Các nhà khoa học tiết lộ phương pháp có thể áp dụng cho con người sống lâu hơn
Lao động nghèo “khu ổ chuột” oằn mình chống chọi với nắng nóng Viện Pasteur của Pháp vừa thử nghiệm vắc-xin chống Covid-19 trên chuột Trèo đỉnh Ngọc Linh săn “chuột quý tộc” |
Giáo sư Haim Cohen (Ảnh: Đại học Bar-Ilan) |
Theo một bài báo được đăng trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học Israel đã tăng cường cung cấp protein SIRT6 - chất “kiểm soát tốc độ lão hóa lành mạnh” nhưng thường suy giảm trong hệ thống theo tuổi tác ở 250 con chuột và đạt được một số kết quả đáng kinh ngạc. Tuổi thọ của các đối tượng thử nghiệm của họ không chỉ tăng 23% mà còn trẻ trung hơn và ít bị ung thư hơn so với chuột bình thường.
“Những thay đổi mà chúng tôi thấy ở chuột có thể được chuyển sang con người, và nếu vậy thì điều đó sẽ rất thú vị”, Giáo sư Haim Cohen của Đại học Bar-Ilan, người dẫn đầu nghiên cứu chia sẻ.
Ông Cohen nhấn mạnh, nếu con người nhận được một lượng protein tương đương thì tuổi thọ trung bình có thể đạt 120 tuổi. Vào năm 2019, trước đại dịch Covid-19, Liên Hợp Quốc ước tính tuổi thọ trung bình của con người là 72,6 tuổi.
Phòng thí nghiệm của Cohen hiện đang tìm cách để tăng mức protein SIRT6 ở người một cách an toàn. Những con chuột đã được biến đổi gen, nhưng con người sẽ cần thuốc để đạt được hiệu quả tương tự.
Theo ông Haim Cohen, nếu con người nhận được một lượng protein tương đương, tuổi thọ trung bình của con người có thể lên đến gần 120 tuổi (Ảnh: Getty) |
Nhà khoa học cho biết: “Chúng tôi đang phát triển các phân tử nhỏ có thể làm tăng mức độ SIRT6 hoặc làm cho lượng protein hiện có hoạt động mạnh hơn”. Ông cũng hy vọng sẽ có kết quả nghiên cứu cụ thể sau hai hoặc ba năm tới.
Ông Cohen đã nghiên cứu vấn đề này trong một thời gian dài và đã báo cáo rằng tuổi thọ của chuột đã tăng 15% vào năm 2012. Tuy nhiên, phương pháp khắc phục của ông khi đó chỉ có tác dụng với các loài gặm nhấm đực.
Nghiên cứu mới nói trên có sự hợp tác của các nhà khoa học quốc tế, bao gồm Giáo sư Rafael de Cabo thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, đã cho thấy một sự cải thiện lớn. Chuột đực sống lâu hơn 30% so với đồng loại trong nhóm đối chứng, trong khi tuổi thọ của chuột cái cũng tăng 15%.
Triệu chứng lão hóa ở chuột là mất khả năng chiết xuất năng lượng từ chất béo và axit lactic sau một thời gian ngắn không có thức ăn. Tuy nhiên, theo bài báo, những động vật có hàm lượng SIRT6 cao không gặp vấn đề như vậy mặc dù chúng đã lớn tuổi hơn. Hơn nữa, cuộc sống của chúng không chỉ dài hơn mà còn có chất lượng tốt hơn, vì chúng có ít cholesterol hơn, ít mắc bệnh ung thư hơn và có thể chạy nhanh hơn.