Bộ máy tinh gọn, vận hành nhanh nhạy, thông suốt
Mô hình chính quyền đô thị thí điểm từng bước đi vào nền nếp Hà Nội thận trọng thí điểm mô hình chính quyền đô thị Hà Nội triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị từ ngày 1/7 |
Chặt chẽ và bài bản
Từ từ ngày 1/7/2021, Hà Nội chính thức thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Theo mô hình mới này, UBND phường làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch UBND phường là người đứng đầu, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc theo quy chế làm việc của UBND phường; Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Để đảm bảo việc thực hiện mô hình được hiệu quả ngay từ những ngày đầu, Hà Nội đã ban hành Quy chế làm việc mẫu của UBND phường. Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ đã ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy, chuyển Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, công chức cấp xã ở phường thành công chức do UBND quận, thị xã quản lý.
![]() |
Sau 5 tháng triển khai, việc vận hành mô hình chính quyền đô thị của Hà Nội cơ bản diễn ra thuận lợi, hiệu quả |
Nhằm tăng cường năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, Thường trực HĐND TP đã báo cáo, thực hiện các trình tự, thủ tục đề nghị và đã được Quốc hội ra Nghị quyết số 160/2021/QH14 thí điểm bố trí chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TP Hà Nội. Theo đó, HĐND thành phố được bố trí 19 đại biểu chuyên trách (nhiều hơn 9 người so với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương) gồm Chủ tịch HĐND, 2 Phó Chủ tịch HĐND, 4 Trưởng ban, 8 Phó Trưởng ban và 4 Ủy viên của Ban hoạt động chuyên trách.
Cùng với đó, UBND các quận và thị xã Sơn Tây đã rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy tại 175 UBND phường thuộc thành phố Hà Nội. 175 UBND phường trên địa bàn TP đã ban hành quy chế làm việc với các nội dung cơ bản đảm bảo cho việc hoạt động của UBND phường theo đúng nguyên tắc của cơ quan hành chính; Làm việc theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo được các nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của pháp luật.
Về cơ chế chính sách, HĐND TP đã ban hành Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND ngày 23/6/2021 về việc điều chỉnh phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa ngân sách quận, thị xã, phường khi áp dụng thí điểm mô hình chính quyền đô thị.
UBND TP đã có Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 6/9/2021 ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt, thành phố đã tăng cường phân cấp cho các quận đối với các lĩnh vực quản lý đường bộ, dịch vụ công ích đô thị (cây xanh, chiếu sáng, thoát nước) để khai thác, phát huy được các tiềm năng, thế mạnh của các quận, đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời trong khâu tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tạo thuận lợi để TP đổi mới theo hướng hiện đại hóa, đồng bộ hóa và tập trung quản lý khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị.
Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Võ Đăng Dũng cho biết, ngay từ tháng 4/2021, UBND quận đã rà soát hiện trạng đội ngũ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và công chức phường để sắp xếp cho phù hợp. Vì vậy, từ ngày 1/7 đến nay, các phường đã vận hành thông suốt theo mô hình mới.
Tương tự, tại quận Hà Đông, UBND quận đã tổ chức kiểm tra, sát hạch tiếp nhận các trường hợp đủ điều kiện vào công chức phường không qua thi tuyển để kịp thời vận hành thí điểm mô hình chính quyền đô thị. UBND quận đã bổ nhiệm 45 Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các phường và đến nay, bộ máy hoạt động ổn định.
Phát huy vai trò của người đứng đầu ở cơ sở
Ghi nhận tại các phường trên địa bàn 12 quận, sau 5 tháng triển khai, việc vận hành mô hình chính quyền đô thị cơ bản diễn ra thuận lợi, hiệu quả, thể hiện rõ nhất ở việc giải quyết hiệu quả thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa.
Chị Đỗ Thị Hà (phường Văn Quán, quận Ba Đình) chia sẻ, sau thời gian giãn cách xã hội, vừa qua, chị mới đến UBND phường để chứng thực hồ sơ để xin việc và phấn khởi khi nhận thấy công tác chứng thực hiện nay rất nhanh gọn.
“Cùng với việc đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, tôi hy vọng mô hình chính quyền đô thị mới sẽ phục vụ Nhân dân tốt hơn, mang lại lợi ích cho Nhân dân nhiều hơn nữa”, chị Hà bày tỏ.
Theo bà Vũ Thu Hà, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, qua 5 tháng thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị cho thấy, tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trong khu vực các quận đã gọn nhẹ, hoạt động nhanh nhạy, thông suốt hơn.
Cơ quan hành chính phường đã tích cực, chủ động điều hành, quyết định nhanh những vấn đề cấp bách tại địa bàn trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm, rõ người, rõ việc; Qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước nhưng vẫn bảo đảm quyền đại diện và quyền làm chủ của Nhân dân. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng tại phường, vai trò trách nhiệm và mối quan hệ của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tại phường với UBND phường được đảm bảo.
![]() |
Từ 1/7, Hà Nội đã thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị |
Đặc biệt, trong giai đoạn giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua, với nhiều nhiệm vụ phòng chống dịch mang tính chất đột xuất, yêu cầu phải giải quyết ngay thì với nguyên tắc làm việc theo chế độ thủ trưởng theo mô hình mới, Chủ tịch UBND phường đã phát huy vai trò là người đứng đầu, lãnh đạo, chịu trách nhiệm quản lý toàn diện mọi hoạt động của UBND phường, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cấp bách tại cơ sở dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy phường.
“Công tác phối hợp giữa chính quyền phường với các cơ quan, đơn vị được đảm bảo và có hiệu quả cao. Qua nắm bắt tình hình chung, hầu hết các phường phân công cán bộ rõ ràng, bố trí thời gian làm việc hợp lý, cán bộ, công chức phường yên tâm công tác.
Ngoài ra, việc thực hiện cơ chế Chủ tịch UBND quận, thị xã trực tiếp bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường đã đảm bảo sự linh hoạt của cấp ủy Đảng và UBND quận, thị xã trong việc lựa chọn, bố trí công chức lãnh đạo tại UBND phường, không nhất thiết phải là người ở địa phương”, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết.
Cũng theo bà Vũ Thu Hà, thực tiễn triển khai Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã khẳng định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền khi thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, không tổ chức HĐND phường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, mô hình này hiện vẫn bộc lộ những hạn chế. Đó là vẫn chưa thực hiện triệt để yêu cầu tinh gọn tổ chức, bộ máy gắn với cải cách hành chính, chưa thể hiện rõ nét mô hình chính quyền đô thị.
Bên cạnh đó, dự báo có thể tạo ra sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực trong địa bàn thành phố; Do đó, phải có thời gian để nghiên cứu sâu về phân cấp, phân quyền cho mỗi cấp chính quyền và mỗi cấp hành chính để đảm bảo rõ ràng, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi khu vực. Để làm rõ thêm vấn đề này, cần nghiên cứu đặc điểm về hạ tầng đô thị, về các điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư tại khu vực các quận, thị xã, khu vực các huyện trên địa bàn Thủ đô; Trên cơ sở đó, tiếp tục định hướng nghiên cứu để đề xuất về mô hình tổ chức chính quyền địa phương.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người

Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân

Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc
