Các thầy cô tâm huyết, sáng tạo trong năm học "online"
Chủ tịch Quốc hội dự gặp mặt, tri ân các thầy, cô Trường Đại học Y Hà Nội Tri ân 20/11 “mùa Covid”: Khoảng cách không làm vơi bớt yêu thương Những “người đưa đò” sáng tạo trong đại dịch Covid-19 |
Đặc biệt, trong năm học 2020 - 2021, nhiều cô giáo đã chủ động sáng tạo, triển khai các hoạt động giáo dục, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch dạy và học để vừa phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn, sức khỏe cho giáo viên, học sinh, vừa hoàn thành kế hoạch năm học.
Ngày 20/11 hằng năm là dịp để các nhà trường ôn lại truyền thống vẻ vang, tri ân, tôn vinh và tinh thần tôn sư trọng đạo đến các thế hệ nhà giáo của trường; Đồng thời vinh danh các tập thể, các thầy cô giáo có nhiều đóng góp, đạt được nhiều thành tích nổi bật trong công tác giảng dạy, học tập.
Dù năm học qua có nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, song các các thầy cô luôn nỗ lực không ngừng, xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ; tâm huyết và hết lòng yêu thương học sinh để thực hiện tốt mục tiêu và thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.
Dịch bệnh đã khiến lớp học vắng bóng học sinh, chỉ còn những kỷ niệm cô trò nơi đây |
Là giáo viên chủ nhiệm khối 6 – khối đầu cấp, trong khi năm học 2020 – 2021 học sinh chủ yếu học online khiến cô Phạm Thanh Minh (giáo viên trường THCS Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) rất trăn trở. Từ thực tế yêu nghề, mong muốn cho các bạn nhỏ đầu cấp, mới bước vào môi trường học cấp hai sôi động nhưng vì dịch bệnh, chưa được đến lớp, đến trường, cô Minh đã chủ động chia sẻ, lồng ghép các hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào những tiết học trực tuyến, giao bài tập dự án theo phương pháp dạy học thông minh… Vì thế, chỉ sau 3 tháng học online, các học sinh do cô Minh chủ nhiệm đã bắt nhịp được với chương trình mới, có hứng thú học tập khi tham gia các tiết học của thầy cô bộ môn.
Cô Phạm Thanh Minh truyền tải kiến thức tới học sinh qua các lớp học trực tuyến |
Dù còn nhiều khó khăn, cô trò chưa thể gặp trực tiếp nhưng những người thầy luôn cố gắng "gieo chữ" tới từng học sinh |
Với những sáng tạo của cô giáo Phạm Thanh Minh trong công tác dạy học trực tuyến, tập thể thầy, cô trường THCS Thanh Xuân Trung đã Năm học 2020 - 2021, trường THCS Thanh Xuân Trung được TP Hà Nội công nhận “Tập thể lao động xuất sắc”; 30 các thầy cô giáo được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cấp quận; 104 giải học sinh giỏi các cấp quốc tế, quốc gia, thành phố và cấp quận. Đặc biệt, các em học sinh lớp 9 đã vượt “vũ môn” xuất sắc với vị trí thứ Nhất điểm trung bình xét tuyển trong khối các trường công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân.
"Nhà trường đã biến những khó khăn, thách thức từ đại dịch Covid-19 thành cơ hội để thích nghi, chuyển đổi số trong việc truyền tải kiến thức tới các em học sinh",cô Trịnh Hồng Vân (Hiệu trưởng trường THCS Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ |
Chính những khó khăn mà đại dịch Covid-19 gây ra, những người thầy đi gieo chữ cũng phải thích nghi để các em học sinh dù ngừng đến trường nhưng không ngừng học. "Trong năm học 2020 - 2021, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, trường THCS Thanh Xuân Trung đã biến những khó khăn, thử thách thành cơ hội. Tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường đã nỗ lực không ngừng phấn đấu, xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết và hết lòng yêu thương học sinh", cô Trịnh Hồng Vân (Hiệu trưởng trường THCS Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ.
Là giáo viên dạy môn Vật lý của trường THCS Nguyễn Lân (quận Thanh Xuân, Hà Nội), thời gian qua, cô Đỗ Thuý Nga luôn nỗ lực trong công tác giảng dạy và giáo dục với mong mỏi trường lớp là nơi mà học sinh muốn đến mỗi ngày. Trong suốt thời gian làm nghề là những tháng ngày cô Nga trăn trở với nghề, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp. Cô Nga có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm. Chính nhờ sự tận tâm, sáng tạo trong công tác dạy học, mà thời gian dạy học online vừa qua, học sinh của cô Nga luôn chủ động, tự giác, yêu thích giờ học Vật Lý và đảm bảo kết quả học tập dù không được đến lớp, đến trường.
Cô Đỗ Thuý Nga luôn nỗ lực trong công tác giảng dạy và giáo dục với mong mỏi trường lớp là nơi mà học sinh muốn đến mỗi ngày |
Với việc tâm huyết, tận tuỵ, cô Nga đã góp thêm thành tích nhỏ bé vào kết quả dạy và học của trường THCS Nguyễn Lân, góp phần giúp nhà trường trở thành vinh dự nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”; danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”; danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc về thể dục thể thao cấp thành phố” năm học 2020 – 2021.
Cô Phạm Thị Thu Hiền, giáo viên môn Vật Lý, trường THCS Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã nhiều tháng nay không được trực tiếp gặp gỡ học sinh. Thế nhưng, mỗi giờ học online đối với môn học đòi hỏi học sinh không chỉ về lý thuyết mà còn phải áp dụng để làm bài tập như môn Vật lý lại được cô Hiền “biến” thành giờ học thân thiện. Theo cô Hiền chia sẻ, từ khi học online bên cạnh việc đảm bảo công tác phòng, chống dịch, nhà trường tập trung vào làm công tác tâm lý cho các em học sinh nên cơ bản các em đều cảm thấy thoải mái giúp tiết học có hiệu quả.
Bên cạnh việc giảng dạy kiến thức thì việc giúp các em có thêm vốn sống, kỹ năng mềm cũng được các nhà trường chú trọng trong thời gian này |
Do tình hình dịch bệnh, cô Hiền cũng như thầy cô giáo trường THCS Kim Giang liên tục phải thay đổi hình thức dạy và học nhưng với phương châm vì học sinh, họ vẫn đoàn kết, nỗ lực hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác giáo dục đào tạo, và là đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua được nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố Hà Nội.
Ai đó đã từng nói, người giáo viên giống như người truyền lửa, muốn thắp sáng trong trái tim học trò ngọn lửa đam mê, sáng tạo và yêu thương thì trái tim người thầy phải có lửa. Quả thực vậy, dù năm học qua cũng như năm học 2021 – 2022 có nhiều khó khăn do dịch bệnh, song đến nay các thầy cô đã, đang và vẫn sẽ luôn tận tụy, cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người” cao cả.