Tag

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Nới lỏng điều kiện vay có thể gia tăng nợ xấu

Thị trường - Tài chính 10/11/2021 09:29
aa
TTTĐ - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng lên ngưỡng báo động Kiến nghị có luật riêng về xử lý nợ xấu Mối lo nợ xấu của MSB Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ hài hòa với chính sách kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế

Rủi ro tăng nợ xấu nếu nới lỏng điều kiện cho vay

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng vừa có văn bản trả lời ý kiến của Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng tại kỳ họp 2, Quốc hội khóa XV có liên quan đến đề nghị nới lỏng điều kiện tiếp cận tín dụng.

Theo đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu.

Bởi vậy, theo Thống đốc Hồng thì cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Lấy dẫn chứng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007 bắt nguồn từ việc trong giai đoạn 2003-2005, các ngân hàng tại Mỹ đã hạ chuẩn cho vay, mở rộng tín dụng đến những người vay không đảm bảo điều kiện vay vốn (người vay dưới chuẩn).

Kết quả, lượng nợ xấu tích tụ khi người vay dưới chuẩn không thể trả nợ sau đó đã khiến nhiều ngân hàng phá sản từ cuối năm 2006, tác động lan truyền trên toàn hệ thống và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Nới lỏng điều kiện vay có thể gia tăng nợ xấu
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng (Ảnh: SBV)

Do vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ.

"Khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục điều hành tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sẵn sàng cung ứng vốn cho doanh nghiệp", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp

Trong văn bản trả lời Đại biểu Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai quyết liệt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ; Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai đồng bộ các ​giải pháp về tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại bởi dịch Covid-19.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động, linh hoạt điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đảm bảo cân đối vốn và kịp thời hỗ trợ vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Trong đó, về tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời ban hành chính sách và chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi, phí để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người vay vốn bị tác động tiêu cực bởi đại dịch ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Nới lỏng điều kiện vay có thể gia tăng nợ xấu
Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước cũng thường xuyên theo dõi, giám sát các tổ chức tín dụng thực hiện nhằm đảm bảo đúng đối tượng, tránh trục lợi chính sách, gây rủi ro cho hệ thống tổ chức tín dụng.

Đáng chú ý, việc giãn thời hạn trả nợ cho khách hàng mà không bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn đã giúp duy trì dòng tiền cho khách hàng vay; Đồng thời khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay mới để khách hàng duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng đổi mới, cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật...

Về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành (1,5-2%/năm) ngay trong năm 2020 (thuộc nhóm các ngân hàng Trung ương giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực) và giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung giảm lãi suất cho vay. Các ngân hàng thương mại có thị phần lớn cam kết tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm đối với dư nợ tín dụng của khách hàng hiện hữu chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19...

Kết quả, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và tăng cao hơn so với năm 2020 (đến ngày 26/10, tín dụng tăng 8,13% so với cuối năm 2020 và tăng 14,26% so với cùng kỳ năm 2020).

Mặt khác, các tổ chức tín dụng đã triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 330.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ trên 250.000 tỷ đồng; Lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ ngày 23/1/2020 khoảng 540.000 tỷ đồng; Miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,8 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ trên 3,5 triệu tỷ đồng.

Tính lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến 25/10/2021, tổng số tiền lãi tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng gần 30.000 tỷ đồng; Cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến nay đạt trên 7 triệu tỷ đồng cho hơn 1 triệu khách hàng.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn phù hợp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông hàng hóa; Tiếp tục triển khai hiệu quả việc cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, phí dịch vụ thanh toán, đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Đọc thêm

Bài 5: Chính phủ yêu cầu nghiên cứu chính sách giá, phí truyền tải... Thị trường - Tài chính

Bài 5: Chính phủ yêu cầu nghiên cứu chính sách giá, phí truyền tải...

TTTĐ - Thường trực Chính phủ yêu cầu xây dựng chính sách mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng cần nghiên cứu các cơ chế giá, phí truyền tải...
Yên Bái: Chỉ số PCI tăng 12 bậc Thị trường - Tài chính

Yên Bái: Chỉ số PCI tăng 12 bậc

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 vừa được công bố sáng 9/5, tỉnh Yên Bái xếp thứ 39/63 tỉnh, tăng 12 bậc.
Bài 4: Đề xuất không giới hạn khách hàng mua điện tái tạo không qua EVN Thị trường - Tài chính

Bài 4: Đề xuất không giới hạn khách hàng mua điện tái tạo không qua EVN

TTTĐ - Mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió) trực tiếp thay vì qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Quảng Nam: Tăng tốc giải ngân vốn phục hồi kinh tế - xã hội Thị trường - Tài chính

Quảng Nam: Tăng tốc giải ngân vốn phục hồi kinh tế - xã hội

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn số 321/UBND-KTTH yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bài 3: Thủ tướng Chính phủ ra “tối hậu thư” cho Bộ Công thương Thị trường - Tài chính

Bài 3: Thủ tướng Chính phủ ra “tối hậu thư” cho Bộ Công thương

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong tháng 5/2024, Bộ Công thương phải trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Bài 2: Dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt? Thị trường - Tài chính

Bài 2: Dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt?

TTTĐ - Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước Thị trường - Tài chính

Đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 381/QĐ-TTg phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhu cầu vàng vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Thị trường - Tài chính

Nhu cầu vàng vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

TTTĐ - Báo cáo về Xu hướng nhu cầu vàng của Hội đồng Vàng thế giới trong quý I/2024 cho thấy, tổng nhu cầu vàng toàn cầu (bao gồm lượng mua vào của thị trường phi tập trung OTC) tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.238 tấn, đánh dấu quý I tăng mạnh nhất kể từ năm 2016.
Visa hợp tác cùng Vui App thúc đẩy sáng kiến lương linh hoạt tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Visa hợp tác cùng Vui App thúc đẩy sáng kiến lương linh hoạt tại Việt Nam

TTTĐ - Visa, công ty thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Nano Technologies, đơn vị khởi nghiệp tiên phong với mô hình Lương linh hoạt (Earned Wage Access, EWA), thông qua sản phẩm chủ lực mang tên Vui App.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá Thị trường - Tài chính

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 193/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Xem thêm