Tag

Chủ động xây dựng các giải pháp thực hiện tốt chính sách tiền tệ

Kinh tế 14/03/2024 22:00
aa
TTTĐ - Ngày 14/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ và mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt Chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như vậy Chú trọng điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao hàng loạt nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể với NHNN, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế, người dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao hàng loạt nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể với NHNN, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế, người dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự hội nghị có: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; các Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; Chủ tịch, Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại; lãnh đạo các hiệp hội ngành nghề.

Các đại biểu tập trung thảo luận, phát biểu thẳng thắn, không tô hồng, không bôi đen, chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được trong điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua; nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm; những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các bộ, ngành, địa phương.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp thu các ý kiến, chủ động xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thật tốt chính sách tiền tệ, hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp thực chất, hiệu quả.

Sau hội nghị, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, NHNN tiếp thu các ý kiến, trình ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ngắn gọn với thông điệp, nhiệm vụ, giải pháp rõ ràng, tập trung các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, dễ hiểu, dễ làm, dễ giám sát, đánh giá, kiểm tra, dễ tuyên truyền.

Thủ tướng yêu cầu kiên định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu kiên định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Một số kết quả nổi bật của ngành ngân hàng.

Một là, tích cực rà soát, hoàn thiện thể chế về cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Trong đó, đã trình Quốc hội thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và rà soát, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật liên quan.

Hai là, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hợp lý, hiệu quả giữa lãi suất và tỷ giá, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát (lạm phát năm 2023 là 3,25%, 2 tháng đầu năm 2024 là 3,67%). Năm 2023 đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, tạo điều kiện tiên quyết để giảm lãi suất huy động và cho vay; tỷ giá cơ bản ổn định.

Lãi suất vay mới năm 2023 giảm 2,5%/năm so với cuối năm 2022. Tính đến cuối tháng 2/2024, lãi suất huy động bình quân ở mức 3,3%/năm, giảm khoảng 0,2% và lãi suất cho vay bình quân ở mức 6,3%/năm, giảm khoảng 0,7%/năm so với cuối năm 2023.

Chủ động xây dựng các giải pháp thực hiện tốt chính sách tiền tệ
Định hướng chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng khái quát bằng ba cụm từ: "5 tăng", "5 giảm", "5 tăng tốc, bứt phá" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngành Ngân hàng đã điều hành linh hoạt tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống. Tín dụng năm 2023 tăng 13,78%; đã giải ngân 100% gói tín dụng 15.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

Thị trường tiền tệ, ngoại hối hoạt động ổn định, thông suốt và trong tầm kiểm soát (nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ năm 2023 có nhiều biến động, thậm chí một số ngân hàng tại Hoa Kỳ và Thụy Sĩ bị phá sản).

Ba là, đã hỗ trợ tích cực doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế; đẩy mạnh tín dụng cho nền kinh tế, nâng cao khả năng tiếp cận vốn; tích cực triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cùng hàng loạt các chương trình tín dụng ưu đãi đối với các ngành, lĩnh vực trọng điểm.

Ngành Ngân hàng nâng cao khả năng tiếp cận vốn để đẩy mạnh tín dụng cho nền kinh tế (như: đơn giản hóa thủ tục cho vay; số hóa quá trình cấp tín dụng; tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp).

Bốn là, tiếp tục tiên phong trong chuyển đổi số, cải cách hành chính, nâng cao năng lực của hệ thống, góp phần tối ưu các chi phí cho nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh; phối hợp tốt với Bộ Công an về ứng dụng Đề án 06 trong hoạt động ngân hàng; tích cực ứng dụng các công nghệ 4.0 vào các sản phẩm, dịch vụ cốt lõi (như thanh toán, tín dụng, nhận tiền gửi...), đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ công; số hóa trong nhiều sản phẩm, dịch vụ.

Năm là, đã chú trọng công tác truyền thông chính sách, bảo đảm thông tin rõ ràng, minh bạch, gó phần tạo sự đồng thuận, củng cố niềm tin của nhân dân.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương NHNN và toàn ngành ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cấp, các ngành liên quan về sự nỗ lực, cố gắng và những kết quả đạt được trong thời gian qua, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái điều hành hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái điều hành hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, Thủ tướng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức. Việc cơ cấu lại nguồn vốn lãi vay, chính sách lãi vay chưa phù hợp, chưa tương xứng với dư địa và không gian chính sách tiền tệ.

Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm không cao, dù số tiền gửi tại các tổ chức tín dụng là rất lớn (hiện trên 13,6 triệu tỷ đồng so với 13,8 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2023).

Mặt bằng lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng chưa tương xứng với mức giảm của mặt bằng lãi suất huy động; lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện tại đang còn cao. Nhiều doanh nghiệp phản ánh tiếp cận tín dụng còn khó khăn và lãi suất cho vay còn cao.

Nợ xấu có xu hướng gia tăng và tiềm ẩn rủi ro, việc giám sát phải chặt chẽ, hiệu quả hơn. Kết quả thực hiện một số chương trình tín dụng ưu đãi chưa đạt như kỳ vọng (như gói 120.000 tỷ đồng xây dựng nhà ở xã hội)…

Chủ động xây dựng các giải pháp thực hiện tốt chính sách tiền tệ

Phân tích một số bài học kinh nghiệm, Thủ tướng cho rằng cần theo dõi sát, nắm chắc tình hình thực tiễn, có phản ứng chính sách ứng phó linh hoạt với biến động thị trường quốc tế, trong nước, góp phần nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Thủ tướng yêu cầu kiên định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, phối hợp hài hoà với chính sách tài khoá và các chính sách khác để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; trong điều hành phải chủ động, linh hoạt, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm ưu tiên phù hợp trong từng giai đoạn, thời điểm.

Thủ tướng chỉ đạo cần chung sức, đồng lòng của tất cả các chủ thể có liên quan (Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, doanh nghiệp và người dân), nuôi dưỡng và phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau nhiều hơn, thực chất hơn, mạnh mẽ, bao trùm hơn nữa.

Chủ động xây dựng các giải pháp thực hiện tốt chính sách tiền tệ

Định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024

Theo Thủ tướng, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Mục tiêu tổng quát đã được đề ra trong Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đồng thời, chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế, gìn giữ môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.

Một số mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ở mức 4-4,5%; tỉ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) dưới 3%...; tăng trưởng tín dụng đạt 15%.

Chủ động xây dựng các giải pháp thực hiện tốt chính sách tiền tệ

Định hướng chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng khái quát bằng ba cụm từ: "5 tăng", "5 giảm", "5 tăng tốc, bứt phá":

"Năm tăng" gồm: Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; tăng tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; tăng cường giám sát kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực.

"Năm giảm" gồm: Giảm lãi suất cho vay; giảm chi phí giao dịch, hoạt động; giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, sách nhiễu; giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau"…

"Năm tăng tốc, bứt phá" gồm: Tăng tốc, bứt phá về số hóa; tăng tốc, bứt phá về chất lượng dịch vụ; tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực; tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng; tăng tốc, bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Chủ động xây dựng các giải pháp thực hiện tốt chính sách tiền tệ

Quan điểm chỉ đạo điều hành là: Bám sát tình hình và yêu cầu thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động; phải kiên trì, kiên định, kiên quyết thực hiện được các mục tiêu chiến lược đề ra; không điều hành "giật cục". Không ngừng đổi mới, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nhanh chóng "xoay chuyển tình thế", "chuyển đổi trạng thái"; giữ vững đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng với tinh thần: Đã nỗ lực rồi thì nỗ lực hơn nữa, đã quyết tâm rồi thì quyết tâm cao hơn nữa, đã hiệu quả rồi thì hiệu quả hơn nữa.

Nhấn mạnh ngân hàng phải đặt mình vào địa vị vào doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đặt mình vào địa vị của ngân hàng, "trong anh có tôi, trong tôi có anh", về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu: NHNN quán triệt và quyết liệt triển khai có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị; các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01, 02/NQ/CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất..., gần nhất là Công điện số 18/CĐ-TTg về điều hành tăng trưởng tín dụng.

Thủ tướng yêu cầu kịp thời xây dựng các nghị định, ban hành các thông tư để thi hành Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá. Điều hành tăng trưởng tín dụng hiệu quả, gắn với bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; nghiêm cấm việc cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, không đúng đối tượng. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất…

Chủ động xây dựng các giải pháp thực hiện tốt chính sách tiền tệ

Đối với các tổ chức tín dụng, Thủ tướng yêu cầu cụ thể hóa các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN thành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn trong toàn hệ thống của từng ngân hàng thương mại; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của các tổ chức tín dụng nhà nước; tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của tổ chức tín dụng trong việc chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo quan điểm "Lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ" và "cùng thắng".

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả và kiểm soát rủi ro thanh khoản.

Thủ tướng lưu ý thêm, rút kinh nghiệm từ các gói tín dụng ưu tiên đã làm tốt và chưa tốt, tiếp tục ưu tiên cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp; rà soát, phân loại các dự án bất động sản để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với từng doanh nghiệp, từng dự án đủ điều kiện; có tín dụng phù hợp với lĩnh vực BOT, BT giao thông, các dự án trọng điểm, lĩnh vực xăng dầu; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách...

Chủ động xây dựng các giải pháp thực hiện tốt chính sách tiền tệ

Thủ tướng yêu cầu tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng thông qua khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp từng phân đoạn khách hàng và thị trường, loại hình, nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, nhất là các nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.

Ngành Ngân hàng tích cực, chủ động triển khai có hiệu quả, thiết thực chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp; tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, đảm bảo thực hiện đúng quy định, giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng để trục lợi; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; thực hiện nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn.

Đối với các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ; rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp; tập trung triển khai giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chủ động xây dựng các giải pháp thực hiện tốt chính sách tiền tệ

Bộ Xây dựng khẩn trương trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các thông tư hướng dẫn; tinh thần là giảm cấp trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phối hợp chặt chẽ với NHNN, các bộ, ngành và địa phương triển khai hiệu quả Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội; triển khai quyết liệt hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát huy hiệu quả hơn nữa hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Khẩn trương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách về phát triển nhà ở xã hội.

Bộ Công thương tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, sản phẩm, chuỗi cung ứng; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống, tạo bước đột phá mở rộng các thị mới, có tiềm năng.

Chủ động xây dựng các giải pháp thực hiện tốt chính sách tiền tệ

Bộ Công thương tổ chức các chương trình khuyến mại trên phạm vi toàn quốc để phối hợp các địa phương tăng cường kết nối cung cầu, kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước.

Thủ tướng lưu ý Bộ Công thương nhiệm vụ xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp, kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII với các dự án cụ thể, tinh thần là "cứ trong quy hoạch thì làm kế hoạch lần thứ nhất. Nếu chưa trong quy hoạch thì phải xem xét, đánh giá kỹ và có thể ban hành nhiều kế hoạch, chứ không phải chỉ một kế hoạch; quy hoạch chưa trúng thì đánh giá lại và có thể bổ sung, nhưng phải đúng luật, đúng quy định và chống tiêu cực, tham nhũng".

Bộ Công an khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án 06, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trọng tâm là triển khai Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; đề xuất sửa đổi Luật Khoáng sản, nhất là quy định liên quan thủ tục với mỏ vật liệu xây dựng thông thường. Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin về đất đai, phối hợp với Bộ Xây dựng để kết nối với Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.

Chủ động xây dựng các giải pháp thực hiện tốt chính sách tiền tệ

Các địa phương phối hợp chặt chẽ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, người dân, doanh nghiệp. Ưu tiên nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dưới các hình thức phù hợp; tập trung ngăn chặn nạn tín dụng đen…

Đối với các tổ chức kinh tế và người dân, Thủ tướng đề nghị thực hiện sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, linh hoạt, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, tiếp tục đổi mới công tác quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận vốn tín dụng và năng lực huy động vốn hợp pháp khác; phối hợp cùng với Nhà nước cùng hoàn thiện cơ chế, chính sách, trong đó phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng để sử dụng hiệu quả vốn tín dụng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Với tinh thần "Non cao cũng có đường trèo. Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi", "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", Thủ tướng mong muốn và tin tưởng các chủ thể liên quan tiếp tục phát huy kết quả đạt được, vượt qua khó khăn thách thức, luôn đoàn kết, chung sức, đồng lòng; nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Đọc thêm

Vì sao Vinamilk liên tục được gọi tên tại nhiều giải thưởng về phát triển bền vững? Doanh nghiệp

Vì sao Vinamilk liên tục được gọi tên tại nhiều giải thưởng về phát triển bền vững?

TTTĐ - Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh Doanh nghiệp

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh.
Quản lý quá chặt, doanh nghiệp sẽ khó nắm bắt cơ hội Doanh nghiệp

Quản lý quá chặt, doanh nghiệp sẽ khó nắm bắt cơ hội

TTTĐ - Ngày 23/11, thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội nhấn mạnh sửa đổi cần theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở các tuyến đê ở Chương Mỹ Nông thôn mới

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở các tuyến đê ở Chương Mỹ

TTTĐ - Trước tình trạng nhiều tuyến đê tại huyện Chương Mỹ bị sạt lở, hư hỏng gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều và đời sống dân sinh, UBND TP. Hà Nội đã ra Quyết định công bố tình huống khẩn cấp các điểm sạt lở; đồng thời yêu cầu các đơn vị và địa phương triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho các tuyến đê.
Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại thuốc lá mới Thị trường - Tài chính

Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại thuốc lá mới

TTTĐ - Hiện nay, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá chưa quy định về các sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Do đó, việc đưa các sản phẩm này vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong khi chưa có cơ sở pháp lý là không phù hợp.
Doanh nghiệp Nhà nước được tăng phân cấp, phân quyền Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Nhà nước được tăng phân cấp, phân quyền

TTTĐ - Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thay thế Luật số 69/2014/QH13 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm thể hiện rõ tinh thần phân công rõ, phân cấp mạnh, không can thiệp vào công tác điều hành của doanh nghiệp.
Khai phóng ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo trong học
sinh, sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

Khai phóng ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo trong học sinh, sinh viên

TTTĐ - Ngày 22/11, Lễ phát động Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 đã diễn ra sôi động với sự tham gia đông đảo của các học sinh, sinh viên.
Cần có lộ trình khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia Thị trường - Tài chính

Cần có lộ trình khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia cần có lộ trình phù hợp để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, thay đổi hoạt động sản xuất sang các mặt hàng ít tác động đến sức khỏe hơn.
Trường Trung cấp nghề nghiệp vụ Bình Dương khánh thành cơ sở 3 Giáo dục

Trường Trung cấp nghề nghiệp vụ Bình Dương khánh thành cơ sở 3

TTTĐ - Ngày 22/11, Trường Trung cấp nghề nghiệp vụ Bình Dương đã chính thức khánh thành cơ sở 3 tại huyện Bàu Bàng - một trong những trung tâm công nghiệp năng động của tỉnh Bình Dương.
Đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Thị trường - Tài chính

Đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) ngày 22/11, một số đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát mở rộng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế.
Xem thêm