Tag

Bình Dương quyết liệt đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

Bảo vệ người tiêu dùng 16/08/2022 15:00
aa
TTTĐ - Sau nhiều năm áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát quyết liệt và tập trung của các lực lượng chức năng, thị trường Bình Dương đã có những bước chuyển biến tích cực, số vụ buôn lậu, sản xuất hàng giả và gian lận thương mại với những phương thức thủ đoạn tinh vi liên tiếp bị phát hiện và xử lý. Những nỗ lực này chẳng những ổn định thị trường, bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn góp phần đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử Lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, bán hàng giả có xu hướng tăng Ra mắt Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu khu vực Đông Nam Bộ "Ma trận" hàng giả, hàng nhái tràn lan thị trường Chuyển công an giải quyết vụ gần 3.000 lon nước Yến Sào nghi là hàng giả

Bài 1: Nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt

Bình Dương đang là trung tâm kinh tế phát triển phát triển năng động, đầu mối gắn kết các tỉnh thành của vùng trọng điểm phía Nam. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và phát sinh những hành vi gian lận thương mại.

Mảnh đất “màu mỡ”

Bình Dương là địa bàn trọng điểm phát triển về kinh tế phía Nam, toàn tỉnh có 41 khu cụm công nghiệp (29 khu, 12 cụm); 1 khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị, gồm 56.489 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 561.236 tỷ đồng, thu hút khoảng hơn 1,3 triệu người ngoài tỉnh đến lao động, học tập, sinh sống.

Tang vật lực lượng chức năng Bình Dương thu giữ được trong quá trình xử lý các vi phạm về gian lận thương mại
Tang vật lực lượng chức năng Bình Dương thu giữ được trong quá trình xử lý các vi phạm về gian lận thương mại

Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã bùng phát và diễn biến phức tạp, Bình Dương trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao thứ hai cả nước, đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương tiếp tục phục hồi nhanh chóng. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ; Thương mại, dịch vụ tăng 11,5% so với cùng kỳ; Kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỷ 761 triệu đô la Mỹ tăng 11,5% so với cùng kỳ; Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 2,492 tỷ đô la Mỹ, tăng 99% so với cùng kỳ.

Có được sự hồi phục nhanh chóng đó phải kể đến nhiều điều kiện thuận lợi của tỉnh Bình Dương. Có thể kể đến hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt đồng bộ, thuận lợi để vận chuyển hoặc trung chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam, từ các tỉnh biên giới, Tây Nguyên về Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ để tiêu thụ.

Mặt khác, Bình Dương hiện có nhiều khu, cụm công nghiệp, có nhiều kho hàng cho thuê trong và ngoài khu công nghiệp, có hàng chục nghìn doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cùng với hàng trăm nghìn hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với đầy đủ các loại hình hoạt động.

Bình Dương quyết liệt đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

Tuy nhiên, chính điều kiện thuận lợi ấy đã tạo cơ hội cho các hành vi buôn lậu, hoạt động sản xuất hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại trên

địa bàn tỉnh phát triển. Đồng thời, khiến cho công tác đấu tranh chống lại hành vi này của lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương rất khó khăn, phức tạp.

Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bình Dương: Đối tượng có thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa cấm, hàng nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa có nhãn không đúng quy định, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm…

Bình Dương quyết liệt đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

Trong đó, tập trung vào một số mặt hàng như xăng dầu, gas, hóa chất, thuốc lá, đường cát, thiết bị điện, máy móc thiết bị ngành gỗ, hàng gia dụng và một số loại hàng hóa thiết yếu khác… Bên cạnh đó hoạt động thương mại điện tử có xu hướng ngày càng phát triển mạnh nhưng khó kiểm soát.

Diễn biến phức tạp

Cùng với lực lượng quản lý thị trường, Phòng PC03, Công an tỉnh Bình Dương tích cực triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp để xử lý và ngăn chặn hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái và các hành vi gian lận thương mại.

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND, Công an tỉnh đã triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bình Dương quyết liệt đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

Thượng tá Bùi Phạm Hải - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an tỉnh Bình Dương) cho biết: “Qua quá trình kiểm tra, xử lý, chúng tôi đánh giá tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm vẫn diễn biến phức tạp, đáng chú ý là lợi dụng pháp nhân doanh nghiệp để buôn lậu, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để buôn bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Cá biệt, có một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách thu hút đầu tư để gian lận xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng vi phạm nổi lên là thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, các mặt hàng thiết yếu phòng, chống dịch, các mặt hàng tiêu dùng, mỹ phẩm…

Thời gian qua, tình hình buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Bình Dương tiếp tục có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn, các đối tượng thường có những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hòng đối phó với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý.

Bình Dương quyết liệt đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

Có thể nói rõ một số thủ đoạn phổ biến như: Lợi dụng vị trí địa lý Bình Dương là địa bàn giáp ranh với các tỉnh, thành phố có cảng biển, cảng hàng không, giáp ranh với các tỉnh có biên giới như: TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước và Long An… là nơi trung chuyển các loại hàng hóa sang Campuchia qua các cửa khẩu ở tỉnh Tây Ninh, Bình Phước.

Một số đối tượng lợi dụng sơ hở trong công tác khai báo Hải quan để khai báo sai chủng loại, giá trị, số lượng… lợi dụng hình thức “tạm nhập”, “tái xuất”, “quá cảnh” để rút ruột trong quá trình vận chuyển thẩm lậu vào trong nước.

Các đối tượng cũng lợi dụng chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào Bình Dương. Các đối tượng đã nhập khẩu sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh nhưng khai báo là linh kiện hàng hóa gia công xuất khẩu để gian lận xuất xứ và trốn thuế.

Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, lợi dụng tình trạng khan hiếm các trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc điều trị bệnh phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các đối tượng đã sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ để bán ra thị trường thu lợi bất chính.

Kết quả trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bình Dương đã phát hiện 1.289 vụ, 1.306 đối tượng vi phạm kinh tế. Trị giá hàng hóa tạm giữ ước tính khoảng 100 tỷ đồng.

Các hành vi vi phạm chủ yếu như: Vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu (405 vụ, 404 đối tượng); Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (135 vụ, 141 đối tượng); Vi phạm lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (815 vụ, 95 đối tượng); Vi phạm về nhãn hàng hóa (60 vụ, 60 đối tượng); Kinh doanh trái phép (39 vụ, 39 đối tượng); Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (27 vụ, 47 đối tượng); Vi phạm về lĩnh vực thuế (21 vụ, 21 đối tượng); Sản xuất, buôn bán hàng giả (8 vụ, 7 đối tượng); Vi phạm về khai thác và bảo vệ rừng (5 vụ, 6 đối tượng).

(Còn nữa)

Công an tỉnh Bình Dương: Tỉnh táo, khôn khéo đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc Công an tỉnh Bình Dương: Tỉnh táo, khôn khéo đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc
Bình Dương: Kinh tế, xã hội tháng 7 đạt nhiều kết quả quan trọng Bình Dương: Kinh tế, xã hội tháng 7 đạt nhiều kết quả quan trọng
Bình Dương tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Bình Dương tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Đọc thêm

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mạo danh Amazon Global Selling Việt Nam Bảo vệ người tiêu dùng

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mạo danh Amazon Global Selling Việt Nam

TTTĐ - Amazon Global Selling Việt Nam nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Một hộ kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính gần 140 triệu đồng Bảo vệ người tiêu dùng

Một hộ kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính gần 140 triệu đồng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang vừa phát hiện Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Nga cung ứng phân bón giả cho hộ kinh doanh Nguyệt Phát với trị giá lô hàng lên đến hàng chục triệu đồng.
Hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng Nhịp sống phương Nam

Hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Kết luận thanh tra số 40/KL-TT về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường Bạn đọc

Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường

TTTĐ - Liên quan tới vụ bò sữa chết hàng loạt ở tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có 330 hộ dân đồng ý với mức bồi thường và phương án bồi thường, chỉ còn 20 hộ dân chưa đồng ý.
Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh Bạn đọc

Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh

TTTĐ – UBND tỉnh Gia Lai đã thống nhất chuyển hồ sơ vụ việc khám, chữa bệnh tư nhân có hành vi vi phạm pháp luật tại địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, TP Pleiku sang cơ quan công an để điều tra làm rõ.
Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường Bạn đọc

Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường

TTTĐ – Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) tỉnh Lâm Đồng, đến nay đã có 129 hộ chăn nuôi bò sữa chấp nhận mức thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ bò chết, bò bệnh mà Công ty Navetco đưa ra.
Người dân cho rằng mức bồi thường bò sữa bị chết chưa thỏa đáng Bảo vệ người tiêu dùng

Người dân cho rằng mức bồi thường bò sữa bị chết chưa thỏa đáng

TTTĐ - Đa số người nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng bị thiệt hại do tiêm vắc xin VDNC Navet-LpVac, không đồng ý mức bồi thường theo cách tính ký xác bò của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco (Công ty Navetco) đưa ra.
Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại Bảo vệ người tiêu dùng

Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 381/TB-VPCP ngày 15/8/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để  xử lý buôn lậu, gian lận thương mại Bảo vệ người tiêu dùng

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để xử lý buôn lậu, gian lận thương mại

TTTĐ - Sáng 8/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Hà Nội thu hồi 206 sản phẩm mỹ phẩm Bảo vệ người tiêu dùng

Hà Nội thu hồi 206 sản phẩm mỹ phẩm

TTTĐ - Sở Y tế đã ban hành văn bản 3666/SYT-NVD thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 206 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Belux Việt Nam.
Xem thêm