Tag
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)

Ca mắc cúm tăng nhưng chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực

Tin Y tế 07/02/2025 19:48
aa
TTTĐ - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, các ca mắc cúm gia tăng hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Tuy nhiên, người dân không nên chủ quan trong việc phòng bệnh.
Bệnh nhân mắc cúm A phổi trắng xoá phải can thiệp ECMO Khuyến cáo về đợt dịch cúm mùa bùng phát tại Nhật Bản Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua Gia tăng trẻ mắc cúm A bị biến chứng viêm phổi nguy hiểm

Nhiều trường hợp chủ quan với cúm, nhập viện khi diễn biến đã nặng

Theo Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2025 đến nay, nước ta ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm mùa, chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong; số mắc giảm 97,4% so với cùng kỳ năm 2024 (34.442). Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A(H1N1), A(H3N2) và cúm B.

Tiêm vaccine cúm là biện pháp hiệu quả phòng bệnh
Tiêm vaccine cúm là biện pháp hiệu quả phòng bệnh

Trước đó, năm 2024, cả nước ghi nhận 289.214 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2023 (353.108), số tử vong tăng 5 trường hợp. Năm 2024, nước ta cũng ghi nhận 4 trường hợp tử vong do cúm A(H1N1) tại Bình Định, đây là các trường hợp có bệnh nền mãn tính nặng, không ghi nhận biến thể của virus.

Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là Thanh Hóa (46.600 trường hợp), Thái Bình (26.345), Nghệ An (17.949), Hà Tĩnh (14.073), Sơn La (10.162).

Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, trên thế giới, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI), nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) đã tăng lên từ những tuần cuối năm 2024 ở nhiều quốc gia, nhất là tại khu vực Bắc Bán cầu, phù hợp với xu hướng điển hình cho thời điểm cuối năm.

Kết quả giám sát cúm trên thế giới ghi bệnh các tác nhân cúm chủ yếu ở các khu vực: châu Âu (xuất hiện tất cả các phân nhóm của virus cúm), Bắc Mỹ (chủ yếu là cúm A), Trung Mỹ và Caribbean (chủ yếu là cúm A/H3N2), Tây Phi (chủ yếu là cúm B), Bắc Phi (chủ yếu là cúm A/H3N2), Đông Phi (chủ yếu là cúm B) và nhiều quốc gia ở châu Á (chủ yếu là cúm A(H1N1) pdm09).

Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị này đang điều trị cho ít nhất 8 ca cúm nặng, trong đó có bệnh nhân tổn thương phổi nghiêm trọng. Tại một số cơ sở y tế khác cũng đã ghi nhận bệnh nhân cúm đến thăm khám.

Trung bình mỗi tuần, phòng khám khoa Bệnh Nhiệt đới và can thiệp giảm hại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân mắc cúm A (được khẳng định bằng xét nghiệm) tới khám.

Chủ động phòng chống bệnh cúm

Theo các chuyên gia, cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Thời điểm hiện nay đang là trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân, là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc các bệnh như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...

Virus cúm có thể gây suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, tổn thương phổi lan tỏa, và thậm chí tử vong, đồng thời khuyến cáo người dân không nên chủ quan với bệnh cúm.

Đặc biệt, trẻ em là nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất bởi cúm, và khi nhiễm bệnh, thời gian phục hồi của trẻ thường kéo dài hơn so với người lớn... Ngoài ra, những người có bệnh nền mãn tính, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp cũng dễ gặp biến chứng khi mắc cúm mùa.

Mắc cúm A dai dẳng 3 tuần không khỏi, phổi của người đàn ông trắng xóa 2 bên, phải đặt ECMO gấp- Ảnh 2. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc cúm A.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc cúm A

ThS.BS Võ Đức Linh, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo: Cúm A ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến những bệnh nhân có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính. Do virus cúm tác động trực tiếp lên phổi, những bệnh nhân đã có tổn thương phổi từ trước sẽ dễ tiến triển nặng hơn so với người khỏe mạnh. Một số trường hợp của bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp tăng rất nhanh chỉ trong 2-3 ngày, khiến bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản trong thời gian ngắn.

Bác sĩ Linh nhấn mạnh, đối với người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần đi khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa để điều chỉnh thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, người mắc các bệnh lý nền cần tiêm vaccine phòng cúm hàng năm; tuân thủ các biện pháp bảo vệ cá nhân, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, người dân thực hiện tốt các nội dung sau: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp;

Mọi người cần đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi); không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh;

Người dân thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Cục Y tế dự phòng lưu ý: Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Đọc thêm

Giảm thiểu tình trạng trẻ bị xâm hại và gặp tai nạn thương tích Sức khỏe

Giảm thiểu tình trạng trẻ bị xâm hại và gặp tai nạn thương tích

TTTĐ - Sở Y tế đã có văn bản số 1858/SYT-NVY về triển khai các giải pháp phòng chống xâm hại trẻ em và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn thành phố.
Việt Nam dồn tổng lực loại trừ sốt rét trước năm 2030 Tin Y tế

Việt Nam dồn tổng lực loại trừ sốt rét trước năm 2030

TTTĐ - Sốt rét vẫn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu. Tại Việt Nam, những thành tựu nổi bật trong phòng, chống sốt rét đang mở ra hy vọng về một tương lai không còn căn bệnh nguy hiểm này. Với quyết tâm chính trị mạnh mẽ, sự đầu tư bài bản và tinh thần hành động khẩn trương, Việt Nam đang tiến gần hơn bao giờ hết đến mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030.
Làm rõ nguyên nhân mẹ con sản phụ tử vong ở bệnh viện Sức khỏe

Làm rõ nguyên nhân mẹ con sản phụ tử vong ở bệnh viện

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đang điều tra, làm rõ vụ việc một sản phụ được gia đình đưa đến Bệnh viện II Lâm Đồng trong tình trạng tỉnh táo, dự kiến sinh con lần hai. Tuy nhiên, sau ca mổ cấp cứu cả hai mẹ con đều tử vong.
Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn Tin Y tế

Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có chỉ đạo các Ban, Sở, ngành và chính quyền địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống sốt xuất huyết cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Cứu sống bệnh nhân sốc thuốc huyết áp bằng kỹ thuật ECMO Sức khỏe

Cứu sống bệnh nhân sốc thuốc huyết áp bằng kỹ thuật ECMO

TTTĐ - Ngày 23/4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc bệnh viện cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc hạ huyết áp có biểu hiện choáng nặng, suy đa tạng bằng kỹ thuật ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể). Đây là trường hợp đầu tiên quá liều thuốc hạ huyết áp được cứu sống bằng kỹ thuật ECMO tại bệnh viện.
Quảng cáo “lố”, Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị xử phạt Nhịp sống phương Nam

Quảng cáo “lố”, Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị xử phạt

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Lavender Sài Gòn (Viện thẩm mỹ Lavender by Chang - địa chỉ 61 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, Quận 3), do có vi phạm trong hoạt động quảng cáo.
Siết chặt kiểm tra mỹ phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội Tin Y tế

Siết chặt kiểm tra mỹ phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên địa bàn, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội TikTok, Facebook... nhằm phát hiện, xử lý việc sản xuất, kinh doanh trái phép, nghi ngờ là hàng giả.
Giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh Tin Y tế

Giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội có văn bản 1835/SYT-NVY chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.
Hà Nội triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện Tin Y tế

Hà Nội triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2024.
Ngành Y tế cam kết triển khai bệnh án điện tử trước 30/9/2025 Tin Y tế

Ngành Y tế cam kết triển khai bệnh án điện tử trước 30/9/2025

TTTĐ - Ngày 23/4, tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức Hội nghị chuyển đổi số ngành Y tế năm 2025 với chủ đề “Bệnh án điện tử - Kết nối toàn diện, kiến tạo tương lai số”.
Xem thêm