đó, nhiều doanh nghiệp “bắt tay” với cơ quan kiểm định môi trường lao động hoặc cố tình quên quy định, gây tổn hại đến sức khỏe và quyền lợi của người lao động.

(còn nữa)

Bình Minh

Tin liên quan

Đọc thêm

Sân khấu hóa tuyên truyền phòng, chống ma túy Camera 360 trẻ

Sân khấu hóa tuyên truyền phòng, chống ma túy

TTTĐ - Sáng 20/6, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Đống Đa đã diễn ra Chung khảo Hội thi "Tuyên truyền phòng, chống ma túy" của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) năm 2024. Hội thi có sự góp mặt của 6 đội tuyển đến từ các đội tuyên truyền phòng chống ma túy tại trường học.
Trung ương Hội LHTN Việt Nam có thêm 3 Phó Chủ tịch Camera 360 trẻ

Trung ương Hội LHTN Việt Nam có thêm 3 Phó Chủ tịch

TTTĐ - Sáng 21/6, tại tỉnh Thanh Hoá đã diễn ra Hội nghị Uỷ ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ 11 (mở rộng), khoá VIII, nhiệm kỳ 2019-2024. Anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam dự và phát biểu.
Những ngòi bút trẻ “bán chuyên” tỏa sáng Camera 360 trẻ

Những ngòi bút trẻ “bán chuyên” tỏa sáng

TTTĐ - Nhiều năm qua, cùng với lực lượng phóng viên báo chí, Đội hình tình nguyện Ngòi bút trẻ Thành đoàn TP Hồ Chí Minh luôn năng nổ, hỗ trợ tích cực trong công tác tuyên truyền về công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại thành phố mang tên Bác. Các bạn như trở thành điển hình cho sự năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết của lực lượng ký giả trẻ trong sự phát triển chung của thành phố và cả nước.
Giới thiệu văn hóa Việt tới bạn bè quốc tế Camera 360 trẻ

Giới thiệu văn hóa Việt tới bạn bè quốc tế

TTTĐ - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Đoàn TNCS Trung Quốc thành phố Bắc Kinh với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, đoàn công tác đã tới tham quan làng nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Đống Đa, Hà Nội).
Tỉnh đoàn Yên Bái và Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục phối hợp tăng cường các hoạt động an sinh xã hội Camera 360 trẻ

Tỉnh đoàn Yên Bái và Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục phối hợp tăng cường các hoạt động an sinh xã hội

TTTĐ - Sáng 20/6, đồng chí Hà Đức Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái cùng các đồng chí trong đoàn công tác đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024).
Báo TTTĐ đạt Giải C cuộc thi báo chí viết về công tác Đoàn Camera 360 trẻ

Báo TTTĐ đạt Giải C cuộc thi báo chí viết về công tác Đoàn

TTTĐ - Tối 19/6, Thành đoàn Hải Phòng đã tổ chức trao giải cuộc thi về “Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi” năm 2024 và tiếp xúc các cơ quan báo chí trên địa bàn Hải Phòng nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Giới trẻ Hà thành “ăn, ngủ” theo "nhịp đập" EURO Camera 360 trẻ

Giới trẻ Hà thành “ăn, ngủ” theo "nhịp đập" EURO

TTTĐ - Mùa EURO năm 2024 sôi động, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn tới các quán cà phê mở xuyên đêm, để tập trung cùng bạn bè, theo dõi những màn tranh tài hấp dẫn giữa các đội bóng.
Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đạt giải thưởng Ngòi bút trẻ 2024 Camera 360 trẻ

Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đạt giải thưởng Ngòi bút trẻ 2024

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), Thành đoàn TP HCM đã trao giải thưởng Ngòi bút trẻ năm 2024 cho đội ngũ Đoàn viên tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Tại lần trao giải này, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô vinh dự có tên trong danh sách.
Anh Võ Minh Phương tái đắc cử Chủ tịch Hội LHTN quận Hoàng Mai Camera 360 trẻ

Anh Võ Minh Phương tái đắc cử Chủ tịch Hội LHTN quận Hoàng Mai

TTTĐ - Anh Võ Minh Phương, Phó Bí thư Quận đoàn Hoàng Mai (Hà Nội), sinh năm 1988, có trình độ chuyên môn cử nhân Luật, cử nhân Xã hội học, thạc sĩ Báo chí đã được hiệp thương giữ chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) quận nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Raise Our Voice - Hãy nói lên tiếng nói của chính chúng ta! Camera 360 trẻ

Raise Our Voice - Hãy nói lên tiếng nói của chính chúng ta!

TTTĐ - “Raise our voice” là một dự án giúp những bé gái thể hiện được bản thân mình, được làm những gì mình đam mê và trên hết là được làm chính mình.
Xem thêm