Các bạn tôi đã đi vào “tuyến lửa” miền Nam…!
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Họ là những bác sĩ trẻ, ưu tú lắm. Người được tuyên dương danh hiệu “Thầy thuốc Đặng Thuỳ Trâm”, người là y, bác sĩ tiêu biểu của Bộ Y tế, Trung ương Đoàn, Hội Thầy thuốc trẻ, thành phố Hà Nội…
Chúng tôi đã từng gặp nhau trong các chuyến công tác, không chuyến nào “sang chảnh” cả vì toàn lên miền núi, đến đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo khắp dọc dài Tổ quốc, vùng khó khăn của nước bạn Lào.
Nhớ lại hành trình tình nguyện, những chuyến khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho đồng bào, dù đường xa, gập gềnh khuc khuỷu, đổ đèo, xuống dốc nhưng chẳng bác sĩ nào kêu mệt mỏi. Họ cứ phơi phới sức trẻ, dù có người đã “trưởng thành Đoàn”. Mỗi đợt công tác ngắn thì gói gọn trong hai ngày, dài như đi Lào thì cả 10 ngày. Có những lúc xe hỏng giữa đường, đến bữa đói, anh em chúng tôi chia nhau gói mì tôm, vào nhà dân xin nước sôi pha chế, hay ăn vội giữa đường di chuyển...
Thế đó, chúng tôi quen nhau như vậy. Rồi Covid ập đến, những người bạn của tôi lại ngày đêm trong “điểm nóng”. Người công tác ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, tuyến đầu đón bệnh nhân điều trị Covid-19 ngay từ những ngày đầu có dịch, phải “ở yên một chỗ” suốt gần 2 năm. Rồi những người ở bệnh viện tuyến sau trong cuộc chiến chống dịch, giờ họ đã xung phong lên tuyến đầu, hành trình vào Nam “chi viện” cho đồng bào.
![]() |
Bác sĩ Nguyễn Thành Quân (người thứ hai, bên trái) cùng đồng nghiệp trước giờ Nam tiến |
Đêm khuya, tôi thấy anh Quân (Bác sĩ Nguyễn Thành Quân, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương) đăng status: “Giờ đi tắm...”. Đó có lẽ là giờ kết thúc một ngày làm việc dài trong bộ bảo hộ chống dịch, với vai trò bác sĩ điều trị khu ICU, tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
![]() |
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Hiệp nơi tâm dịch phía Nam (ảnh chụp màn hình) |
Sáng sớm ra khi tôi còn lật người trên giường lướt mạng thì đã thấy anh Hiệp (Bác sĩ Nguyễn Hoàng Hiệp, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y) đã tất tưởi trong bộ đồ bảo hộ đi làm. Anh Hiệp đi tăng cường chống dịch tại Bắc Giang trở về Hà Nội chưa được bao lâu, nay đã có mặt tại miền Nam. Nhắn vài dòng tin vội vàng, bác sĩ Hiệp bảo: “Anh em bác sĩ trong này luôn giữ vững tinh thần “chiến đấu hết mình”, hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất”.
![]() |
Bác sĩ Phạm Văn Bách (người đầu tiên bên trái) cùng đồng nghiệp vào Nam |
Khi đọc vần thơ trên trang Zalo của anh Bách (Bác sĩ Phạm Văn Bách, Khoa ngoại, Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an), tôi cay cay khoé mắt:
“…Em ơi, anh biết Sài Gòn thương!
Anh sẽ cùng em chung một con đường.
Để lấy lại tiếng leng keng hủ tiếu.
Để lấy lại những con đường tấp nập.
Những sân ga rộn rã tiếng nói cười.
Và cho những đôi lứa tuổi đôi mươi.
Nắm tay nhau trên đường hoa hạnh phúc!”.
Hai anh em trò chuyện cũng vội vã vì bác sĩ còn phải làm nhiệm vụ. Anh Bách nhắn nhủ tới Hà Nội: “Hậu phương ở nhà lo giữ gìn sức khoẻ, đảm bảo an toàn nhé, để các anh yên tâm “chiến đấu” và chiến thắng giặc Covid trở về đoàn viên”.
![]() |
Bác sĩ Bùi Văn Xuân chia sẻ trên Facebook cá nhân |
Trước khi lên đường vào Nam, anh Xuân (Bác sĩ Bùi Văn Xuân, Bệnh viện Mắt Trung ương) chụp tấm hình với màu áo vẫn thường mặc hằng ngày nơi bệnh viện. Bên trong làn áo mỏng ấy là trái tim nhiệt huyết của một người thầy thuốc hết lòng vì Nhân dân.
Hết “cắm chốt” chữa trị cho người bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, anh Giang (Bác sĩ Trần Văn Giang) đã vào miền Nam từ hai tháng nay.
Bác sĩ Giang thực hiện nhiệm vụ tập huấn cho bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý đi vào vận hành Bệnh viện dã chiến Phước Lộc, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Anh viết trên trang Facebook: “Chúc các đồng nghiệp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong điều kiện hết sức khắc nghiệt. Hi vọng Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực Phước Lộc sẽ là địa chỉ tin cậy để các F0 nặng và nguy kịch được hồi sinh”.
![]() |
Bác sĩ Trần Văn Giang tập huấn cho các y, bác sĩ, điều dưỡng tại Thành phố Hồ Chí Minh |
Giữa thời bình mà nước mắt cứ rơi khi thấy các y, bác sĩ, công an, quân đội, sinh viên tình nguyện, những người tôi đã quen, chưa quen… hành trình vào Nam trong những ngày này. Nhìn hình ảnh kín mít trong bộ đồ bảo hộ giữa cái nắng nóng chói gắt, căng mình chống dịch mà xót lòng.
Thương các anh, các chiến sĩ, những thầy thuốc ưu tú. Gửi lời chúc tới tiền tuyến “chân cứng đá mềm” sớm chiến thắng trở về với Hà Nội thân yêu, các anh nhé!
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh

Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

Chàng trai “tô màu kí ức”

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo
