Tag

Cách lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn, ăn liền

Chung tay vì an toàn thực phẩm 28/10/2024 18:00
aa
TTTĐ - Trong cuộc sống thường ngày thực phẩm bao gói sẵn, ăn liền đã trở thành một trong những lựa chọn trong thực đơn của người tiêu dùng.
Cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm tại Hà Nội Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên trông bán trú Xử phạt 7 cơ sở vi phạm lĩnh vực an toàn thực phẩm Truy xuất nguồn gốc thực phẩm 20 bếp ăn trường học

Thực phẩm dùng để chế biến ra các món ăn gia đình có thể chia thành hai nhóm gồm: thực phẩm đóng gói sẵn, có nhãn mác đầy đủ như sữa hộp, đồ hộp, bánh kẹo, nước giải khát…và thực phẩm tươi sống (không có bao gói sẵn, không có nhãn mác đầy đủ) như rau, củ quả, thịt, cá, thủy hải sản…

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bà Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đưa ra khuyến cáo, người tiêu dùng phải có kiến thức cơ bản để biết cách lựa chọn các mặt hàng đóng gói sẵn. Mọi người khi mua thực phẩm loại này thì chỉ chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã có dấu hiệu ôi thiu, mốc hỏng.

Ngoài ra, người tiêu dùng cần quan sát kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm, bao bì phải có đầy đủ các nội dung về nhãn theo quy định như: Tên sản phẩm, thông tin nơi sản xuất, xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, định lượng, thành phần hoặc thành phần định lượng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, thông tin cảnh báo.

Đối với sản phẩm nhập khẩu phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt. Người tiêu dùng không lựa chọn, sử dụng thực phẩm khi có dấu hiệu bị phồng hộp.

Nếu chọn những thùng thực phẩm đóng gói sẵn tổng hợp trong đó có nhiều loại sản phẩm khác nhau, người tiêu dùng cần chú ý chất lượng sản phẩm bên trong, kiểm tra kỹ hạn sử dụng của riêng từng loại sản phẩm và nhờ người bán xếp thành giỏ quà.

Đối với các sản phẩm khô, chọn loại có màu sắc tự nhiên, hạn chế những sản phẩm có nhiều màu sắc tổng hợp; chọn sản phẩm bao bì còn nguyên vẹn, bày bán nơi thoáng mát, mới sản xuất và còn hạn sử dụng; quan sát kỹ bên ngoài sản phẩm nếu phát hiện mứt bị mốc thâm kim hay mốc xanh, mùi hôi, chảy nước, mùi chua thì tuyệt đối không mua, sử dụng.

Người tiêu dùng nên mua ở những cửa hàng quen thuộc, những nơi có đầy đủ các điều kiện kinh doanh thực phẩm vệ sinh an toàn, có trang thiết bị bảo quản phù hợp với từng loại thực phẩm; không nên mua ở những quầy hàng, quán hàng bụi bẩn, ẩm ướt, nóng, nắng hoặc gần nơi ô nhiễm: rác, nước thải, hoá chất…; ở những nơi bày bán lẫn lộn tạp chất, hoá chất, xà phòng, bột giặc, mỹ phẩm…

Với nước giải khát, hoa quả, trái cây, sữa… không mua ở những nơi không có phương tiên bảo quản lạnh, những nơi bày bán dưới nắng, nóng, ẩm ướt, bụi bẩn, khói, hơi, khí, gần xăng, dầu, sơn, hoá chất trừ sâu…

Đọc thêm

Những món ăn tăng cường sức đề kháng cho các bà bầu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những món ăn tăng cường sức đề kháng cho các bà bầu

TTTĐ - Khi thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu cũng suy giảm nên có nguy cơ cao mắc bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị đái tháo đường Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị đái tháo đường

TTTĐ - Trước tình trạng đái tháo đường ngày càng trẻ hoá, nhiều phụ huynh băn khoăn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị đái tháo đường.
Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp Sức khỏe

Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp

TTTĐ - Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm.
“Mẹo” xử lý khi bị dị ứng với một số loại thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

“Mẹo” xử lý khi bị dị ứng với một số loại thực phẩm

TTTĐ - Dị ứng thực phẩm là một phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với loại protein có trong thực phẩm.
Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên trông bán trú Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên trông bán trú

TTTĐ - Với mong muốn ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ trong trường học, sáng 27/10, Công ty TNHH Dịch vụ ăn uống Minh Đức phối hợp với Phòng Y tế huyện Gia Lâm (Hà Nội) tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP) cho cán bộ, nhân viên công ty cùng các thầy cô trông bán trú tại một số trường trên địa bàn.
Rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố Chung tay vì an toàn thực phẩm

Rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố

TTTĐ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 52/KH-CCATVSTP điều tra, rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm tại Hà Nội Sức khỏe

Cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm tại Hà Nội

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 302/KH-UBND về cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2024 – 2025.
Nâng cao công tác quản lý về an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nâng cao công tác quản lý về an toàn thực phẩm

TTTĐ - Ngày 24/10, tại Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) đã tổ chức khai mạc Hội nghị Khoa học quốc tế về Kiểm nghiệm thực phẩm 2024.
Cảnh giác với các loại thực phẩm chức năng giảm cân Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cảnh giác với các loại thực phẩm chức năng giảm cân

TTTĐ - Mới đây, lực lượng chức năng đã liên tục tịch thu, xử phạt nhiều loại thực phẩm chức năng với công dụng được quảng cáo “thổi phồng” có công dụng giảm cân
Sử dụng hải sản “độc, lạ” cẩn thận rước bệnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sử dụng hải sản “độc, lạ” cẩn thận rước bệnh

TTTĐ - Hiện trên trang mạng xã hội, chợ “ảo” chuyên kinh doanh các loại hải sản, nhiều người bán các loại cá, cua, ốc… có hình thù đặc biệt, kích cỡ lớn được quảng cáo là hàng tươi sống đánh bắt tự nhiên, vị lạ miệng hấp dẫn.
Xem thêm