Tag

Chăn nuôi sinh học – hướng đi mới của ngành nông nghiệp Thủ đô

Nông thôn mới 23/09/2019 20:13
aa
TTTĐ – Vài năm trở lại đây, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở Thủ đô luôn ở mức báo động. Bên cạnh đó ngày càng xuất hiện nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng khiến cho người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Trước tình trạng này, một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn thành phố đã áp dụng mô hình chăn nuôi khép kín, theo phương pháp sinh học nhằm cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Chăn nuôi sinh học – hướng đi mới của ngành nông nghiệp Thủ đô

Những năm gần đây, một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn thành phố đã áp dụng mô hình chăn nuôi khép kín, theo phương pháp sinh học nhằm cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng

Bài liên quan

Khai mạc Hội chợ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Thủ đô

Hà Nội cần phát huy vai trò hạt nhân, đi đầu cả nước trong công tác xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa hiệu quả ngoài mong muốn

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-Ctr/TU của Thành Ủy

Diện mạo nông thôn Hà nội thay đổi nhờ chương trình Nông thôn mới

Triển vọng của ngành chăn nuôi hữu cơ

Những năm qua, ngành chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức quy hoạch, xây dựng nhiều chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm, tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi đối với người sản xuất và người tiêu dùng, góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm 50% cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Thủ đô.

Một trong những điểm nhấn của ngành chăn nuôi Thủ đô chính và việc triển khai Dự án chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020. Dự án này được thực hiện từ cuối năm 2015, đến nay Hà Nội đã xây dựng và phát triển ổn định được một số mô hình tiêu biểu như: Gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, thịt lợn hữu cơ Bảo Châu, thịt lợn sinh học Quốc Oai, thực phẩm A-Z, thực phẩm 3F, thực phẩm Tiên Viên, thịt bò Hà Nội, sữa Ba Vì…

Hồ sơ pháp lý cho các chuỗi cơ bản được hoàn thiện gồm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến đóng gói; Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho các sản phẩm của các chuỗi… và bộ nhận diện thương hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng bảo hộ.

Theo báo cáo của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội), đến nay, Hà Nội đã xây dựng và duy trì được 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó, 79 chuỗi có nguồn gốc động vật, thu hút 3.000 hộ chăn nuôi, khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn, cung cấp thuốc thú y, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Mỗi ngày, các chuỗi chăn nuôi cung cấp cho thị trường 60 tấn thịt các loại, 300 nghìn quả trứng và 78 tấn sữa.

Một trong những mô hình chăn nuôi theo phương pháp sinh học hiệu quả phải kể đến là trang trại Hoa Viên thuộc Công ty TNHH Khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc (xã Yên Bình, Thạch Thất). Ngoài sản xuất rau thường và rau rừng, cây thanh long ruột đỏ, xoài, bưởi, ổi... theo hướng hữu cơ, trang trại còn nuôi 1 nghìn con lợn rừng sinh sản, cung ứng trên 10 nghìn lợn giống, 2 nghìn con lợn thịt hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho lao động với mức lương 5-6 triệu đồng/tháng.

Việc triển khai các mô hình chăn nuôi hữu cơ sẽ góp phần cung cấp nguồn thực phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng
Việc triển khai các mô hình chăn nuôi hữu cơ sẽ góp phần cung cấp nguồn thực phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng

Chia sẻ về phương pháp hữu cơ khép kín từ trồng trọt đến chăn nuôi đang được áp dụng tại trang trại, bà Trương Kim Hoa, chủ Trang trại Hoa Viên cho biết: “Không giống với những địa phương khác trên địa bàn huyện Thạch Thất, Thôn Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội), có diện tích rộng gần 60 ha, nằm sát chân Núi Vua Bà (thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì) có điều kiện khí hậu đặc biệt trong lành, nguồn nước suối rừng tự nhiên, đất nguyên sinh, xa khu dân cư và các nguồn ô nhiễm khác rất phù hợp cho canh tác theo phương pháp hữu cơ.

Nhận thấy nơi đây điều kiện tự nhiên có nhiều ưu đãi nên từ năm 2007, tôi bắt tay xây dựng trang trại. Ban đầu, tôi chỉ có hai mái lợn nái, sau đó tôi nhân lên thành 1.000 nái, mỗi năm đẻ hơn 1 vạn con giống và được giữ lại nuôi toàn bộ. Thức ăn cho lợn rừng gồm các loại cây bách bệnh, rau mơ, cỏ nhọ nhồi, lục vàng cùng chế phẩm EM (gừng tỏi tự pha chế). Đặc biệt vật nuôi tại trang trại của chúng tôi không sử dụng kháng sinh, hóa chất nên chất lượng thịt thơm ngon, an toàn và sạch bệnh. Mô hình phát triển kinh tế của chị được thành phố đánh giá là một trong số những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế và đặc biệt là mô hình điểm có thể nhân rộng tại nhiều địa phương".

Quá trình thực hiện cho thấy, phương thức tổ chức chăn nuôi theo chuỗi tại Hà Nội đã phần nào khắc phục được tình trạng bấp bênh, thiếu ổn định về "đầu ra", chứng minh được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm để người tiêu dùng yên tâm sử dụng, bảo đảm an toàn thực phẩm. Ðồng thời, gắn với quy hoạch, ứng dụng công nghệ cao là xu thế tất yếu để nâng giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh, tạo sự ổn định, bền vững.

Đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc

Bên cạnh những thuận lợi giúp các mô hình chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ, sinh học đem lại lợi ích kinh tế cao thì việc phát triển các mô hình này cũng còn gặp nhiều khó khăn do đầu ra cho sản phẩm còn bấp bênh khiến việc mở rộng quy mô hạn chế.

Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi dịch vụ Hoàng Long (huyện Thanh Oai) Nguyễn Trọng Long cho biết: Từ năm 2016, Hợp tác xã Xây dựng chuỗi sản xuất và cung ứng thịt lợn sạch A-Z nhưng mỗi ngày chỉ tiêu thụ được khoảng 2,2 tấn thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn; còn lại bán cho thương lái với giá như lợn nuôi thông thường. Hiện, các trang trại gặp khó khăn nhất là liên kết trực tiếp với doanh nghiệp chế biến để tiêu thụ với số lượng lớn.

Nói về những khó khăn của mô hình chăn nuôi hữu cơ, sinh học trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Hầu hết các mô hình chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ đều nhỏ lẻ hay trang trại lớn vẫn tự sản xuất con giống để nuôi và xuất bán ra thị trường thông qua thương lái. Tuy nhiên, giá bán tại chuồng thấp, còn giá bán thịt lợn ở các chợ, siêu thị… đều ở mức cao.

Hiện nay, chăn nuôi theo hướng hữu cơ là giải pháp quan trọng không chỉ cung cấp cho thị trường những mặt hàng bảo đảm chất lượng mà còn hạn chế được bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Để chăn nuôi lợn sạch phát huy hiệu quả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp các sở, ngành, huyện, thị xã tổ chức, liên kết sản xuất thành chuỗi chăn nuôi chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm. Sở phối hợp với các địa phương tiếp tục hướng dẫn người chăn nuôi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAHP; tăng cường sử dụng giống năng suất chất lượng cao; khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thức ăn sinh học, thuốc thú y có nguồn gốc sinh học.

Hiện Hà Nội đã xây dựng và duy trì được 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ
Hiện Hà Nội đã xây dựng và duy trì được 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ

Trước những thách thức trong tiến trình hội nhập và yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thành phố cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tuyên truyền cho người dân về sử dụng thực phẩm an toàn. Ðặc biệt, phải xây dựng được cơ sở dữ liệu điện tử về ngành nông nghiệp Hà Nội. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Thủ đô cũng cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chăn nuôi, để người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, cùng với đó phải đề xuất xây dựng trách nhiệm của nhà phân phối.

Ngoài ra, cần rà soát lại việc xây dựng các thể chế và có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi. Có tính toán một cách tổng thể để phát triển có quy hoạch, tránh manh mún nhỏ lẻ. Các sở, ngành của thành phố cần phối hợp chặt chẽ, quản lý tốt công tác thị trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng chuỗi, đăng ký nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm an toàn, và bảo đảm truy xuất được nguồn gốc.

Mặc dù có nhiều thách thức và rủi ro nhưng phát triển chăn nuôi hữu cơ cũng có nhiều thuận lợi để phát triển do nhu cầu sử dụng thực phẩm ngon, sạch, chất lượng cao được xác định đạt tiêu chuẩn qui định của người tiêu dùng Thủ đô ngày càng cao và được chấp nhận bán giá cao. Bên cạnh đó, do là nước nhiệt đới, thời tiết thuận lợi cho phát triển nông nghiệp quanh năm, nhân công sản xuất thủ công nhiều và rẻ. Vì vậy, nếu được đầu tư tốt, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi hữu cơ cho nông dân thì sản phẩm hữu cơ có thể sản xuất với giá thành hợp lý, người sản xuất có thể thu nhập cao so với các phương thức khác.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Xem thêm