Chàng thi sĩ bại liệt bán thơ góp sức “chiến đấu” với Covid-19
Tết Trung thu đặc biệt mùa Covid-19 |
Số tiền tuy không nhiều nhưng cho thấy tinh thần trách nhiệm của công dân trước cơn đại dịch mà đất nước và thế giới đang phải đối mặt.
Đây không phải là lần đầu tiên Vũ Nguyên góp công sức của mình với xã hội. Trước đó, anh đã từng nhiều lần bán thơ để làm thiện nguyện. Điều đặc biệt là, mang trên mình căn bệnh bại liệt, sức khỏe không tốt nhưng Vũ Nguyên chưa bao giờ hết niềm yêu thương cuộc sống. Nhận được tình yêu vô bờ bến của bố mẹ, anh muốn lan tỏa những điều tốt đẹp đến với xã hội nhiều hơn, để mọi người có thêm những động lực, viết tiếp những bài ca ca ngợi cuộc sống này.
Vũ Nguyên bên chiếc laptop - phương tiện để anh giao lưu với thế giới bên ngoài và làm thơ |
Vũ Nguyên sinh năm 1990 tại xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Căn bệnh hiểm nghèo đã khiến em bại liệt hoàn toàn cả chân và tay từ khi mới 7 tháng tuổi, phải nằm một chỗ từ đó đến nay.
Bằng một nỗ lực phi thường và tình yêu thương của mẹ, em tự cố gắng tự học hỏi. Mẹ là cô giáo, là bảo mẫu, là cánh tay và tất cả của cuộc đời Nguyên. Mẹ dạy em nói những câu bi bô ngượng nghịu đầu tiên, cũng chính mẹ mở ra cả thế giới cho em.
Bà Huề, mẹ của Nguyên vốn là giáo viên Tiểu học, còn bố em, ông Vũ Văn Tâm làm cơ khí. Để tập trung lo cho Nguyên, bà Huề nghỉ dạy học, đi theo con hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. Gia đình đã từng 4 lần bán nhà để có tiền chữa bệnh cho Nguyên.
Có người mẹ nào không đau lòng khi chứng kiến từng ngày của con trôi qua trong bệnh tật. Một mặt lo thuốc thang, một mặt bà Huề với kĩ năng sư phạm của một cô giáo tiểu học vẫn chăm chút dạy con như một đứa trẻ bình thường, từ lời ăn, tiếng nói, từ chữ viết, tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, cảm thụ cuộc sống.
Mẹ là người dạy dỗ, chăm sóc, truyền cho Vũ Nguyên tình yêu thương để anh muốn được san sẻ, giúp đỡ người khác |
Dù sinh hoạt khó khăn, không tự chăm sóc bản thân được nhưng Nguyên học rất nhanh. Có lẽ anh tiếp thu được như vậy cũng là bởi được mẹ truyền dạy bằng tất cả niềm yêu thương, khát khao cho con mình được hiểu biết nhiều hơn với thế giới xung quanh của người mẹ.
Thấy con ham học hỏi, khám phá, bà Huề còn dành dụm mua cho con một chiếc laptop để con được tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Ban đầu chỉ viết được bằng ngón tay duy nhất còn cử động được, sau đó Nguyên viết được thêm nhiều chữ hơn, thành thạo các mặt chữ thì chuyển sang học sử dụng máy tính. Anh ham đọc, tìm hiểu thông tin qua các kênh báo chí, truyền thông và đặc biệt thích các vần thơ.
Đọc nhiều, ngấm dần, Nguyên bắt đầu làm thơ từ năm 10 tuổi và đến năm 24 tuổi ra mắt tập thơ đầu tiên với tựa đề: "Bài thơ cho em". Đến nay, Vũ Nguyên đã xuất bản được 6 tập thơ. Thơ là để anh cất lên tiếng nói của lòng mình, là phương thức để anh giao tiếp với cuộc sống, cũng là cách để anh truyền thêm tình yêu cuộc sống tới những mảnh đời bất hạnh hơn mình bằng cách bán thơ để làm thiện nguyện.
Thông qua mạng xã hội, nhiều bạn đọc trong cả nước biết đến hoàn cảnh và tấm lòng của Nguyên, đặt mua thơ của anh, cũng là cách chung sức cùng anh viết tiếp bài ca ca ngợi cuộc đời. Số tiền bán thơ Nguyên dùng vào việc gửi tới những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh mà anh biết, giúp họ vượt lên số phận.
Á hậu Hoàng Thị Trang Viên và Vũ Nguyên |
Chính vì thế, nhiều nhà thơ sinh hoạt thơ cùng với anh như Ngọc Lê Ninh, Á hậu Trang Viên rất cảm động và khâm phục nghị lực, tấm lòng của anh. Á hậu Trang Viên không giấu được niềm xúc động khi nói về Vũ Nguyên: “Tôi thực sự biết ơn em, vì em cho thấy rằng không khó khăn nào trong cuộc sống mà chúng ta không thể trải qua, chỉ cần trong tim chúng ta luôn có ngọn lửa ấm áp của được yêu thương và muốn sẻ chia.
Mong Vũ Nguyên luôn khỏe mạnh để tiếp tục làm thơ, tiếp tục với hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa của em. Chúng tôi luôn sát cánh bên em để giúp em hoàn thành tâm nguyện này”.
Để trẻ em được "Ngắm trăng nghe sách" dịp Trung thu |
Đón trăng vui là đón trăng an toàn |
"Những thiên thần đất Việt" - bài ca về tình người và niềm tin chiến thắng dịch bệnh |