Tag

Chính phủ trình Quốc hội việc bổ sung vốn cho Vietcombank

Doanh nghiệp 23/10/2024 08:34
aa
TTTĐ - Hôm nay 23/10, Quốc hội sẽ nghe tờ trình của Chính phủ về việc chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Hôm nay, Quốc hội họp bàn về vấn đề gì? Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng bán thuốc tràn lan trên mạng

Đề xuất bổ sung hơn 20.000 tỷ đồng vốn cho Vietcombank

Theo chương trình kỳ họp thứ 8, chiều 23/10, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank. Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này.

Trước đó, tại phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư vốn Nhà nước tại Vietcombank.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank là phù hợp với chủ trương được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 11/NQ-CP, phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.

Việc bổ sung vốn giúp cho Vietcombank nâng cao năng lực tài chính để phấn đấu vươn ra khu vực nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á; khẳng định vai trò sếu đầu đàn trong ngành tài chính ngân hàng theo định hướng của Đảng, Chính phủ.

Đồng thời, việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank nhằm đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định; giúp nhà băng có tiềm lực để thực thi các chính sách của Nhà nước và hỗ trợ nền kinh tế như chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ lãi suất và nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Theo bà Hồng, bổ sung vốn Nhà nước là điều kiện cần thiết để Vietcombank có đủ nguồn lực hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giao, đảm bảo an toàn hệ thống, góp phần vào sự phát triển lành mạnh và ổn định của ngành ngân hàng, nền kinh tế.

Chính phủ trình Quốc hội việc bổ sung vốn cho Vietcombank
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Về hiệu quả kinh tế, xã hội, việc Vietcombank mở rộng hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác đảm bảo duy trì và phát huy vai trò chủ lực của ngân hàng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp như phát triển các lĩnh vực ưu tiên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; tạo nguồn lực hỗ trợ ngân hàng yếu kém, ổn định thị trường tiền tệ và góp phần ổn định nền kinh tế; tăng hiệu quả hoạt động và tăng nộp ngân sách Nhà nước, giữ được mức xếp hạng tín nhiệm.

Theo đề xuất của Chính phủ, nguồn vốn bổ sung cho Vietcombank là gần 20.700 tỷ đồng, dự kiến lấy từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lãi còn lại năm 2021 của Vietcombank. Khoản tiền này gần bằng số lợi nhuận hợp nhất trước thuế nửa đầu năm nay của ngân hàng này.

Với phần vốn điều lệ tăng thêm, Vietcombank dự kiến sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở làm việc (9.526 tỷ đồng), đầu tư cho công nghệ thông tin, chuyển đổi số (17.155 tỷ đồng); mở rộng hoạt động kinh doanh (985 tỷ đồng).

Với dự kiến sử dụng vốn điều lệ tăng thêm như trên tỷ lệ đầu tư tài sản cố định của Vietcombank tương đương 38% tổng vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng, đảm bảo thấp hơn mức tối đa 50% theo quy định.

Cần thiết phải bổ sung vốn cho Vietcombank

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí về sự cần thiết của việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank.

Thường trực Ủy ban Kinh tế đánh giá, Vietcombank là một trong các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, có quy mô lớn, uy tín, tiên phong trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chính phủ trình Quốc hội việc bổ sung vốn cho Vietcombank
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank sẽ giúp ngân hàng này nâng cao năng lực tài chính, bảo đảm các tỷ lệ an toàn và hướng tới chuẩn mực quốc tế theo Hiệp ước Basel III vào năm 2026, mở rộng hoạt động tín dụng, tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong thực hiện các chính sách của Nhà nước, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường năng lực cạnh tranh, vươn tầm khu vực theo mục tiêu đã đặt ra tại Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, nâng cao khả năng nhận chuyển giao bắt buộc 1 ngân hàng thương mại yếu kém trong thời gian sắp tới.

Theo ông Thanh, hồ sơ của Chính phủ đã bảo đảm yêu cầu theo quy định, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc đưa nội dung này vào nghị quyết chung của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, kiến nghị nội dung cụ thể đưa vào nghị quyết chung của kỳ họp để báo cáo Quốc hội quyết nghị, trong đó nêu rõ Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tính chính xác của số liệu và quy mô đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank.

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tán thành về sự cần thiết để đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank nhằm nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phát triển hoạt động, phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo, quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường của ngân hàng.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần có đánh giá tác động kỹ lưỡng, thấu đáo đối với hiệu quả việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank, trong đó cần lưu ý tác động tới các chính sách của ngân hàng, tới sự phát triển của ngành ngân hàng và hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư.

Việc đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả kinh tế - xã hội sẽ góp phần tăng sức thuyết phục của đề xuất, đồng thời cần làm rõ sự phù hợp của nguồn lợi nhuận đề xuất với căn cứ là Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội cũng như tờ trình của Chính phủ, làm rõ kế hoạch sử dụng vốn…

Cũng trong chương trình làm việc ngày 23/10, buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ thẩm tra về nội dung này.

Cũng trong buổi sáng, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về nội dung này.

Thành Nhân

Đọc thêm

PNJ khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực marketing sự kiện Doanh nghiệp

PNJ khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực marketing sự kiện

TTTĐ - PNJ vừa được vinh danh cao nhất tại hạng mục “Best Cost-Effective Event” của Event Marketing Awards 2025.
Tập đoàn Singapore muốn huy động khoảng 5-7 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam Doanh nghiệp

Tập đoàn Singapore muốn huy động khoảng 5-7 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam

Chiều 2/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Makara Capital (Singapore) đang tìm hiểu, xúc tiến đầu tư tại Việt Nam.
Khi hộ kinh doanh cần một bệ đỡ tài chính kịp thời... Doanh nghiệp

Khi hộ kinh doanh cần một bệ đỡ tài chính kịp thời...

TTTĐ - Chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp không chỉ là một thủ tục hành chính. Đó là bước ngoặt đầy cân nhắc, khi người chủ phải rời bỏ sự quen thuộc để bước vào một mô hình mới – nhiều kỳ vọng nhưng cũng đầy thách thức.
PVcomBank triển khai gói tín dụng “thông thoáng” phục vụ sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp

PVcomBank triển khai gói tín dụng “thông thoáng” phục vụ sản xuất, kinh doanh

TTTĐ - Với quy trình cho vay linh hoạt, “thông thoáng”, PVcomBank triển khai gói tín dụng “Hành trình mới, sống trọn ước mơ”, mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh qua kênh ngân hàng.
VPBank và MobiFone: Hợp lực kiến tạo hệ sinh thái tài chính - viễn thông tích hợp toàn diện Doanh nghiệp

VPBank và MobiFone: Hợp lực kiến tạo hệ sinh thái tài chính - viễn thông tích hợp toàn diện

TTTĐ - Ngày 2/7, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện, hướng tới xây dựng hệ sinh thái tích hợp giữa viễn thông và tài chính – ngân hàng, mở rộng dịch vụ số đến hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn Doanh nghiệp

KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn

TTTĐ - Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS), Công ty Cổ phần KITA Invest đã chi gần 800 tỷ đồng để mua lại toàn bộ phần còn lại của ba lô trái phiếu được phát hành năm 2020 vào ngày 18/6/2025, qua đó chính thức tất toán toàn bộ các lô trái phiếu này.
Quản trị biến động từ góc nhìn bản thể luận Doanh nghiệp

Quản trị biến động từ góc nhìn bản thể luận

TTTĐ - Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp. Bài viết này của TS Nguyễn Thành Hưởng - Tổ trưởng Tổ quản lý rủi ro Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2, đưa ra góc nhìn từ bản thể luận để lý giải: Biến động là gì và tại sao cần phải quản trị biến động?
Bảo hiểm Bảo Việt 60 năm giữ trọn niềm tin khách hàng Doanh nghiệp

Bảo hiểm Bảo Việt 60 năm giữ trọn niềm tin khách hàng

TTTĐ - Khẳng định cam kết thực thi chiến lược “lấy khách hàng làm trung tâm”, Bảo hiểm Bảo Việt vừa tổ chức buổi đối thoại chuyên sâu “Hợp tác để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của Bảo Việt” với sự tham dự của hơn 30 công ty giám định độc lập có quy mô lớn nhất trên toàn quốc.
Hộ kinh doanh quản trị dòng tiền khó, đã có Shop Thịnh Vượng lo Doanh nghiệp

Hộ kinh doanh quản trị dòng tiền khó, đã có Shop Thịnh Vượng lo

TTTĐ - Thông báo biến động số dư bằng âm thanh qua app ngân hàng, phân tách nguồn thu từ nhiều cửa hàng, thực hiện phân tích tăng trưởng kinh doanh qua biểu đồ, Shop Thịnh Vượng của VPBank là công cụ tài chính đột phá, giúp hộ kinh doanh tăng trưởng bền vững.
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero Doanh nghiệp

SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero

TTTĐ - Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan – một sáng kiến tiêu biểu đang được triển khai tại Thái Lan, đã được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Xem thêm