Cầu suy yếu vì Covid-19, tăng trưởng tín dụng 2020 dự kiến đạt 11%
Sáng 24/12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức họp báo về tình hình hoạt động ngân hàng, triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2021.
Covid-19 ảnh hưởng tới tăng trưởng và chất lượng tín dụng
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Nguyễn Tuấn Anh cho biết: Mặc dù tín dụng trong quý I và quý II tăng trưởng chậm, nhưng đã phục hồi trong 2 quý cuối năm. Đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm mạnh cầu tín dụng nên tăng trưởng tín dụng 2020 thấp hơn các năm trước. Tính đến 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019, tăng 11,62% so cùng kỳ 2019. Dự kiến cả năm 2020, tín dụng có thể tăng 10,5 – 11%. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch phù hợp, theo đó tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên...
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại cuộc họp báo. Ảnh: Theo Thời báo Tài chính |
Trong năm qua, ngân hàng nhà nước đã chủ động điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức độ mức hấp thụ của nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng, lĩnh vực ưu tiên, theo chủ trương của Chính phủ. Cụ thể, ngân hàng nhà nước đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5 - 2,0%/năm lãi suất điều hành, là một trong các ngân hàng trung ương (NHTW) có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực.
Vụ trưởng Nguyễn Tuấn Anh cho biết thêm: Không chỉ ảnh hưởng về cầu tín dụng, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tín dụng. Trong đó, dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 lên đến khoảng 2,3 triệu tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 26% tổng dư nơ hệ thống. Ngoài ra, có khoảng 45.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình mưa bão, lũ lụt ở miền Trung, tiềm ẩn rủi ro tăng nợ xấu ngân hàng.
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Nguyễn Tuấn Anh |
Để tháo gỡ khó khăn cho người vay, ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Chỉ thị 02/CT-NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tiết giảm chi phí hoạt động, để có điều kiện giảm lãi suất ở mức tối đa; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt...
Đến nay, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ gần 355.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 590.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng cho hơn 390 nghìn khách hàng.
Mặc dù không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 01, nhưng Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện gia hạn nợ cho gần 168 nghìn khách hàng với dư nợ 4.183 tỷ đồng, cho vay mới trên 2 triệu khách hàng với số tiền 72.531 tỷ đồng.
Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) |
Thanh toán không tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ cao.
Đến cuối tháng 10 năm 2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng, tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Số lượng giao dịch thanh toán qua internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019.
So với cùng kỳ năm 2016, trong 10 tháng năm 2020, giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 83,67% về số lượng và 135,04% về giá trị. Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh internet tăng 276,4% và 343%; số lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 1.037% và 972,5%.
Hoạt động thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công được đẩy mạnh. Đến nay, 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử; 98,6% trên tổng số thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan được thực hiện qua phương thức điện tử; doanh thu tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán qua ngân hàng lên tới gần 90%...
Thống đốc Lê Minh Hưng làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng TTTĐ - Bộ Chính trị quyết định điều động ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ chức Chánh Văn ... |
NHNN bổ nhiệm “ghế nóng” Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế TTTĐ - Ngày 31/8/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 1558/QĐ-NHNN điều động ông Nguyễn Tuấn Anh Vụ trưởng Vụ ... |
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm tra, xử lý sai phạm tại Agribank Nam Hà Nội TTTĐ - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) yêu cầu Agribank kiểm tra, rà soát nội dung ... |
Ngành ngân hàng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do hạn mặn TTTĐ - Trước tình hình thiệt hại và khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra tại 5 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông ... |