Tag

Bức thư gửi con gái trước kỳ thi tốt nghiệp THPT của nữ điều dưỡng tuyến đầu chống dịch

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 03/07/2021 00:40
aa
TTTĐ - Hơn 60 ngày làm việc ở nơi tuyến đầu của dịch bệnh, nữ điều dưỡng Phạm Thúy Hạnh (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) phải tạm rời xa gia đình của mình. Dù phải tạm xa cậu con trai nhỏ mới chỉ 3 tuổi và cô con gái lớn chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT nhưng chị luôn mong rằng, sau này các con của chị sẽ luôn hiểu và tự hào về những gì mà chị đã hy sinh vì đất nước.
Kiểm tra an toàn thực phẩm và phòng chống dịch Covid-19 tại 2 nhà hàng trên địa bàn quận Đống Đa Sao Thái Dương chung tay cùng cả nước chống dịch BHXH Hà Nội trao 200 triệu đồng ủng hộ quỹ vắc xin phòng, chống dịch Covid-19

Câu chuyện về bức thư của bác sĩ nữ điều dưỡng Phạm Thúy Hạnh (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) gửi tới con gái lớn của mình trước khi cô bé bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT nhận được nhiều tình cảm của cộng đồng trong những ngày gần đây.

Từ trong tâm dịch, điều dưỡng Phạm Thúy Hạnh đã viết thư cho con gái của mình để để động viên, an ủi con gái trước kỳ thi quan trọng trong cuộc đời với tấm lòng của người mẹ.

Bức thư gửi con gái trước kỳ thi tốt nghiệp THPT của nữ điều dưỡng tuyến đầu chống dịch
Nữ điều dưỡng Phạm Thúy Hạnh (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)

“Gửi con gái yêu của mẹ! Thời gian trôi qua thật nhanh! Mới ngày nào mẹ sinh con vào đúng đợt Việt Nam có dịch SARS, vậy mà đã 18 năm rồi đấy. Năm nay con đã là cô nữ sinh lớp 12, đáng lẽ mẹ sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho con. Nhưng vì công việc, vì sức khỏe và sự an nguy của nhiều người khác, nên mẹ không thể ở bên con được. Mẹ nhớ và thương con nhiều lắm, vì con gái của mẹ phải chịu thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa”, chị Hạnh mở đầu bức thư.

Nữ điều dưỡng tiết lộ chị tham gia chăm sóc bệnh nhân Covid-19 từ năm 2020. Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang có khoảng gần 50 bệnh nhân Covid-19, phần lớn có mức độ bệnh lý từ trung bình đến nặng. Sau thời gian điều trị, vài người đã âm tính nhưng tình trạng vẫn nguy hiểm.

Lực lượng trực chiến ở đây chỉ có 25 người gồm 5 bác sĩ và 20 điều dưỡng, việc chăm sóc bệnh nhân ngày đêm rất vất vả. Ca làm việc của chị Hạnh thường bắt đầu từ trưa, kéo dài tới 19h30. Một ngày làm việc trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19 rất khác bình thường, theo chế độ 3 ca 4 kíp. Mỗi ca kéo dài khoảng 8 tiếng, luân phiên thay đổi nhân viên.

Vậy nhưng hết ca không có nghĩa là chị được rời nhiệm vụ. Số lượng bệnh nhân đông, chị và các đồng nghiệp sẽ mặc quần áo bảo hộ, sẵn sàng làm việc bất cứ khi nào cần tăng cường. Họ luôn phải để ý xem bệnh nhân thiếu gì, cần gì để hỗ trợ kịp thời.

Tuy vất vả như vậy nhưng việc được góp sức mình vào cuộc chiến của đất nước giúp chị phần nào vơi bớt đi nỗi nhớ nhà và sự lo lắng cho cô con gái chuẩn bị bước vào những ngày quan trọng.

Bức thư gửi con gái trước kỳ thi tốt nghiệp THPT của nữ điều dưỡng tuyến đầu chống dịch
Chị Hạnh phải rời xa gia đình để làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch

Theo chia sẻ của chị, 2 năm học cuối cấp của con gái chị là 2 năm không được hưởng trọn vẹn những niềm vui của tuổi học trò. Thay vì bên nhau đến những thời khắc cuối cùng của thời học sinh trong lễ trưởng thành, lễ Bế giảng năm học… thì con gái của chị và các bạn học sinh khác chỉ có thể ở nhà, nhìn nhau qua màn hình máy tính và tặng nhau những lời chúc online.

Chị thương con gái chỉ vì dịch bệnh mà phải học trực tuyến, ôn tập trực tuyến và thi thử cũng trực tuyến. Có lẽ đó sẽ là những ngày tháng không thể nào quên trong cuộc đời của cả chị và con gái. Bởi thế nên chị càng thương con gái hơn, thương cả lứa tuổi học trò sắp phải chia tay mái trường rồi mà chưa kịp viết lưu bút, chưa chụp được những bức ảnh kỷ yếu làm kỷ niệm.

Không được ở bên con những ngày này, thương con, nhớ con và lo lắng cho con là những cảm xúc mà bất kỳ bà mẹ nào cũng sẽ trải qua trong cuộc đời. Chị thương con gái mình vì không có được sự đồng hành của mẹ trong những ngày này giống như các bạn khác.

“Con biết không, cứ mỗi lần có tin báo có điểm thi thử là mẹ lại nghẹn ngào, nước mắt chỉ trực tuôn ra. Vì mẹ biết giây phút ấy con của mẹ sẽ hồi hộp, lo lắng biết nhường nào. Cũng chính giây phút đó, mẹ nghĩ sau những lo lắng, hồi hộp, con sẽ biết rõ bản thân mình hơn. Biết điều chỉnh, cố gắng để vượt qua thử thách lớn đầu tiên trong cuộc đời. Và cảm xúc khi về đích sẽ tuyệt vời biết bao”.

Điều dưỡng Hạnh cũng chia sẻ chia sẻ, có nhiều đồng nghiệp, gia đình vất vả hơn nên có khó khăn đến đâu, chị cũng sẽ cố gắng vượt qua. Chị mong rằng sẽ cứu được nhiều bệnh nhân Covid-19, giúp họ nhanh chóng bình phục và trở về với cuộc sống bình thường.

Thông qua bức thư, chị muốn gửi gắm tới con gái là chị hiểu cô bé đã phải nỗ lực, cố gắng và vượt qua những khó khăn trong việc ôn luyện cũng như tinh thần như thế nào. Chị luôn tin chính những khó khăn, trở ngại đó sẽ giúp cô bé luôn mạnh mẽ, nghị lực và quyết tâm hơn bao giờ hết.

Cuối thư, nữ điều dưỡng viết: “Con hãy luôn tự hào về những gì con đã cố gắng, cũng như nền tảng vững chắc con có được. Hãy tự tin bước vào cuộc thi với tâm thế tốt nhất con nhé. Cho dù kết quả có ra sao thì bố mẹ vẫn luôn ủng hộ và luôn bên con.

Mẹ chúc con gái của mẹ:

“Yêu trong cuộc sống

Trẻ trong tâm hồn

Đẹp trong lý tưởng

Trưởng thành trong tương lai

Lâu dài trong tình bạn

Thành công trên con đường lựa chọn. Và đạt được những điều con mong muốn nhé. Mẹ mãi yêu con!”.

Đọc thêm

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Xem thêm