Tag

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến góp ý rộng rãi về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Giáo dục 18/03/2023 12:30
aa
TTTĐ - Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 xin ý kiến góp ý rộng rãi.
Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2023 Bộ GD&ĐT cảnh báo thông tin mạo danh về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Nguyên tắc xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT

Theo dự thảo, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được xây dựng trên các nguyên tắc kế thừa, phát huy kết quả tổ chức kỳ thi THPT quốc gia giai đoạn 2015- 2019 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, 2021, 2022; Chủ động tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu và kinh nghiệm tốt của quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT.

Bên cạnh đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ giữa đổi mới các kỳ thi quốc gia với kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ trong quá trình dạy học. Kỳ thi phối hợp hài hòa với lộ trình đổi mới đánh giá quá trình học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018; Đồng bộ với lộ trình tự chủ giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến góp ý rộng rãi về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Ảnh minh họa

Kỳ thi cũng phải bám sát chương trình GDPT 2018; bảo đảm đúng quy định của Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT ngày 3/8/2022 sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình GDPT 2018; Thực hiện hiệu quả lộ trình phân cấp trách nhiệm quản lý chỉ đạo tổ chức thi tốt nghiệp THPT: Bộ GD&ĐT chỉ đạo chung; UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về chỉ đạo tổ chức thực hiện tất cả các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT tại địa phương theo quy định của Luật Giáo dục.

Quá trình tổ chức kỳ thi tăng cường ứng dụng CNTT trong các khâu, bảo đảm đồng bộ với quá trình ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý ở các cấp học.

Các môn thi bám sát chương trình GDPT 2018

Mục tiêu, yêu cầu tổ chức thi được đề ra trong dự thảo phương án là: Đánh giá đúng kết quả học tập, rèn luyện theo mục tiêu cần đạt của chương trình GDPT; Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Đối tượng dự thi và đăng ký dự thi là người học đã hoàn thành chương trình THPT và chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi, hoặc đã hoàn thành chương trình THPT và chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT. Cùng với đó, người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Người học đăng ký dự thi theo cơ sở giáo dục nơi học xong lớp 12 trong năm tổ chức kỳ thi hoặc tại địa điểm do Sở GD&ĐT quy định. Hồ sơ đăng ký dự thi được chuyển về Sở GD&ĐT để xây dựng cơ sở dữ liệu tổ chức thi.

Nội dung thi nằm trong chương trình GDPT 2018, chủ yếu là chương trình giáo dục cấp THPT.

Về lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2025 - 2030, giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả CNTT, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính).

Giai đoạn sau 2030: Phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Về môn thi, hình thức thi: Tổ chức thi theo môn, trong đó các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử (đối với GDPT); Ngữ văn, Toán, Lịch sử (đối với GDTX) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Theo đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.

Thí sinh học chương trình chương trình GDTX cấp THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.

Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến góp ý rộng rãi về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ GD&ĐT quy định khung thời gian tổ chức thi (lịch thi chung), phù hợp với kế hoạch thời gian năm học để bảo đảm thống nhất trong cả nước; đồng thời có sự linh hoạt, ứng phó với các tình huống chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

Công tác tổ chức thi thực hiện như thế nào?

Bộ GD&ĐT: Chỉ đạo chung, ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức kỳ thi; xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi cung cấp cho các địa phương tổ chức thi; quy định lịch thi chung; thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Các địa phương: Chỉ đạo, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT; thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo lịch thi chung của Bộ.

Đánh giá tác động của phương án, Bộ GD&ĐT cho biết, về ưu điểm, tác động tích cực: Kế thừa kết quả thực hiện của giai đoạn trước, thực hiện hiệu quả lộ trình đổi mới thi/tuyển sinh theo đúng Nghị quyết 29-NQ/TW.

Bảo đảm phân cấp, tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tăng tính chủ động trong tổ chức dạy học và thi, kiểm tra, đánh giá phù hợp với lộ trình triển khai chương trình GDPT 2018; bảo đảm độ tin cậy của kết quả thi để khai thác, sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả, bảo đảm đánh giá được năng lực của học sinh theo chuẩn đầu ra của chương trình GDPT 2018.

Phương thức tổ chức thi chung đề, chung đợt đối với các môn học bắt buộc, môn học lựa chọn trong số các môn thí sinh đã chọn học ở bậc THPT đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT 2018, phù hợp với cách thức chọn môn học lựa chọn, bảo đảm đánh giá được các năng lực cốt lõi cơ bản, thiết yếu và năng lực sở trường phù hợp với định hướng nghề nghiệp ở bậc học THPT.

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến góp ý rộng rãi về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Đề thi theo định hướng đánh giá năng lực

Những vấn đề cần quan tâm, theo Bộ GD&ĐT, để phù hợp với Chương trình GDPT 2018, ngân hàng câu hỏi thi cho tất cả các môn phải được làm mới hoàn toàn theo định hướng đánh giá năng lực.

Bộ GD&ĐT cần phải chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi rất lớn cho 7 môn bao gồm môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1 (gồm 7 ngoại ngữ khác nhau), Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học. Trong đó có 3 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ và Tin học lần đầu tiên được xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.

Bên cạnh đó, đến năm 2024 mới có SGK lớp 12 và với nhiều bộ sách khác nhau nên công tác chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi sẽ gặp áp lực về thời gian.

Cần phải huy động nguồn lực lớn để ứng dụng mạnh CNTT, tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi trong tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Các điều kiện triển khai Chương trình GDPT 2018 đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện theo sự tiến bộ của người học, bảo đảm nhu cầu học tập suốt đời phù hợp với hội nhập quốc tế chưa đồng đều giữa các địa phương, cần tiếp tục hoàn thiện để thực sự đồng bộ và hệ thống, bảo đảm là điều kiện để thi, kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng.

Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục hoàn thiện chính sách để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa cấp bộ, cấp địa phương và cấp trường trong thi, kiểm tra đánh giá.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Phát động cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2025 Giáo dục

TP Hồ Chí Minh: Phát động cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2025

TTTĐ - Sáng 26/4, Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ trẻ và Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2025 - Speak Hero, Chủ đề “Where young voices inspire a stronger Vietnam”.
Kết nối công nghệ, làm chủ xu hướng tài chính số Nhịp sống trẻ

Kết nối công nghệ, làm chủ xu hướng tài chính số

TTTĐ - Trước sự thay đổi sâu sắc trong hoạt động tài chính bởi ngân hàng số, ví điện tử, blockchain, trí tuệ nhân tạo, Công nghệ tài chính (Fintech) đang trở thành một trong những ngành học hấp dẫn nhất hiện nay. Nắm bắt xu thế phát triển của nền kinh tế số, trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) đã xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ tài chính với mục tiêu cung cấp cho sinh viên hành trang vững chắc để trở thành những chuyên gia tài chính số trong tương lai.
6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng Olympic giao lưu Toán Turkmenistan Giáo dục

6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng Olympic giao lưu Toán Turkmenistan

TTTĐ - Sáng 26/4, thông tin tới báo chí, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, cả 6 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2 đều đoạt Huy chương Vàng.
Hà Nội ổn định thi, tuyển sinh dù thay đổi đơn vị hành chính Giáo dục

Hà Nội ổn định thi, tuyển sinh dù thay đổi đơn vị hành chính

TTTĐ - Từ ngày 1/7, bộ máy mới của chính quyền sau sắp xếp trên toàn thành phố sẽ chính thức vận hành, tuy nhiên, điều này không làm xáo trộn kế hoạch thi, tuyển sinh của thành phố Hà Nội đã được công bố trước đó.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số Giáo dục

Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số

TTTĐ - Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Lữ hành và Du lịch tại Việt Nam đang trở nên cấp thiết.
Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản Giáo dục

Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

TTTĐ - Việt Nam đã và đang thúc đẩy các chương trình hợp tác giáo dục chiến lược với những quốc gia có nền giáo dục phát triển, trong đó Nhật Bản là một đối tác quan trọng.
Phrase-ology - Tuyển tập 100 cụm từ tiếng Anh Giáo dục

Phrase-ology - Tuyển tập 100 cụm từ tiếng Anh

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa ra mắt một tuyển tập gồm 100 thành ngữ, tục ngữ và cụm từ giúp hiểu rõ hơn quá trình phát triển của tiếng Anh.
Thủ tướng đề nghị Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phát huy "5 tiên phong" Giáo dục

Thủ tướng đề nghị Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phát huy "5 tiên phong"

Sáng 24/4, ngay sau khi dự lễ phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số" được tổ chức tại tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Học viện này.
Bệ phóng cho khát vọng chinh phục thị trường kinh tế toàn cầu Giáo dục

Bệ phóng cho khát vọng chinh phục thị trường kinh tế toàn cầu

TTTĐ - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành Kinh doanh quốc tế đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng và cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) đã khẳng định vị thế là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, tiên phong trong lĩnh vực này, trang bị cho sinh viên hành trang vững chắc để tự tin làm chủ thị trường toàn cầu.
Xem thêm