Tag

Cần ủng hộ những xu hướng đúng đắn trong đổi mới giáo dục

Giáo dục 14/11/2023 17:00
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy tại phiên họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (Hội đồng), sáng 14/11.
Phát triển hệ thống trường THPT Chuyên: Cú hích vào đổi mới giáo dục Đổi mới giáo dục phổ thông... không để học sinh học chay Kiện toàn Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023 - 2026 Nhiều tín hiệu tích cực cho đổi mới giáo dục
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quá trình đổi mới giáo dục, đào tạo phải thống nhất, kiên định với mục tiêu đặt ra; bảo đảm tính ổn định, đồng thuận về quan điểm, tư duy; đồng bộ về pháp luật, tổ chức bộ máy, có sự đầu tư mang tính hệ thống, khoa học phù hợp với điều kiện của đất nước - Ảnh: VGP/MK
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quá trình đổi mới giáo dục, đào tạo phải thống nhất, kiên định với mục tiêu đặt ra; bảo đảm tính ổn định, đồng thuận về quan điểm, tư duy; đồng bộ về pháp luật, tổ chức bộ máy, có sự đầu tư mang tính hệ thống, khoa học phù hợp với điều kiện của đất nước - Ảnh: VGP/MK

Phó Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Hội đồng trong thời gian qua trong phát triển giáo dục, nguồn nhân lực với những điểm đổi mới, đột phá, cách tiếp cận ngày càng hiện đại, hội nhập, kết hợp với những giá trị nhân văn, văn hoá của dân tộc.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, Phó Thủ tướng gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến đội ngũ cán bộ, giáo viên cả nước, và mong ngành giáo dục ngày càng có vị thế, tầm quan trọng hơn nữa.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trao đổi, làm rõ thêm một số nội dung tại phiên họp - Ảnh: VGP/MK
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trao đổi, làm rõ thêm một số nội dung tại phiên họp - Ảnh: VGP/MK

Phải chuyển đổi từ kinh tế dựa vào tài nguyên sang kinh tế tri thức

Theo phân tích của Phó Thủ tướng, tình hình thế giới đang có nhiều biến động, đứng trước thách thức mang tính thời đại, những khủng hoảng toàn cầu. Nếu vẫn duy trì mô hình phát triển dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện nay, đến năm 2050, nhân loại phải cần tới 3 trái đất. Thực tế này đặt ra yêu cầu bức thiết phải chuyển đổi từ kinh tế dựa vào tài nguyên sang kinh tế tri thức.

"Tri thức chính là tài nguyên mới. Nguồn nhân lực, nhân tài và đổi mới sáng tạo là động lực đột phá. Bằng tài nguyên tri thức, động lực con người, các nước đang phát triển, đi sau có thể về trước. Vì vậy, Hội đồng cần tập trung bàn định, thảo luận những vấn đề có tính chiến lược trong đổi mới giáo dục, đào tạo, trước hết là nhận thức nhưng phải sớm chuyển sang hành động", Phó Thủ tướng nói và đề nghị các thành viên Hội đồng, từ các góc độ khoa học, giáo dục, quản lý nhà nước… xác định kế hoạch, chương trình làm việc, ưu tiên một số mục tiêu cụ thể, đề xuất giải pháp, giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành để "giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, đổi mới cả nội dung, hình thức, tạo ra những thay đổi đột phá".

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 toàn diện, giải pháp cụ thể, nhất là về ngân hàng đề thi, phương án tổ chức thực hiện, thí điểm phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương - Ảnh: VGP/MK
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 toàn diện, giải pháp cụ thể, nhất là về ngân hàng đề thi, phương án tổ chức thực hiện, thí điểm phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương - Ảnh: VGP/MK

"Các thành viên của Hội đồng đại diện cho các lĩnh vực khoa học, văn hoá, nghệ thuật… tiếng nói từ các địa phương với nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng phải cùng nhau, cùng đi, cùng đạt mục tiêu trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Mỗi cuộc họp phải tổng hợp được trí tuệ, dân chủ, khoa học, thể hiện được quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, kỳ vọng của xã hội, người dân với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhắc đến những trăn trở, mong muốn chính đáng của phụ huynh, gia đình, xã hội và tương lai của đất nước, Phó Thủ tướng đề nghị Hội đồng cũng cần có tiếng nói ủng hộ những xu hướng, xu thế có tính cách mạng, đúng đắn trong đổi mới giáo dục, đào tạo, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, đánh giá, thi cử…; đồng thời, tiếp tục khẳng định những vấn đề căn cốt, lâu dài đối với việc phát triển giáo dục và nguồn nhân lực cần làm sâu sắc hơn.

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng, đại diện một số địa phương đã nêu những vấn đề cấp bách từ thực tiễn như công tác phân luồng giáo dục nghề nghiệp ở bậc trung học phổ thông; lộ trình triển khai chương trình giáo dục theo cách tiếp cận liên môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) để đáp yêu cầu đào tạo nhân lực của nền kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, đánh giá, thi cử…

Cần ủng hộ những xu hướng đúng đắn trong đổi mới giáo dục

Đáng chú ý, các thành viên Hội đồng nhấn mạnh yêu cầu có kế hoạch hoạt động rõ ràng, cụ thể trong từng công việc đối với những vấn đề đa ngành, đa lĩnh vực, liên địa phương trong giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan thường trực của Hội đồng, cần đề xuất danh mục các vấn đề thực tiễn cấp bách cần giải quyết, từ đó đưa ra phương án thực hiện cụ thể như tổ chức họp chuyên sâu, chuyên đề, phân công nhiệm vụ cho từng bộ, ngành, điều kiện tổ chức, triển khai...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, đổi mới giáo dục là vấn đề rất lớn, phức tạp, có những mục tiêu đặt ra phải 5-10 năm mới đạt được. Vì vậy, quá trình đổi mới phải thống nhất, kiên định với mục tiêu đặt ra; bảo đảm tính ổn định, đồng thuận về quan điểm, tư duy; đồng bộ về pháp luật, tổ chức bộ máy, có sự đầu tư mang tính hệ thống, khoa học phù hợp với điều kiện của đất nước.

hải có ngân hàng đề thi chất lượng, được chuẩn hoá

Hội đồng dành nhiều thời gian để thảo luận về các đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các phương án tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông (phương án thi tốt nghiệp) từ năm 2025.

Các đại biểu cho rằng, phương án thi tốt nghiệp phải tiếp cận đồng bộ, bài bản, xuất phát từ sự đổi mới phương pháp dạy và học, chương trình, sách giáo khoa, đào tạo giáo viên, đánh giá thi cử, quản lý nhà nước về giáo dục…, theo hướng tăng cường sự tham gia chủ động của chính quyền địa phương, lấy trường học làm trung tâm, cơ sở, nền tảng. Việc đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần được phân tích, đánh giá khoa học, lượng hoá được, phù hợp với nội dung, mục tiêu, lộ trình thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo trong từng giai đoạn.

Cần ủng hộ những xu hướng đúng đắn trong đổi mới giáo dục

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, mục tiêu số 1 của kỳ thi tốt nghiệp là đánh giá được chất lượng đào tạo bậc phổ thông, còn đào tạo nghề, cao đẳng, đại học cần định hướng dựa trên năng lực, phẩm chất, mong muốn của học viên, sinh viên, không chạy theo bằng cấp, thành tích.

Do đó, phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 phải theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội, "theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học".

Các đại biểu cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung đầu tư cho ngân hàng đề thi chuẩn hoá cho tất cả địa phương, vùng miền, xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp với lộ trình thực hiện và mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông.

Cần ủng hộ những xu hướng đúng đắn trong đổi mới giáo dục

Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tổ chức phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 phải bảo đảm đơn giản, khoa học, đúng mục tiêu, hiệu quả, nhằm đánh giá chính xác năng lực, quá trình học tập của học sinh một cách thực chất, "học gì thi nấy".

"Phương án nào cũng phải có ngân hàng đề thi chất lượng, được chuẩn hoá, quy chế bảo đảm thực hiện thống nhất", Phó Thủ tướng hết sức lưu ý và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp thông tin hết sức khoa học, công khai, minh bạch để nhân dân biết được chủ trương, quá trình triển khai, cách thức thực hiện đổi mới thi cử so với mục tiêu đặt ra.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu kỹ tất cả các phương án, đề xuất về phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025, bao gồm cả yêu cầu về quản lý nhà nước, điều kiện tổ chức thực hiện như ứng dụng hạ tầng chuyển đổi số, dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin, thí điểm cho phép một số địa phương tự ra đề, tự tổ chức kỳ thi theo định hướng tiêu chí của Bộ.

Cần ủng hộ những xu hướng đúng đắn trong đổi mới giáo dục

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 toàn diện, giải pháp cụ thể, nhất là về ngân hàng đề thi, phương án tổ chức thực hiện, thí điểm phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương. Đây cũng là nội dung để tuyên truyền, thông tin đến nhân dân, huy động các chuyên gia, nhà khoa học tham gia, tạo sự đồng thuận, bảo đảm nguyện vọng bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng cũng nêu quan điểm, định hướng phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nền tảng của hệ thống giáo dục vận hành thông suốt, đồng bộ từ bậc mầm non đến đại học, sau đại học. Trong đó, không tạo gánh nặng, áp lực cho học sinh ở bậc mầm non, trung học cơ sở; tập trung những môn học cần thiết cho định hướng nghề nghiệp ở bậc học phổ thông; gắn giáo dục cao đẳng, đại học với doanh nghiệp, yêu cầu chuyển đổi số, chiến lược phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Đọc thêm

Chủ động khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới Giáo dục

Chủ động khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới

TTTĐ - Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, tình trạng thiếu giáo viên còn phổ biến ở nhiều địa phương trong đó, Hà Nội không phải là ngoại lệ. Các nhà trường đã chủ động khắc phục tình trạng này bằng nhiều giải pháp khác nhau để sẵn sàng bước vào năm học.
Hà Nội tăng 48.000 học sinh năm học 2024 -2025 Giáo dục

Hà Nội tăng 48.000 học sinh năm học 2024 -2025

TTTĐ - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Vương Hương Giang cho biết, năm học 2024-2025, Hà Nội tăng 39 trường mầm non, phổ thông các cấp, tăng 48.000 học sinh…
Công đoàn Giáo dục Hà Nội đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua Giáo dục

Công đoàn Giáo dục Hà Nội đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua

TTTĐ - Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động mang tính ngành nghề… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm sẽ được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tiếp tục triển khai trong năm học 2024 - 2025.
Hà Nội công bố đề minh họa vào lớp 10 theo chương trình mới Giáo dục

Hà Nội công bố đề minh họa vào lớp 10 theo chương trình mới

TTTĐ - Ngày 29/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố cấu trúc định dạng và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
Huyện Phúc Thọ ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới trường học Giáo dục

Huyện Phúc Thọ ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới trường học

TTTĐ - UBND huyện Phúc Thọ, Hà Nội, vừa tổ chức tổng kết năm học 2023 - 2024; triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
12 nhiệm vụ, giải pháp năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục Giáo dục

12 nhiệm vụ, giải pháp năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 2236/QĐ-BGDĐT ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục.
Toàn đoàn học sinh Hà Nội giành huy chương Olympic quốc tế IOAA Giáo dục

Toàn đoàn học sinh Hà Nội giành huy chương Olympic quốc tế IOAA

TTTĐ - Sáng 29/8, tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã tổ chức lễ đón, tặng hoa và trao bằng khen cho đoàn học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam đạt thành tích xuất sắc khi tham dự kỳ thi Olympic quốc tế Thiên văn và Vật lý thiên văn lần thứ 17.
"Sinh viên thế hệ mới 2024" kịch tính và hấp dẫn hơn Giáo dục

"Sinh viên thế hệ mới 2024" kịch tính và hấp dẫn hơn

TTTĐ - "Sinh viên thế hệ mới" mùa 2 sẽ chính thức ra mắt khán giả trên kênh VTV3 vào 20h ngày 1/9. Cuộc thi năm nay chỉ lựa chọn 8 đội tuyển mạnh nhất để tranh tài. Kịch tính hơn, áp lực hơn, khó khăn hơn - chặng hành trình chinh phục 5 vòng thi đang chờ đợi sự tỏa sáng của các bạn sinh viên Việt Nam.
Học sinh Hà Nội thắng lớn ở kỳ thi Olympic quốc tế IOAA Giáo dục

Học sinh Hà Nội thắng lớn ở kỳ thi Olympic quốc tế IOAA

TTTĐ - Tại kỳ thi Olympic quốc tế về Thiên văn và Vật lý thiên văn lần thứ 17 năm 2024, học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam thắng lớn với 2 huy chương Bạc và 3 huy chương Đồng.
Thành tích đáng nể của 5 học sinh giành huy chương Olympic IOAA Giáo dục

Thành tích đáng nể của 5 học sinh giành huy chương Olympic IOAA

TTTĐ - Không chỉ xuất sắc đại diện cho Việt Nam giành huy chương trong kỳ thi Olympic quốc tế Thiên văn và Vật lý thiên văn (IOAA) năm 2024, 5 học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam còn sở hữu bảng thành tích học tập đáng nể.
Xem thêm