Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ
![]() |
NXB Hà Nội vừa ấn hành Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (dịch giả Nguyên Ngọc) và nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả. Nữ tác giả, nhà văn Svetlana Alexievich (Belarus) là chủ nhân giải Nobel Văn chương 2015, với những cuốn sách về chiến tranh dưới góc nhìn đặc biệt của mình...
Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (У войны не женское лицо) là tập hợp những câu chuyện kể nhưng không phải là văn học hư cấu, cũng không phải là một cuốn sách về lịch sử.
![]() |
Bìa cuốn sáchChiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ
Đó là câu chuyện riêng tư của hàng trăm hàng nghìn phụ nữ, có đầy đủ tên tuổi và quê quán.
Phần đầu cuốn sách, Svetlana kể về cách những người phụ nữ Nga bước vào chiến tranh. Khi Thế chiến thứ hai nổ ra, họ là những cô gái ở độ tuổi mười tám, đôi mươi, được động viên để bảo vệ nước Nga.
Đó là những cô bé mới 16 tuổi, hàng ngày chầu chực trước phòng tuyển quân để xin vào chiến tranh. Đó là những cô bé chấp nhận trốn gia đình, thậm chí sống “chui” trong quân đội – tất cả chỉ với một lý do duy nhất: Đóng góp sức lực vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
![]() |
Nữ nhà vănSvetlana Alexievich
Vào chiến trường, họ phải đối diện một sự thực: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ và không dành cho phụ nữ - khi ngay cả những quân trang, quân phục, vũ khí được thiết kế cũng đều hướng tới nam giới.
Vượt qua giới hạn của bản thân mình, những cô gái ấy lần lượt trở thành y tá chăm sóc thương binh, thành chiến sĩ tải thương, thành xạ thủ, điện báo viên và cả vai trò lái máy bay tại chiến trường chỉ sau 3 tháng luyện tập.
Nhưng nghiệt ngã nhất với những người phụ nữ khi tham gia chiến tranh, là việc họ phải đối mặt với cảnh giết chóc. Những cô gái ấy từng chịu ám ảnh khi phải giết một con ngựa làm thức ăn. Để rồi, đến lượt người đọc ám ảnh bởi một nữ quân nhân trong lúc bị địch bao vây đã buộc phải tự dìm đứa con xuống nước, hay nỗi ám ảnh về đống xác người, về cảnh dòng sông tan băng để lộ những xác chết…
Để thực hiện cuốn sách, tác giả Svetlana Alexievich đã phỏng vấn hàng nghìn phụ nữ từng tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Duy Long
Nhà văn Svetlana Alexievich sinh ngày 31/5/1948 tại Ukraine trong một gia đình công chức. Năm 2015, bà được trao giải Nobel Văn học. Theo Viện Hàn lâm Thụy Điển, giải thưởng này được trao cho bà để “tôn vinh những dòng văn phức điệu của bà. Văn của bà là tượng đài tri ân sự đau khổ và lòng dũng cảm trong thời đại chúng ta”. Bên cạnh“Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”,bà còn nổi tiếng trên văn đàn thế giới với những tác phẩm có góc nhìn đặc biệt về chiến tranh cũng như thảm họa hạt nhân trong lịch sử như:“Những nhân chứng cuối cùng”, “Quan tài kẽm”,“Tiếng vọng từ Chernobyl”. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc
