Tag

Chàng trai người Mỹ tiết kiệm từng đồng cho trẻ mồ côi miền núi

Nông thôn mới 22/01/2020 06:54
aa
TTTĐ - “Gà bắt đầu đẻ rồi mẹ ơi”. Chị Hiên (quê ở xã Yên Phú, Văn Yên - một huyện miền núi nghèo của tỉnh Yên Bái) vừa về đến nhà sau buổi đi mua đồng nát ở thị trấn thì được Trúc, cô con gái lớn 8 tuổi kéo thẳng vào khu chuồng trại mới xây hơn tháng trước. Nhìn những quả trứng con so trắng hồng nằm gọn trên khay, chị ôm con cười mà mắt ngân ngấn nước.

Chàng trai người Mỹ tiết kiệm từng đồng cho trẻ mồ côi miền núi

Alfred Meza trực tiếp tham gia xây chuồng gà cho nhà chị Hiên ở Yên Phú, Văn Yên, Yên Bái

Bài liên quan

Đặc sản miền núi "xuống phố" dịp Tết Nguyên đán

Chắp cánh ước mơ các em nhỏ ở Chiềng Muôn

Trao yêu thương tới các bạn nhỏ vùng cao Hà Giang

Chuyện của chàng trai làm giàu với cây tre Việt

Chỉ mới ba tháng trước thôi, chị Nguyễn Thị Hiên, xã Yên Phú (huyện Văn Yên, Yên Bái) không thể hình dung ra nổi một lối thoát nào khả thi cho mấy mẹ con. Chồng mất trong một tai nạn hồi năm ngoái, một mình chị nuôi 3 con nhỏ, hai đứa sinh đôi 8 tuổi và đứa út mới lên 5.

Không được học hành đầy đủ nên chị chỉ biết trông vào mấy sào ruộng cấy rẽ, lúc nông nhàn thì đi mua đồng nát. Chị Hiên thức khuya dậy sớm, cố gắng đến mấy cũng không lo nổi cho các con. Những ngày mưa ngồi trên giường nhìn thẳng ra vách gò chắn sau lưng nhà qua những lỗ thủng toác trên tường đất, chị thấy dường như đời mình không còn lối thoát. Đến khi Chi - cô con gái út phải đi mổ mắt, chị Hiên quyết định sẽ gửi bọn trẻ cho ông bà ngoại, theo bạn ra Hà Nội rửa bát thuê với hi vọng “biết đâu thu nhập sẽ khá hơn”.

Hành động vì cộng đồng

Sau khi nghe câu chuyện của chị Hiên, Alfred Meza, một thầy giáo dạy tiếng Anh đến từ Elgin, Illinois, Mỹ đã quyết định giúp đỡ gia đình chị Hiên vượt qua khó khăn. Anh và Bella Nguyễn, thành viên thuộc Dự án LoHi tới nhà chị Hiên trong một chiều cuối thu se lạnh, sau khi vừa kết thúc chương trình tặng bò cho một gia đình cháu bé mồ côi khác ở xã Yên Thái, cùng huyện Văn Yên, Yên Bái. Nghe lời giới thiệu ban đầu về việc dự án đang hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững cho những hộ nghèo, chị Hiên lập tức thấy hy vọng lóe lên.

Alfred Meza trực tiếp tham gia xây chuồng gà cho nhà chị Hiên ở Yên Phú, Văn Yên, Yên Bái
Alfred Meza trực tiếp tham gia xây chuồng gà cho nhà chị Hiên ở Yên Phú, Văn Yên, Yên Bái

Từ khi quyết định bắt đầu Dự án LoHi ở Yên Bái, anh đã cùng Lê Mạnh Hùng, cộng tác viên ở địa phương đã lặn lội đi khảo sát nhiều hộ gia đình có trẻ mồ côi ở nhiều xã khác nhau trên địa bàn tỉnh. Mỗi gia đình đều có hoàn cảnh khó khăn riêng nhưng đối với chị Hiên, Alfred nghĩ rằng đó phải là trường hợp được ưu tiên giải quyết trước, vì 3 đứa trẻ đã mồ côi cha cần được sống cùng với mẹ.

Sau khi nắm bắt được điều kiện và mong muốn của gia đình, tham khảo ý kiến của chuyên gia ở địa phương, Alfred quyết định hỗ trợ gia đình chị Hiên đàn gà nuôi lấy trứng với quy mô ban đầu 100 con. Dự án sẽ kêu gọi tài trợ, xây dựng cho gia đình một chuồng gà kiên cố, đảm bảo tránh được thời tiết cực đoan hay dịch bệnh. Điều này hết sức quan trọng vì thời gian qua dịch tả lợn châu Phi đã xóa sổ gần hết đàn lợn trong vùng, còn gia cầm thả tự do cũng rất khó vượt qua được những ngày đông giá buốt trên miền núi.

Alfred Meza tham gia chương trình thiện nguyện tại Yên Bái
Alfred Meza tham gia chương trình thiện nguyện tại Yên Bái

Hơn một tháng sau lần gặp đó, Alfred và Dự án LoHi quay trở lại xã Yên Phú, khởi công công trình xây dựng chuồng gà ở ngay khoảnh đất bên hông nhà chị Hiên. Alfred xắn tay áo lên làm cùng với tốp thợ, không nề hà bất cứ việc gì từ chuyển gạch, trộn xi măng, đến cầm bay trực tiếp xây tường.

Sau một tuần hoàn thiện xây dựng chuồng trại, đàn gà 100 con được đưa lên, mỗi con trung bình 1,8kg đã được tiêm vaccine đầy đủ. “Đến tận bây giờ nghe tiếng gà cục tác báo đẻ là em lại thấy xúc động nghẹn ngào. Dự án đã mang lại cho mấy mẹ con em thứ đáng giá hơn cả một gia tài, đó là niềm tin vào lòng tốt của con người, là hy vọng ở tương lai”, chị Hiên mỉm cười nói.

Sẽ cố gắng hơn nữa vì những mảnh đời bất hạnh

“Nếu chỉ có mình tôi, thì dù cố gắng đến thế nào, dự án không thể đạt được các bước tiến triển như ngày hôm nay”, Alfred Meza tâm sự. Quả thực, để anh có thể tiến hành chương trình đầu tiên của LoHi chỉ 25 ngày sau khi đặt chân đến Hà Nội là điều không dễ dàng. Do đó, anh phải nhờ đến sự chung tay góp sức của rất nhiều người. Song trên hết, vẫn phải khẳng định rằng, mục đích đầy tính nhân văn của Dự án và tâm hồn cao đẹp của Alfred chính là những yếu tố chính tạo nên sức hút, đưa mọi người đến với anh.

Dự án LoHi (Low Overhead-High Impact) theo tiếng Việt nghĩa là đầu tư thấp nhưng mang lại ảnh hưởng lớn lao. Không phải duy trì bộ máy cồng kềnh, dự án dành tất cả số tiền mà các nhà hảo tâm ở cả Mỹ và Việt Nam ủng hộ vào các chương trình thiện nguyện. Còn những người trực tiếp tham gia điều hành, hoạt động đều dựa trên tinh thần tình nguyện 100% và tất cả đều minh bạch.

Dù những khoản ủng hộ của các nhà hảo tâm rất quan trọng nhưng Dự án LoHi không dựa hoàn toàn vào đó. Một nguồn chính yếu khác cho dự án là khoản thù lao Alfred Meza nhận được từ các lớp tiếng Anh buổi tối. Tiếp đó, sau khi một người bạn của Alfred Meza tổ chức bán quần áo cũ góp tiền xây chuồng gà cho chị Hiên, ý tưởng bán sách ở Việt Nam để gây quỹ đã ra đời.

Alfred Meza cùng các thành viên trong dự án còn nảy sinh ý tưởng bán sách ở Việt Nam để gây quỹ cho chương trình
Alfred Meza cùng các thành viên trong dự án còn nảy sinh ý tưởng bán sách ở Việt Nam để gây quỹ cho chương trình

Với mỗi cuốn sách được bán đúng giá bìa, nhóm thu được ít nhất 40.000 đồng nhờ khoản tiền mà công ty phát hành chiết khấu. Không ngờ khi ý tưởng được thực thi, đã có rất nhiều người ủng hộ. Các đơn hàng đến ngày một nhiều hơn, Alfred tranh thủ mọi thời gian có thể để làm “shipper”, vừa tiết kiệm tối đa cho dự án, vừa có thể gặp và trực tiếp cảm ơn những người đã mua sách để ủng hộ chương trình.

Tính “bền vững” và nhân văn của Dự án LoHi không chỉ nằm ở chỗ tạo sinh kế lâu dài cho người thụ hưởng, mà nó còn tạo điều kiện cho chính người thụ hưởng tiếp tục giúp đỡ những người khác trong hoàn cảnh khó khăn tương tự.

Trong đàn gà tặng cho nhà chị Hiên còn có 10 con gà trống. Từ những quả trứng ban đầu, chị Hiên sẽ cho ấp để gây thêm một đàn gà khác 20 con, sau này tặng lại cho một hộ khác mà Dự án chỉ định. Cứ thế, câu chuyện về tình yêu thương đùm bọc, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống sẽ lan rộng mãi…

Đọc thêm

Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao Nông thôn mới

Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

TTTĐ - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước. Tuy vậy, số lượng sản phẩm được đánh giá 5 sao - sản phẩm quốc gia có thứ hạng cao nhất trong thang đánh giá OCOP của Hà Nội vẫn còn khá khiêm tốn. Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể.
Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu Kinh tế

Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn Nông thôn mới

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

TTTĐ - Chuyển đổi số đóng vai trò kết nối hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với người tiêu dùng trong nước và thế giới. Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị nông nghiệp, kinh doanh nông sản, tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 Nông thôn mới

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

TTTĐ - Ngày 26/4, xã Cấn Hữu tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 và các trường đạt chuẩn quốc gia.
Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 26/4, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 127/TT gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sáng 25/4, xã Phú Mãn long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 25/4/2025 về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định công nhận 5 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate Nhịp sống phương Nam

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

TTTĐ - Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả cho nông dân tại Long An.
Xem thêm