Tag

Bình ổn giá cả thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

Thị trường - Tài chính 25/10/2022 17:13
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 333/TB-VPCP ngày 25/10/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm 2022 và định hướng các tháng cuối năm 2022.
Giá cước vận tải có xu hướng "hạ nhiệt" sau 5 lần giảm giá xăng liên tiếp
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thông báo nêu rõ: Trong 9 tháng đầu năm và nửa đầu tháng 10 năm 2022, công tác chỉ đạo, điều hành giá chịu rất nhiều áp lực trong việc kiểm soát lạm phát nhưng với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng-Trưởng Ban chỉ đạo cùng sự triển khai tích cực của các bộ, ngành, địa phương đã kiểm soát được tình hình và kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp và hiện cơ bản kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra. CPI tháng 9 năm 2022 tăng 0,4% so với tháng trước.

Bình quân 9 tháng năm 2022, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2022. Trong bối cảnh lạm phát của các nước trong khu vực và của nhiều nước trên thế giới tăng cao, những kết quả đạt được từ công tác điều hành giá kiểm soát lạm phát trong nước từ đầu năm đến nay có sự nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và sự ủng hộ của người dân đối với các chủ trương, giải pháp quản lý, điều hành giá của Nhà nước.

Tuy nhiên, trong những tháng còn lại của năm 2022, tình hình kinh tế xã hội, địa – chính trị thế giới còn rất nhiều phức tạp, lạm phát ở một số nước tiếp tục có xu hướng tăng cao, tình hình cung cầu, giá cả các mặt hàng chiến lược nhất là mặt hàng xăng dầu dự kiến còn nhiều biến động phức tạp khó lường.

Trong nước, một số chính sách hỗ trợ về thuế sẽ hết thời hạn vào cuối năm, tình hình giải ngân vốn đầu tư công tăng cường hơn, quý IV là thời gian cao điểm chuẩn bị cho công tác sản xuất, chuẩn bị hàng dự trữ phục vụ nhu cầu lễ Tết cuối năm, tác động của thiên tai, dịch bệnh… vì vậy cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành giá, nhất là đối với các địa phương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kiểm soát lạm phát trong khoảng 4% là khả thi

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ dư địa lạm phát để chủ động chuẩn bị tốt các phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định.

Đến nay, nếu không có biến động quá bất thường thì công tác kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ giao trong khoảng 4% là có tính khả thi. Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động và linh hoạt vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao cũng như tạo nền tảng thuận lợi cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023.

Các Bộ, ngành, địa phương bám sát thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2022 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá về các giải pháp cụ thể đối với công tác điều hành giá năm 2022 tại các văn bản số 882/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 2 năm 2022, Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 2 tháng 3 năm 2022, Thông báo số 81/TB-VPCP ngày 24 tháng 3 năm 2022, Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 22 tháng 6 năm 2022, Thông báo số 207/TB-VPCP ngày 18 tháng 7 năm 2022 và Thông báo số 280/TB-VPCP ngày 7 tháng 9 năm 2022.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tập trung theo dõi để có những giải pháp ứng phó phù hợp

Trong những tháng còn lại của năm 2022, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh, chú trọng tập trung theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp; cập nhật sát tình hình cung cầu trong nước để có chỉ đạo dự phòng tại địa phương đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.

Các đơn vị điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đối với những mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường (như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, điện), các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công thương và các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc tính toán, chuẩn bị các phương án giá để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung.

Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý tại từng thời điểm để có biện pháp điều hành phù hợp; chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán năm 2023. Phó Thủ tướng chỉ đạo ưu tiên đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung - cầu thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu như: xăng dầu, lương thực, thực phẩm (thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm tươi sống), vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu có nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm.

Bộ Công thương, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao bám sát tình hình thị trường xăng dầu trong nước và quốc tế để triển khai thực hiện công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ổn định, hiệu quả; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường; tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá. Cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá; giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá trong bối cảnh giá xăng dầu giảm để có giải pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá phù hợp.

Đồng thời, các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Mai Anh

Đọc thêm

Hà Nội yêu cầu cung cấp miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử Thị trường - Tài chính

Hà Nội yêu cầu cung cấp miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3837/UBND-KT đôn đốc việc sử dụng hóa đơn điện tử.
Thanh toán NAPAS Apple Pay, tận hưởng ưu đãi 50% từ McDonald's Thị trường - Tài chính

Thanh toán NAPAS Apple Pay, tận hưởng ưu đãi 50% từ McDonald's

TTTĐ - Từ ngày 1/7/ đến 31/8/2025, công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) “bắt tay” cùng McDonald’s triển khai chương trình ưu đãi hấp dẫn giảm tới 50% cho khách hàng thanh toán bằng NAPAS Apple Pay.
10 giải pháp chống hàng giả, hàng gian, bảo vệ người tiêu dùng Nhịp sống phương Nam

10 giải pháp chống hàng giả, hàng gian, bảo vệ người tiêu dùng

TTTĐ - Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, chính quyền và chuyên gia tại TP Hồ Chí Minh đã cùng nhau bàn bạc, góp ý kiến để làm sao bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu Việt, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% Thị trường - Tài chính

Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/7/2025) đến hết ngày 31/12/2026.
KienlongBank: Định hình tương lai bền vững với Top 10 ESG Việt Nam Xanh 2025 Thị trường - Tài chính

KienlongBank: Định hình tương lai bền vững với Top 10 ESG Việt Nam Xanh 2025

TTTĐ - Nhằm ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Viet Research phối hợp với Báo Tài chính - Đầu tư (cơ quan ngôn luận của Bộ Tài chính) đã vinh danh Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) trong Top 10 Ngân hàng - ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG10) và Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025.
Mát lạnh ngày hè, chạm NAPAS Apple Pay giảm đến 50% tại KOI Thé Thị trường - Tài chính

Mát lạnh ngày hè, chạm NAPAS Apple Pay giảm đến 50% tại KOI Thé

TTTĐ - Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) hợp tác cùng thương hiệu trà sữa nổi tiếng KOI Thé triển khai chương trình khuyến mãi hè sảng khoái, giảm đến 50% giá trị đơn hàng khi thanh toán bằng thẻ NAPAS qua Apple Pay, áp dụng từ 1/7 đến 31/8/2025.
Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn Thị trường - Tài chính

Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 27/6/2025 về việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68 Thị trường - Tài chính

Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

TTTĐ - Nghị quyết 68 đã tạo ra cú hích lớn, nhưng để đi vào cuộc sống, cần sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chính bản thân doanh nghiệp (DN). Khi hệ thống ngân hàng thay đổi phương thức tiếp cận vốn, khi DN chủ động minh bạch và quản trị hiệu quả, mục tiêu đưa kinh tế tư nhân thành động lực phát triển bền vững sẽ khả thi hơn bao giờ hết.
Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế ở TP HCM, Đà Nẵng Thị trường - Tài chính

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế ở TP HCM, Đà Nẵng

TTTĐ - Các chính sách đặc thù áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, trong đó có các chính sách về ngoại hối, hoạt động ngân hàng; tài chính, phát triển thị trường vốn; thuế; phí, lệ phí; chính sách đối với nhà đầu tư chiến lược... đã được Quốc hội thông qua.
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0% Thị trường - Tài chính

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%

TTTĐ - Thẩm quyền cho vay đặc biệt lãi 0%/năm mà không có tài sản đảm bảo sẽ được chuyển từ Thủ tướng cho Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Xem thêm