Tag

Đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp hạ giá phân bón

Thị trường - Tài chính 08/11/2021 21:33
aa
TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp hạ giá phân bón nói riêng và bình ổn các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Giá phân bón tăng phi mã: Bộ trưởng Bộ Công thương ra chỉ thị khẩn Giá phân bón nhập về Việt Nam khoảng 6,5 triệu đồng mỗi tấn “Mổ xẻ” nguyên nhân giá phân bón tăng “chóng mặt”

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Hương cho rằng, ngành Nông nghiệp đã và đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn. Đặc biệt, những tác động của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp càng lộ rõ những hạn chế, bất cập cần quan tâm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Trong đó, giá phân bón, nguyên liệu đầu vào là một trong những vấn đề lớn của ngành nông nghiệp, hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19, giá cả tăng cao làm ảnh hưởng rất lớn đến bà con nông dân.

Theo Đại biểu Trần Thị Thanh Hương, từ đầu năm 2021, giá phân bón sản xuất trong nước, nhập khẩu tăng khoảng 60-80% và có thể còn tăng cao hơn nữa.

Do đó, bà Hương đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương cũng như các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm, trước mắt có giải pháp hạ giá phân bón nói riêng và bình ổn các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung một cách căn cơ, từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn nhiều hơn vì lợi ích của bà con nông dân nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp hạ giá phân bón
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Hương (Ảnh: quochoi.vn)

Trước đó, trong cuộc họp hồi tháng 8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã rất bức xúc khi nghe báo cáo về thị trường giá phân bón.

Theo Thứ trưởng Nam, vấn đề vận chuyển, lưu thông giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tháo gỡ nhưng giá phân bón vẫn tiếp tục tăng cao. Có loại phân bón tăng giá tới 83% so với thời điểm tháng 1/2021.

"Giá vật tư có thật sự là chi phí sản xuất cao không, phải chăng bắt đầu vào vụ mùa sản xuất, giãn cách xã hội, giao thông trắc trở thì tất cả cùng tăng giá”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đặt nghi vấn.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng bức xúc: "Nông dân sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh Covid-19 vốn đã chật vật, cộng thêm giá phân bón tăng phi mã lại thêm khó, sản phẩm sản xuất trong nước mà tăng quá cao như vậy thì nông dân làm sao chịu nổi".

Lý giải về nguyên nhân giá phân bón tăng cao, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công thương) cho rằng do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón.

Trong khi đó, do giá phân bón giảm quá sâu trong nửa đầu năm 2020, trong khi nguồn cung trên thế giới lại có xu hướng giảm nên không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 được kiểm soát ở mức độ nhất định tại các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc... đã khiến nhu cầu đối với nhiều mặt hàng này phục hồi rất nhanh.

Đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp hạ giá phân bón
Lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát thị trường phân bón

Mặt khác, việc kết hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa trên toàn cầu, không chỉ phân bón mà hầu hết các mặt hàng cơ bản như sắt thép, than đá, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi... đều chứng kiến mức tăng giá rất mạnh.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, phân bón là đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp, việc giá tăng làm tăng chi phí sản xuất, và trong hoàn cảnh giá lúa gạo tăng giảm, đã gây ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

Theo ông Trần Quốc Khánh, phân bón là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhưng việc bình ổn sẽ rất khó khăn khi nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do giá nguyên liệu tăng. Việc áp dụng các quy định hành chính vào thị trường khi Việt Nam đã có những cam kết quốc tế càng khó khả thi.

Mặc dù vây, hai ngành Công thương và Nông nghiệp sẽ cố gắng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp góp phần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân.

“Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội xem xét lại vấn đề thuế giá trị gia tăng đối với sản xuất phân bón”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết.

Cuối tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-BCT về việc tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước, trong đó có mặt hàng phân bón.

Theo Bộ Công thương, mặt hàng phân bón trong nước có nhu cầu lớn nhưng lại được xuất khẩu nhiều, làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu và mặt bằng giá cả trong nước.

Vì vậy, Bộ Công thương đề nghị Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp khai thác, sản xuất và xuất khẩu phân bón ưu tiên nguồn hàng phục vụ thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.

Đồng thời, lãnh đạo Bộ Công thương cũng yêu cầu Cục Hóa chất rà soát cơ chế xuất khẩu, nhập khẩu và kiến nghị giải pháp quản lý xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng phân bón.

Bên cạnh đó, Tổng cục Quản lý thị trường được giao tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhập lậu, nhất là các mặt hàng trọng điểm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Trong thông báo kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa ban hành, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương phối hợp với cơ quan liên quan cần chủ động triển khai các giải pháp quản lý, sản xuất, điều tiết giá phân bón phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người dân.

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có các giải pháp để dần thay thế nhập khẩu bằng nguyên liệu sản xuất trong nước, chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động đàm phán với các nước mà Việt Nam nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu sản xuất phân bón để có chính sách ưu đãi về giá, ưu tiên đáp ứng đủ số lượng và bảo đảm chất lượng...

Đọc thêm

GDP quý II/2024 tăng trưởng ước đạt 6,93% Thị trường - Tài chính

GDP quý II/2024 tăng trưởng ước đạt 6,93%

TTTĐ - Tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và 6 tháng đầu năm, đại diện Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước.
6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 11,63 tỷ USD Thị trường - Tài chính

6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 11,63 tỷ USD

TTTĐ - Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/6, trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,63 tỷ USD.
Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến cuối năm 2024 Thị trường - Tài chính

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến cuối năm 2024

TTTĐ - Quốc hội quyết nghị kéo dài thời gian áp dụng thuế VAT 8% (tức giảm 2% so với hiện hành) thêm 6 tháng, tới hết năm 2024.
Standard Chartered sẽ mang tới những kinh nghiệm tốt nhất để phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Standard Chartered sẽ mang tới những kinh nghiệm tốt nhất để phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp ngài Jose Vinals, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt Thị trường - Tài chính

Mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt

TTTĐ - Amazon Global Selling phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) khai mạc “Diễn đàn Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024”, tập trung vào việc cập nhật định hướng chính sách, phác thảo các đề xuất và giải pháp để mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến, thúc đẩy kinh doanh toàn cầu cho doanh nghiệp Việt trong giai đoạn tới.
Quảng Ninh chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Việt - Trung Thị trường - Tài chính

Quảng Ninh chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Việt - Trung

TTTĐ - Lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) là sự kiện có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa với các địa phương biên giới có chung cặp cửa khẩu.
Hà Nội: Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 thành phố Hà Nội.
Hisense duy trì sự thống trị thị trường TV toàn cầu Thị trường - Tài chính

Hisense duy trì sự thống trị thị trường TV toàn cầu

TTTĐ - Hisense - Thương hiệu điện tử công nghệ có mặt tại 160 quốc gia, đã kỷ niệm 8 năm liên tiếp trong danh sách 10 thương hiệu Trung Quốc hàng đầu trên toàn cầu theo danh sách của Kantar BrandZ™. Sự công nhận này nhấn mạnh cam kết toàn cầu của Hisense về sự đổi mới và sự xuất sắc trong công nghệ.
Ninh Thuận kết nối với Frankfurt - CHLB Đức thúc đẩy đầu tư Kinh tế

Ninh Thuận kết nối với Frankfurt - CHLB Đức thúc đẩy đầu tư

TTTĐ - Tỉnh Ninh Thuận đã và đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với Phòng Thương mại và Công nghiệp Frankfurt (IHK) – CHLB Đức, qua đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư mới cho địa phương.
“Chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Thị trường - Tài chính

“Chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt

TTTĐ - Giám đốc Sở Ngoại vụ TP HCM Trần Phước Anh nhìn nhận, ngành Thuỷ sản Việt đang gặp nhiều khó khăn từ những biến động thị trường và tình hình thế giới… vậy nên cần gấp rút tìm kiếm những giải pháp để hồi phục và phát triển ngành.
Xem thêm