Tag

Cảnh báo nạn buôn lậu, đầu cơ, tăng giá “bát nháo” mặt hàng phân bón

Kinh tế 17/11/2021 15:48
aa
TTTĐ - Theo nhận định của các nhà quản lý trong nước, không loại trừ việc xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng để tăng giá một cách bất hợp lý tại một số tư thương có hoạt động kinh doanh phân bón.
Bộ trưởng Bộ Công thương lý giải giá phân bón, vật tư nông nghiệp “phi mã” Đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp hạ giá phân bón Xử phạt Công ty TNHH MTV Thái Bình Gia Lai vi phạm điều kiện buôn bán phân bón

Từ đầu năm 2021 đến nay, giá phân bón trong nước liên tục tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp tại các tỉnh Tây Nam Bộ. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.

Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong thời điểm tháng 7/2021 “giá phân bón sản xuất trong nước, phân urê Phú Mỹ tăng 83,7% (từ 6.750 đồng/kg lên 12.400 đồng/kg), urê Cà Mau tăng 72% (từ 6.800 đồng/kg lên 11.700 đồng/kg); DAP Đình Vũ tăng 67,3% (từ 8.550 đồng/kg lên 14.300 đồng/kg); NPK Bình Điền tăng 24,3% (NPK 16-16-8+13S từ 8.860 đồng/kg lên 10.760 đồng/kg)”.

Như vậy, giá các loại phân bón sản xuất trong nước tăng trung bình 61,8%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá phân bón trong thời gian qua tăng vọt như nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất phân bón (than, lưu huỳnh, ammoniac…) trong nước và nhập khẩu bị sụt giảm, nhu cầu tiêu thụ phân bón thành phẩm không giảm; Chi phí logistic tăng mạnh trong thời gian vừa qua do giãn cách xã hội bởi dịch bệnh Covid-19; Nhân công thiếu hụt, việc sản xuất trong nước và thế giới bị ngưng hoặc giảm công suất, nhiều nơi bị đình trệ...

Đáng lưu ý, hiện nay Trung Quốc, một trong những nước xuất khẩu phân bón cũng đã giảm công suất, dừng xuất khẩu phân bón để ưu tiên thị trường nội địa... Tất cả các yếu tố trên đã làm cho giá cả phân bón tăng cao cả thị trường trong nước và trên thế giới.

Đặc biệt, theo nhận định của các nhà quản lý trong nước, không loại trừ việc xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng để tăng giá một cách bất hợp lý tại một số tư thương có hoạt động kinh doanh phân bón.

Cảnh báo nạn buôn lậu, đầu cơ, tăng giá “bát nháo” mặt hàng phân bón
Nhiều vụ vi phạm kinh doanh phân bón bị xử lý thời gian qua

Vì vậy, để đảm bảo nguồn cung phân bón hiện nay đòi hỏi cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong nước và nhập khẩu. Tuy nhiên, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất một số mặt hàng phân bón như các loại phân kali, SA phải nhập khẩu 100%.

Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, với diễn biến giá phân bón trên thị trường trong nước tăng cao như hiện nay rất rễ xảy ra hiện tượng gian lận thương mại, buôn lậu trong hoạt động nhập khẩu mặt hàng này thông qua các hành vi không khai, khai sai số lượng, chủng loại, hàm lượng, xuất xứ… để gian lận thuế nhập khẩu hoặc buôn lậu.

Nguy hại hơn nữa là tình trạng làm giả phân bón trong nước có nguy cơ gia tăng gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng trong nuôi trồng của người dân.

Dự báo giá phân bón trong nước vẫn có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Như vậy, nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán phân bón giả, không đảm bảo chất lượng, giả mạo nhãn mác, xuất xứ… xảy ra là rất lớn. Đặc biệt là tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bán bất hợp pháp dối với phân bón.

Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, để góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo nguồn cung, kiểm soát có hiệu quả giá phân bón, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm sản xuất nông nghiệp, ngoài những giải pháp như kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước dừng xuất khẩu, tập trung đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước; tập trung tháo gỡ vấn đề lưu thông, vận chuyển… đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cần quan tâm đến nhiều vấn đề khác.

Theo đó, trước hết cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng này trên thị trường không để xảy ra tình trạng buôn bán lòng vòng, đầu cơ, găm hàng, tăng giá bán hợp lý.

Đặc biệt, cơ quan Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng phân bón giả, không đảm bảo chất lượng, giả mạo nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng xuất, chất lượng hàng hóa, gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.

Cùng với đó, cơ quan Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an rà soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả trong nước, không để tình trạng trên trở thành vấn nạn trong sản xuất nông nghiệp, gây bức xúc cho người dân.

Đồng thời, cơ quan Hải quan cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát trong lĩnh vực hải quan đối với hoạt động nhập khẩu các loại phân bón và nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất phân bón của các doanh nghiệp trong nước; Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu để trục lợi góp phần bình ổn giá phân bón trong nước, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.

Trước đó, chiều 9/11, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã nêu giải pháp bình ổn thị trường phân bón, vật tư nông nghiệp trong thời gian tới.

Theo ông Diên, phân bón và vật tư nông nghiệp là lĩnh vực luôn được Bộ Công thương chú trọng chỉ đạo các đơn vị chức năng theo dõi, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để kịp thời đề xuất, áp dụng nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất có lãi, qua đó nâng cao đời sống ở khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, thời gian qua, giá phân bón, vật tư nông nghiệp vẫn tăng cao. Nguyên nhân là do tác động bởi giá nguyên liệu đầu vào (chủ yếu nhập khẩu) và chi phí vận tải, logistics vì giãn cách xã hội tăng cao.

Đồng thời, mặt hàng phân bón không thuộc danh mục chịu thuế VAT nên các nguyên, vật liệu đầu vào không được khấu trừ thuế cũng đã làm tăng giá thành sản phẩm. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng phân bón của thế giới tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp như đã làm thời gian qua, đồng thời tiếp tục phối hợp tốt hơn với các bộ, ngành, địa phương để có các giải pháp hiệu quả hơn.

Trong đó, ông Diên cho biết sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm; Đề xuất Chính phủ, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng để mặt hàng phân bón được bổ sung vào danh mục chịu thuế VAT giúp cho mặt hàng này có cơ hội giảm giá và nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung Doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung

Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, ngày 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Gyeonggi.
Alibaba.com ra mắt KEL Award vinh danh tài năng thương mại điện tử B2B Doanh nghiệp

Alibaba.com ra mắt KEL Award vinh danh tài năng thương mại điện tử B2B

TTTĐ - Giải thưởng Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử lần đầu tiên (KEL Award) tôn vinh các nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc từ 7 quốc gia: Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Kon Tum: Công nhận xã Đăk Ang đạt chuẩn Nông thôn mới Nông thôn mới

Kon Tum: Công nhận xã Đăk Ang đạt chuẩn Nông thôn mới

TTTĐ - Chiều 2/7, tại xã Đăk Ang, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Ngọc Hồi tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh Kon Tum về việc công nhận xã Đăk Ang đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam Doanh nghiệp

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc, gồm: CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Hàng không đóng vai trò cầu nối quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Doanh nghiệp

Hàng không đóng vai trò cầu nối quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

Sáng 3/7, tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ kỷ niệm 30 năm đường bay thẳng và chào đón hành khách thứ 15 triệu trên đường bay Việt Nam - Hàn Quốc của hãng hàng không Vietnam Airlines.
Thử tài phá lưới trên App HDBank, nắm cơ hội đến Châu Âu sống trọn mùa Euro 2024 Doanh nghiệp

Thử tài phá lưới trên App HDBank, nắm cơ hội đến Châu Âu sống trọn mùa Euro 2024

TTTĐ - Với chương trình khuyến mãi đặc biệt mùa Euro 2024, HDBank dành tặng cơ hội vi vu Châu Âu 9 ngày 8 đêm cho 2 người để sống trọn trong những khoảnh khắc của giải bóng đá hấp dẫn hàng đầu khi giao dịch trên ứng dụng (app) HDBank.
Hàng loạt hoạt động hướng tới 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thạch Thất Nông thôn mới

Hàng loạt hoạt động hướng tới 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thạch Thất

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954- 13/7/2024), địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Buổi lễ chính thức sẽ diễn ra vào tối 12/7, cùng với lễ gắn biển công trình vườn hoa Phùng Khắc Khoan.
Vincom Retail liên tiếp nhận 2 giải thưởng danh giá Doanh nghiệp

Vincom Retail liên tiếp nhận 2 giải thưởng danh giá

TTTĐ - Vincom Retail vừa tiếp tục bổ sung vào “bộ sưu tập” giải thưởng 2 chứng nhận danh giá, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành bất động sản bán lẻ Việt Nam.
Huyện Đan Phượng nỗ lực hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Đan Phượng nỗ lực hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Huyện Đan Phượng đã tiến hành đánh giá 9 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia huyện Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Đan Phượng đã đạt 9/9 tiêu chí, đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền công nhận “Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao”.
Thủ tướng mong muốn Samsung coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất chiến lược Doanh nghiệp

Thủ tướng mong muốn Samsung coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất chiến lược

Sáng 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Lee Jae Yong, Chủ tịch tập đoàn Samsung.
Xem thêm