Tag

Các địa phương đồng loạt triển khai biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm

Nông thôn mới 16/03/2020 17:08
aa
TTTĐ - Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã yêu cầu UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia cầm.

Các địa phương đồng loạt triển khai biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã yêu cầu UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch cúm gia cầm

Bài liên quan

Hà Nội chủ động các phương án ứng phó với dịch cúm gia cầm

Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm khi virus Corona đang hoành hành

Hà Nội tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Hà Nội chủ động tiêm vắc xin phòng cúm cho đàn gia cầm

Dịch cúm gia cầm A/H5N6 bùng phát ở 4 tỉnh, thành phố

Đồng thời, UBND thành phố đề nghị các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cho người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi...

Khẩn trương triển khai nhiều biện pháp

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tính đến ngày 16/3, trên địa bàn thành phố xảy ra 5 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 ở 5 xã thuộc hai huyện (Chương Mỹ và Mê Linh) tại 10 hộ chăn nuôi, số gia cầm tiêu hủy là 12.448 con.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, thời gian tới, với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay, rất có thể các ổ dịch cúm gia cầm sẽ xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trên đàn gia cầm thương phẩm. Trong khi, tổng đàn gia cầm thương phẩm toàn thành phố chiếm tỷ lệ cao (gần 60%).

Cũng trong năm 2019 vừa qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn thành phố làm chết và tiêu hủy trên 500 nghìn con lợn (chiếm trên 29% tổng đàn lợn toàn thành phố). Do vậy, người chăn nuôi đã chuyển sang nuôi gia cầm nên nguy cơ dịch bệnh là rất cao.

Mặt khác, Hà Nội là địa bàn trung chuyển, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm lớn từ các tỉnh khác về, do đó việc kiểm soát dịch bệnh gặp không ít khó khăn. Việc chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, nhận thức của người dân về chăn nuôi an toàn sinh học và chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm còn thấp cũng là một trong những nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

Để chủ động ngặn chặn dịch bệnh bùng phát trên đàn gia cầm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã yêu cầu UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia cầm. Thực hiện chỉ đạo này, các quận, huyện đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp tích cực.

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp tích cực để phòng chống dịch cúm gia cầm
Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp tích cực để phòng chống dịch cúm gia cầm

Đơn cử như tại huyện Thanh Trì, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn là 231.320 con. Trong đó, đàn gia cầm là 213.499 con tập trung ở xã Tả Thanh Oai, Đông Mỹ, Duyên Hà, Vĩnh Quỳnh; đàn trâu bò 1.480 con; đàn lợn 5.268 con... Trên địa bàn huyện có một cơ sở giết mổ lợn tập trung tại xã Vạn Phúc với công suất 1.500 con/ngày. Đầu năm 2020, trên địa bàn huyện tái phát một ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi ở xã Vạn Phúc nhưng đến nay đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới.

Để công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đạt hiệu quả, huyện đã tổ chức 2 đợt tổng vệ sinh, phun 1.680 lít hóa chất và 1 tấn vôi bột để tiêu độc, khử trùng. Toàn huyện đã tiêm vắc xin cúm gia cầm được 212.450 con, đạt tỷ lệ 99,51% tổng đàn (vượt chỉ tiêu thành phố giao 80% tổng đàn); tiêm vắc xin lở mồm long móng cho đàn trâu bò được 350 con, đạt tỷ lệ 24% tổng đàn; tiêm vắc xin lở mồm long móng cho đàn lợn được 100 con nái; vắc xin tai xanh cho đàn lợn được 210 con...

Còn tại huyện Chương Mỹ, ngay sau khi phát hiện ổ dịch cúm gia cầm ở thôn Phú Vinh (xã Phú Nghĩa), UBND huyện đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Cụ thể, xã Phú Nghĩa đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm bị nhiễm bệnh, triển khai vệ sinh tiêu độc khử trùng tại hộ có dịch trong 7 - 10 ngày liên tục và vệ sinh khử trùng trên địa bàn thôn có dịch 1 lần/tuần và 1 lần trên địa bàn toàn xã, tổng số hóa chất đã sử dụng 40 lít, 5 tấn vôi bột.

Ngoài ra, xã còn tổ chức tiêm phòng vắc xin cho gia cầm khỏe mạnh tại thôn có dịch và tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch. Hiện toàn xã đã tiêm phòng cho trên 68.600 con gia cầm trên địa bàn thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa.

Đặc biệt, chính quyền địa phương đã thực hiện ký cam kết yêu cầu các hộ chăn nuôi chấp hành nghiêm chỉnh biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Chính vì vậy, từ ngày 9/2 đến nay, trên địa bàn xã Phú Nghĩa nói riêng và trên địa bàn huyện Chương Mỹ nói chung không phát sinh thêm ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6.

Tiếp tục duy trì chốt kiểm dịch động vật

Để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra trên đàn vật nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, Sở đã chỉ đạo thành lập hai đoàn kiểm tra công tác phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

Sở cũng đã ban hành các văn bản đề nghị các quận, huyện, thị xã, các đơn vị trực thuộc tập trung phòng, chống dịch bệnh động vật. Đồng thời, Sở chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội phối hợp với UBND cấp huyện, đặc biệt phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Chương Mỹ, Mê Linh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm.

Các huyện chưa có dịch cần chủ động tăng cường công tác kiểm tra, tiêm phòng và giám sát chặt chẽ phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi có ổ dịch xảy ra. Đến nay, toàn thành phố đã triển khai tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm sinh sản, tiến độ đạt trên 80% tổng đàn trong diện tiêm.

Các địa phương đã thực hiện nghiêm việc phun khử trùng tại các trang trại chăn nuôi và tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm sinh sản
Các địa phương đã thực hiện nghiêm việc phun khử trùng tại các trang trại chăn nuôi và tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm sinh sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phối hợp với các Sở, Ban, ngành, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại cơ sở; các trạm, chốt kiểm dịch liên ngành kiểm soát tốt các phương tiện vận chuyển gia cầm ra, vào địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với UBND cấp huyện, đặc biệt là huyện Chương Mỹ và Mê Linh triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm không để lây lan. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại cơ sở; tăng cường kiểm tra tình hình chăn nuôi, chỉ đạo hệ thống thú y giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tới tận hộ chăn nuôi; phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý nhanh gọn khi có ổ dịch xảy ra; tổ chức tiêm phòng tốt các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ tiếp tục duy trì hoạt động các chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn; đặc biệt là các phương tiện vận chuyển gia cầm và sản phẩm của gia cầm; chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất phục vụ kịp thời công tác phòng, chống dịch.

Đồng thời, Sở cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo các ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn (đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm…); hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng tốt biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để không để dịch bệnh xảy ra.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm