Tag

Tết Trung thu đặc biệt mùa Covid-19

Người Hà Nội 20/09/2021 17:47
aa
TTTĐ - Mùa trăng tròn năm nay có lẽ sẽ đặc biệt hơn so với nhiều năm trở lại đây. Thay vì các hoạt động bày cỗ trông trăng, rước đèn ông sao hay tổ chức múa hát, liên hoan văn nghệ... thì mỗi người, mỗi gia đình đều có những cách riêng để ngày Tết Trung thu thật ấm cúng, đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh.
Thành đoàn Hà Nội đón nhận 1.500 chiếc bánh Trung thu và 100 túi thuốc điều trị F0 Trung thu cho em “sẻ chia yêu thương - đẩy lui Covid” 2.000 phần quà "Tết Trung Thu - Tết của sẻ chia" đến với em nhỏ khó khăn

Không khí của ngày Tết Trung thu đang cận kề trong khi dịch bệnh Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Những ngày này, chúng ta không còn thấy các con đường hay góc phố đông đúc, ngập tràn màu sắc của Trung thu mà thay vào đó, mọi người lại chọn ở nhà, chuẩn bị các món ăn và kế hoạch để đón ngày lễ đặc biệt này theo cách của riêng mình.

Tết Trung thu đặc biệt mùa Covid
Nhiều người tự xắn tay áo vào bếp làm bánh thay vì ra ngoài mua để đảm bảo thực hiện an toàn chống dịch

Nhắc đến Trung thu, người ta luôn nhớ đến những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon với đầy đủ màu sắc và hương vị. Để phù hợp với tình hình phòng chống dịch bệnh, năm nay, rất nhiều người tìm mua bánh trung thu bằng hình thức “online” hay tự xắn tay áo vào bếp để chuẩn bị cho gia đình những chiếc bánh vào ngày Tết đoàn viên.

Trung thu cũng luôn gắn liền với hình ảnh những chiếc đèn ông sao, đèn lồng, chú Cuội, chị Hằng... Năm nay, các ông bố, bà mẹ và gia đình chuẩn bị cho những bạn nhỏ nhiều món quà đặc biệt hơn.

Những món đồ chơi handmade vì thế liên tục ra đời dưới bàn tay của những “người thợ nghiệp dư”. Tuy có thể không đẹp như những món đồ chơi bán ngoài cửa hàng nhưng ở đó là tấm lòng, tình cảm và sự yêu thương vô bờ bến giữa những người thân trong một gia đình.

Tết Trung thu đặc biệt mùa Covid
Những món đồ chơi Trung thu đầy ắp tình cảm từ "người thợ nghiệp dư"

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhịp sống thay đổi và người dân dường như đã thích ứng với điều ấy. Vì vậy, Tết Trung thu cũng không phải ngoại lệ. Thay thế cho tiếng trống dồn vang, tiếng reo hò của những cô bé, cậu nhóc rồng rắn theo những đoàn múa lân rộn ràng khắp các ngõ xóm mỗi mùa Trung thu về thì năm nay, sự bình yên, an toàn là điều mà mỗi người dân đều cảm thấy trân trọng với những nỗ lực mà đất nước đã làm được.

Chắc chắn sẽ có nhiều mùa Trung thu khác, khi cả nước kiểm soát và chiến thắng được đại dịch Covid-19. Hiện tại, mọi ưu tiên vẫn đang tập trung cho công tác phòng chống dịch nên Tết đoàn viên có thể không rộn ràng, không lấp lánh lồng đèn nhưng trong lòng mỗi người sẽ luôn đầy ắp nghĩa tình hướng về những tâm dịch khó khăn.

Tết Trung thu đặc biệt mùa Covid
Mùa Trung thu, hàng ngàn y, bác sĩ, sinh viên vẫn tiếp tục lên đường tham gia chống dịch

Trung thu năm nay vẫn thật trọn vẹn bởi có sự quan tâm của hệ thống chính trị, các nhà hảo tâm khi đã huy động hàng trăm nghìn suất quà dành tặng cho những nguời có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, con em những “chiến binh” làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch.

Đó cũng là quyết tâm giữ vững những thành quả chống dịch khi hàng ngàn y, bác sĩ, sinh viên tình nguyện bỏ lại công việc, dự định của mình để tiếp tục lên đường chia lửa với những địa phương đang là điểm nóng nhằm nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, mang lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân.

Tết Trung thu đặc biệt mùa Covid
Tổ chức Đoàn, Hội luôn song hành và hỗ trợ người dân trong mọi thời điểm

Đó còn là sự chia sẻ, động viên bằng cả vật chất và tinh thần của đồng bào cả nước với những món quà, nhu yếu phẩm… ngày đêm gửi tặng tới Thủ đô thân yêu, tới miền Nam nghĩa tình. Tất cả đều đang một lòng, chung sức để cùng nhau đón những mùa “trăng tròn” an lành, trọn vẹn đúng nghĩa.

Tết Trung thu đặc biệt mùa Covid
Ngày Tết Trung thu sẽ trở lại với những âm vang và sắc màu vốn có nhờ sự nỗ lực của cả đất nước (Ảnh tư liệu)

Chắc chắn rằng, dù có ở nơi đâu, đón Trung thu theo cách nào, rộn ràng hay trầm lắng, mới mẻ hay truyền thống thì giá trị của ngày Tết đoàn viên sẽ không bao giờ thay đổi khi mỗi người đều thấu hiểu, trân trọng và nâng niu sự gắn kết tình thân trong gia đình, tình yêu thương, sẻ chia trong cộng đồng. Đó chính là nét đẹp văn hóa và bản sắc của dân tộc, tạo nên một không khí đặc trưng của ngày Tết Trung thu tại Việt Nam.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm