Tag

Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng

Thị trường - Tài chính 19/02/2022 09:58
aa
TTTĐ - Đa số các chuyên gia kinh tế đều đồng tình việc luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng.
Nợ xấu thực tế của các ngân hàng sẽ lộ diện sau tháng 6/2022 Nguy cơ Covid-19 “thổi bay” công sức xử lý nợ xấu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Nới lỏng điều kiện vay có thể gia tăng nợ xấu

Sáng 19/2, Báo Lao Động phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức Hội thảo “Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng”.

Trước đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần sớm hoàn thiện và luật hoá các quy định này để có được giá trị pháp lý cao hơn, góp phần tạo điều kiện cho việc xử lý nợ xấu giữa các cơ quan chức năng.

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, mặc dù tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã được cải thiện rõ rệt, song rủi ro nợ xấu luôn tiềm ẩn. Trong khi đó, Nghị quyết 42 và Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước sẽ hết hiệu lực trong vài tháng tới, khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng kể từ quý III/2022 là rất lớn.

Do vậy, theo ông Lực, các giải pháp mạnh mẽ để xử lý triệt để nợ xấu, đặc biệt các giải pháp liên quan đến khung pháp lý, cần phải được đặc biệt chú trọng trong năm 2022 để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, tránh tình trạng nợ xấu cũ chưa được xử lý, nợ xấu mới gia tăng nhanh hơn nhằm tháo gỡ rủi ro tiềm tàng cho nền kinh tế.

TS Cấn Văn Lực kiến nghị Chính phủ nên xem xét đề xuất Quốc hội sớm tổng kết, tiến tới luật hóa Nghị quyết 42 trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan, hoặc ít nhất là gia hạn, có điều chỉnh phù hợp Nghị quyết 42 theo hướng tiếp thu các mặt được, giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực thi.

Ông Lực cũng cho biết, hướng luật hóa Nghị quyết 42 có thể được tiến hành theo 2 bước. Trong đó, bước 1 là có thể gia hạn, điều chỉnh, cập nhật phù hợp Nghị quyết 42 với thời gian khoảng 3 năm để có thêm thời gian rà soát, chuẩn bị cho dự thảo luật, cũng như kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nêu trên; Bước 2 là xây dựng Luật xử lý nợ xấu theo hướng phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế hơn.

Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư kí Hiệp hội Ngân hàng cho biết, tính đến cuối năm 2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được trên 1.300 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng
Quang cảnh Hội thảo“Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng”

Trong đó, giai đoạn 2012-2015 xử lý được 493,1 nghìn tỷ đồng; Giai đoạn 2016-2021 xử lý được trên 800 nghìn tỷ đồng; Tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 368,9 nghìn tỷ đồng (không bao gồm nợ xấu xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro).

Số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý thu hồi trong giai đoạn từ ngày 15/8/2017 đến cuối năm 2021, đạt trung bình khoảng 6,92 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,94 nghìn tỷ đồng/tháng so với giai đoạn trước khi có Nghị quyết số 42 (giai đoạn năm 2012 - 2017). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2021 được duy trì dưới mức 3%.

Như vậy, với những kết quả đạt được đã cho thấy vai trò, tầm quan trọng của Nghị quyết số 42 trong quá trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, góp phần xử lý hiệu quả nợ xấu, thu hồi vốn cho các tổ chức tín dụng để tái đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Bên cạnh các kết quả đạt được, ông Hùng cũng cho biết, việc triển khai Nghị quyết 42 còn rất nhiều vướng mắc, bất cập chủ yếu do bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác và xuất phát từ quá trình thực thi, dẫn đến một số quy định tại Nghị quyết 42 không thể áp dụng được trên thực tế.

Hơn nữa, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 42 chỉ giới hạn trong phạm vi các khoản nợ xấu “được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/8/2017” và “được hình thành trước ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực”. Trong khi đó, nợ xấu là rủi ro luôn tiềm ẩn phát sinh trong quá trình các tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng, do vậy phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 42 chỉ giải quyết được một phần nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện nay.

Đặc biệt, đại dịch COVID- 19 từ đầu năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội toàn cầu cũng như ở Việt Nam, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng, vừa sản xuất vừa chống dịch, chuỗi cung ứng đứt gãy, chi phí tăng cao, giao thông luân chuyển hàng hóa vô cùng khó khăn dẫn dến nhiều doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề, không trả được nợ ngân hàng, dẫn đến nợ xấu có xu hướng tăng cao trở lại, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo các tổ chức tín dụng dự đoán nợ xấu sẽ tăng cao hơn nữa trong năm 2022 do tình hình dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trong tương lai các doanh nghiệp khó có khả năng phục hồi ngay để trả nợ đúng hạn. Căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất của một số ngân hàng thương mại, nợ xấu (nhóm 3,4,5) trong năm 2021 tăng hàng nghìn tỷ so với năm 2020 do nhiều khách hàng không trả được nợ vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo ông Hùng, trong điều kiện còn nhiều tác động tiêu cực như hiện nay, nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, trong khi Nghị quyết số 42 chỉ còn nửa năm nữa là kết thúc thời gian thí điểm về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, khi đó toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết 42.

"Điều này sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu cũng như quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay chưa biết khi nào kết thúc", ông Hùng nhìn nhận.

Vì vậy, ông Hùng cho rằng rất cần đạo luật có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị quyết 42 để xử lý vấn đề nợ xấu một cách triệt để, với thời gian và tiến độ nhanh hơn.

"Việc các tổ chức tín dụng thực hiện xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu dựa trên quy định của Luật về xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo cơ sở pháp lý có hiệu lực cao tương ứng với các luật khác để khắc phục được những hạn chế, rào cản pháp lý trong thực tiễn thực hiện Nghị quyết 42 hiện nay", ông Hùng kiến nghị.

Đọc thêm

Napas dành tặng hàng ngàn quà tặng, ưu đãi hấp dẫn Ngày thẻ Việt Nam 2024 Thị trường - Tài chính

Napas dành tặng hàng ngàn quà tặng, ưu đãi hấp dẫn Ngày thẻ Việt Nam 2024

TTTĐ - Năm thứ 4 đồng hành cùng Ngày thẻ Việt Nam, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động tương tác, trải nghiệm các phương thức thanh toán tiện lợi, an toàn cho giới trẻ, đặc biệt dành tặng hàng ngàn quà tặng, ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng đến tham dự sự kiện.
Các xu hướng thúc đẩy phát triển ngành vận tải hàng không trong năm 2024 Thị trường - Tài chính

Các xu hướng thúc đẩy phát triển ngành vận tải hàng không trong năm 2024

TTTĐ - Theo dữ liệu mới nhất từ IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế), sáu tháng liên tiếp trong năm 2024 ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt ở mức hai con số so với cùng kỳ năm ngoái (YoY) trên toàn cầu. Tại Châu Á, xu hướng tăng trưởng càng rõ rệt hơn, khi ngành vận tải hàng không khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng 17,8% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Hệ sinh thái ngân hàng mở thúc đẩy thành phố thông minh phát triển Kinh tế

Hệ sinh thái ngân hàng mở thúc đẩy thành phố thông minh phát triển

TTTĐ - Trong khuôn khổ Ngày Thẻ Việt Nam 2024, UBND Thành phố Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng chỉ đạo, Báo Tiền Phong và Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức hội thảo chủ đề "Hà Nội - Thành phố thông minh và Hệ sinh thái ngân hàng mở".
Kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng nhưng chưa đột phá Thị trường - Tài chính

Kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng nhưng chưa đột phá

TTTĐ - Chiều 1/10, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức Phiên họp thường kỳ tháng 9 năm 2024 để đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024; đề ra nhiệm vụ giải pháp trọng tâm cho 3 tháng cuối năm 2024.
Mức vay tối đa cho các dự án vốn tín dụng chính sách Thị trường - Tài chính

Mức vay tối đa cho các dự án vốn tín dụng chính sách

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tăng cường xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại Hà Nội Doanh nghiệp

Tăng cường xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại Hà Nội

TTTĐ - Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024 tiếp tục được tổ chức tại Trung tâm thương mại AEON MALL Hà Đông từ ngày 26 - 29/9/2024 có quy mô khoảng 70 gian hàng và không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm hữu cơ, sản phẩm từ tự nhiên, với sự tham gia của khoảng 90 tổ chức, doanh nghiệp, chủ thể OCOP đến từ 28 tỉnh, thành phố.
Quảng bá, giới thiệu sản phẩm thêu ren, lụa, túi vải đến công chúng Thị trường - Tài chính

Quảng bá, giới thiệu sản phẩm thêu ren, lụa, túi vải đến công chúng

TTTĐ - Đến với triển lãm chuyên đề ngành thêu ren - lụa - áo dài - túi vải năm 2024, các nghệ nhân, cá nhân sẽ có cơ hội học tập, tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm khi kết nối với cộng đồng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu, đồng thời đưa các thiết kế này vào sản xuất thực tế, đáp ứng yêu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
Loạt thương hiệu đạt thành công ngoài mong đợi Thị trường - Tài chính

Loạt thương hiệu đạt thành công ngoài mong đợi

TTTĐ - Bán hàng qua livestream đang định hình bức tranh mới cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp trên nền tảng số. Tận dụng hiệu quả bộ giải pháp từ TikTok Shop, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc nâng cao nhận diện và thúc đẩy doanh thu trong các dịp siêu mua sắm, gặt hái kết quả ấn tượng chỉ trong thời gian ngắn.
Ngân hàng giảm lãi suất, đồng hành cùng bà con vùng bão lũ Thị trường - Tài chính

Ngân hàng giảm lãi suất, đồng hành cùng bà con vùng bão lũ

TTTĐ - Sau những thiệt hại do bão Yagi, nhiều người dân, hộ sản xuất kinh doanh đang đối mặt với những khó khăn trong việc phục hồi và duy trì hoạt động. Trước tình hình này, các ngân hàng đã kịp thời triển khai nhiều chương trình, chính sách điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm đồng hành cùng người dân vùng bão lũ sớm ổn định cuộc sống.
Tăng cường thúc đẩy thương mại công nghiệp và đầu tư tại Bình Dương Nhịp sống phương Nam

Tăng cường thúc đẩy thương mại công nghiệp và đầu tư tại Bình Dương

TTTĐ - Trong khuôn khổ, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Tập đoàn Becamex IDC đã ký MOU thỏa thuận hợp tác cùng Tập đoàn Coex, Kosmo nhằm thúc đẩy Thương mại công nghiệp và đầu tư tại Bình Dương.
Xem thêm