Tag

Bộ Y tế lý giải nguyên nhân thiếu thuốc

Tin Y tế 30/10/2023 00:00
aa
TTTĐ - Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin về công tác đấu thầu tập trung cấp Quốc gia, đàm phán giá.
Nỗ lực tháo gỡ khó khăn về thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế Những giải pháp đồng bộ tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế Không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ phòng, chống dịch Khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế

Nguyên nhân do đâu?

Đề cập đến một số thông tin cho rằng, việc các cơ sở y tế trên toàn quốc hiện nay thiếu thuốc một phần do nguyên nhân Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế) chậm có kết quả đấu thầu tập trung và đàm phán giá.

Liên quan đến vấn đề này, Trung tâm cho hay, đấu thầu tập trung quốc gia phần lớn (88/106 thuốc) đã có kết quả từ ngày 3/8/2022 và có hiệu lực thực hiện từ ngày 1/9/2022 đến hết 31/8/2024.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Như vậy, kết quả đã được thực hiện hơn 1 năm và thời gian thực hiện còn gần 1 năm. Hơn nữa, rung tâm chỉ tổ chức đấu thầu đối với các thuốc generic nhóm 1, nhóm 2 của 32 hoạt chất trong tổng số 1.226 hoạt chất thuộc danh mục thuốc đấu thầu.

Vì vậy, phần lớn nhu cầu các thuốc phục vụ công tác điều trị được thực hiện bởi đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương hoặc do cơ sở y tế tự tổ chức đấu thầu.

Đối với các thuốc đàm phán giá, đã có kết quả trúng thầu 64 thuốc biệt dược gốc được công bố 4 đợt và hiệu lực thực hiện thỏa thuận khung đợt 1 từ ngày 15/11/2022 đến 14/11/2024, đợt 4 từ ngày 17/4/2023 đến 16/4/2025. Đàm phán giá là một hình thức đấu thầu có quy trình phức tạp, gặp rất nhiều khó khăn, không có quy định về thời gian phải công bố kết quả.

Đồng thời, số lượng thuốc thuộc danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá rất lớn gồm 701 thuốc nên Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế) xây dựng kế hoạch và lộ trình phù hợp với điều kiện về thời gian của Hội đồng Đàm phán giá và số lượng nhân lực của cán bộ thực hiện công tác đàm phán giá (đã tăng từ 4 thuốc năm 2021 lên 64 thuốc cho 1 đợt đàm phán vào năm 2022).

Trong thời gian chưa có kết quả đấu thầu tập trung quốc gia và đàm phán giá được công bố, các cơ sở y tế được tổ chức đấu thầu đảm bảo cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị theo quy định tại Điều 18 Thông tư 15/2019/TT-BYT.

Trung tâm luôn có văn bản thông báo về tiến độ công tác mua sắm tập trung và đề nghị các cơ sở y tế chủ động mua sắm thuốc phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh.

Trả lời về tình hình cung ứng của nhà thầu từ khi có kết quả như thế nào? Có xảy ra tình trạng thiếu thuốc không? Tình hình sử dụng kết quả trúng thầu đấu thầu tập trung cấp quốc gia của các cơ sở y tế như thế nào? Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia đã có những hoạt động gì để khắc phục các tồn tại (nếu có)?

Liên quan đến vấn đề này, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia (Bộ Y tế) thông tin, các nhà thầu cơ bản đáp ứng tiến độ cung ứng tới các cơ sở y tế trên cả nước. Một số nhà thầu không cung ứng thuốc do cơ sở y tế chưa thực hiện việc thanh toán với các nhà thầu theo hợp đồng đã ký kết.

Trung tâm có văn bản đề nghị các cơ sở y tế nghiêm túc thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.

Đối với một số thuốc nhập khẩu cung ứng chậm do thiếu nguyên liệu trên toàn cầu bởi ảnh hưởng hậu dịch COVID-19 hoặc chưa được Cục Quản lý Dược xét duyệt đơn hàng nhập khẩu thuốc kiểm soát đặc biệt.

Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia đã yêu cầu nhà thầu tài trợ thuốc có tiêu chí kỹ thuật tương đương cho các cơ sở y tế trong thời gian chưa cung ứng được thuốc trúng thầu.

Đối với các thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia có kết quả trúng thầu đến nay không xảy ra tình trạng thiếu thuốc, đảm bảo cung ứng đầy đủ tới các cơ sở y tế.

Tình hình sử dụng các thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia đến nay tương đối thấp. Cụ thể, theo số liệu được cập nhật về giá trị thực hiện từ ngày 1/9/2022 đến hết 30/6/2023 (thời gian thực hiện 10/24 tháng) của từng gói thầu; Gói 1 (miền Bắc): đạt 24,0 % (519,5 tỷ đồng/2.162,3 tỷ đồng); Gói 2 (miền Trung): đạt 18,6 % (233,1 tỷ đồng/1.256,4 tỷ đồng); Gói 3 (miền Nam): đạt 19,0 % (562,9 tỷ đồng/2.962,9 tỷ đồng).

Nguyên nhân chủ yếu các cơ sở y tế có báo cáo lại do thời điểm dự trù thuốc diễn ra trước dịch COVID-19 nên việc sử dụng thuốc, mô hình bệnh tật, số lượng bệnh nhân cơ bản có sự thay đổi sau đại dịch.

Khắc phục các tồn tại

Trả lời câu hỏi về việc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia đã có những hoạt động gì để khắc phục các tồn tại (nếu có)? Trung tâm cho hay, đối với việc tình hình sử dụng thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia tương đối thấp.

Trung tâm đã thực hiện giám sát trực tiếp tới các Sở Y tế, cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân cũng như đôn đốc việc sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc các cơ sở y tế đã cam kết khi dự trù.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Ngoài ra, khi giám sát Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia đã tuyên truyền tới các cơ sở y tế về việc đảm bảo dự trù thuốc phù hợp với nhu cầu, không vượt quá lớn với nhu cầu thực tế.

Trong trường hợp các cơ sở y tế không sử dụng đúng tiến độ thuốc đã dự trù, các Sở Y tế, đơn vị mua sắm tập trung thuốc đã thực hiện chức năng điều tiết thuốc tới các cơ sở có nhu cầu để kịp thời đảm bảo cung ứng thuốc, tỷ lệ sử dụng thuốc hiệu quả.

Trung tâm thường xuyên theo dõi thỏa thuận khung và hợp đồng để đôn đốc nhà thầu, cơ sở y tế thực hiện theo đúng tiến độ; thực hiện giám sát thường xuyên và đột xuất kho thuốc của các nhà thầu cung ứng, đảm bảo không để thiếu thuốc phục vụ kịp thời cho người bệnh

Đơn vị này cũng thường xuyên nhắc nhở các cơ sở y tế sử dụng ít hoặc không sử dụng, đảm bảo sử dụng tối thiểu 80% khi hết hiệu lực thảo thuận khung.

Đối với các thuốc đàm phán giá: Các nhà thầu cung cấp thuốc trúng thầu đàm phán giá nhìn chung ổn định, hiếm gặp tình trạng gián đoạn cung ứng. Nhà thầu thường chủ động có văn bản gửi trung tâm cảnh báo khi có nguy cơ gián đoạn cung ứng chủ yếu do thuốc có sự thay đổi thông tin và chưa được Cục Quản lý Dược công bố tại danh mục thuốc biệt dược gốc.

Khi đó, trung tâm luôn phối hợp gửi văn bản cho Cục Quản lý Dược đề nghị hỗ trợ, xem xét sớm công bố các thủ tục cần thiết để việc cung ứng thuốc của nhà thầu không bị gián đoạn.

Về tình hình sử dụng kết quả đàm phán giá của các cơ sở y tế: Đối với 64 thuốc đàm phán thành công năm 2022-2023, do hiệu quả của công tác đàm phán giữa các bên do đó có những biệt dược gốc giảm giá trên 30%, thậm chí 52%, về gần với giá của thuốc generic nhóm 1 nên cơ sở y tế có nhu cầu sử dụng thuốc tăng lên.

Vì vậy, nhiều thuốc có tỷ lệ thực hiện theo tiến độ rất cao (trên 80%) chủ yếu là các thuốc thuộc nhóm kháng sinh (Meronem), tim mạch (Crestor), thuốc điều trị thiếu máu (Eprex 4000U) và một vài thuốc thuộc nhóm điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch (Glivec 100mg, Cellcept 250mg).

Đối với công tác đấu thầu tập trung cấp quốc gia: Hiện nay, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia đang trình Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp thuốc ARV cho các cơ sở y tế trên toàn quốc năm 2024-2025.

Sau khi được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trung tâm sẽ tiến hành các bước tiếp theo trong quy trình lựa chọn nhà thầu. Đối với 50 thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia đang tiến hành rà soát danh mục để tiếp tục tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc cho cơ sở y tế, dự kiến thời gian cung cấp thuốc cho cơ sở từ ngày 1/9/2024 đến 31/8/2026.

Về công tác đàm phán giá, trước đó, ngày 26/10/2023, trung tâm đã được Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp 2 thuốc điều trị HIV/AIDS thuộc danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá nguồn bảo hiểm y tế và các nguồn hợp pháp khác năm 2024-2025. Trung tâm đang khẩn trương tiến hành các bước tiếp theo theo quy định đối với gói thầu này.

Đối với các thuốc biệt dược gốc, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia đang hoàn thiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với 86 thuốc, dự kiến trình Bộ Y tế phê duyệt trong tháng 11/2023.

Đồng thời cùng thời gian này, trung tâm dự kiến sẽ tiến hành tổng hợp nhu cầu của các cơ sở y tế trên toàn quốc đối với 64 thuốc biệt dược gốc sẽ hết hiệu lực thỏa thuận khung vào cuối năm 2024 và đầu năm 2025.

Đọc thêm

Khám bệnh, tặng quà hơn 300 đối tượng chính sách phường Nghĩa Tân Tin Y tế

Khám bệnh, tặng quà hơn 300 đối tượng chính sách phường Nghĩa Tân

TTTĐ - Ngày 27/6, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Bệnh viện E phối hợp với UBND phường Nghĩa Tân, trạm Y tế phường tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc và tặng quà cho hơn 300 người dân là đối tượng chính sách, thương binh, bệnh binh, người có công và thân nhân liệt sĩ trên địa bàn phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội).
Đình chỉ, thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Đình chỉ, thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ra thông báo số 2846/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm White Glo Extra Strength Whitening Toothpaste - Coffee & Tea Drinkers Formula 150G (số lô: HAB30#, hạn dùng: Tháng 6/2027).
Quảng Nam triển khai dự án bảo tồn gen cây dược liệu quý hiếm Tin Y tế

Quảng Nam triển khai dự án bảo tồn gen cây dược liệu quý hiếm

TTTĐ - Quảng Nam vừa triển khai Dự án bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý trên địa bàn huyện Nam Trà My với tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng.
Biểu dương 164 gia đình tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô Tin Y tế

Biểu dương 164 gia đình tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô

TTTĐ - Ngày 26/6, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương Gia đình tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô và tuyên dương học sinh đạt thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024.
Tiếp tục giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết Tin Y tế

Tiếp tục giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế trong tuần qua (từ ngày 14 - 20/6), thành phố Hà Nội ghi nhận 73 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong, tăng 35 ca so với tuần trước đó.
Nâng cao chất lượng hoạt động dược lâm sàng Tin Y tế

Nâng cao chất lượng hoạt động dược lâm sàng

TTTĐ - Ngày 26/6, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Dược Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức hội thảo dược lâm sàng với chủ đề "Dược lâm sàng trong sử dụng thuốc".
Hướng tới mục tiêu 100% người dân được cấp hồ sơ sức khỏe điện tử Tin Y tế

Hướng tới mục tiêu 100% người dân được cấp hồ sơ sức khỏe điện tử

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 2814/SYT-QLBHYTCNTT đề nghị các đơn vị trong ngành tăng cường tuyên truyền về Hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn thành phố.
Phẫu thuật thành công cắt thùy phổi nội soi cho bệnh nhân ung thư Sức khỏe

Phẫu thuật thành công cắt thùy phổi nội soi cho bệnh nhân ung thư

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An) vừa phẫu thuật thành công cắt thùy phổi nội soi, nâng cao cơ hội chữa bệnh một bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn I.
Gỡ vướng mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế tại các địa phương Tin Y tế

Gỡ vướng mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế tại các địa phương

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4406/VPCP-TH ngày 24/6/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc nắm tình hình, xử lý vướng mắc, bảo đảm cung ứng đầy đủ thuốc.
VinBrain tiếp tục ký hợp tác với Bệnh viện Phổi Trung ương triển khai phần mềm AI trong sàng lọc lao Tin Y tế

VinBrain tiếp tục ký hợp tác với Bệnh viện Phổi Trung ương triển khai phần mềm AI trong sàng lọc lao

TTTĐ - Ngày 25/6, Công ty Cổ phần VinBrain, startup công nghệ tiên phong phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho y tế được đầu tư bởi Vingroup và Bệnh viện Phổi Trung ương (BV Phổi TƯ) chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm cải thiện quy trình sàng lọc lao tại bệnh viện thông qua nền tảng AI.
Xem thêm