Tag

Chủ Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 - 3 của Công ty Mê Kông dính sai phạm là ai?

Doanh nghiệp 07/11/2021 07:00
aa
TTTĐ - Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 và 3 do Công ty Cổ phần điện gió Mê Kông làm chủ đầu tư. Đây là doanh nghiệp liên doanh giữa Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) và Tập đoàn GULF (Thái Lan).
Cuộc đua giá FIT kết thúc, 62 nhà máy điện gió lỗi hẹn Có làm khó nhà đầu tư điện gió? Các dự án điện gió được giải nguy

Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, UBND tỉnh Bến Tre vừa có báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc rà soát, kiểm tra dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 và dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 3 (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) do Công ty Cổ phần điện gió Mê Kông (Công ty Mê Kông) làm chủ đầu tư.

Theo đó, Công ty Mê Kông được UBND tỉnh Bến Tre giao khu vực biển tại Quyết định số 3052/QĐ-UBND ngày 20/11/2020 để thực hiện dự án Nhà máy điện gió Bình Đại. Hiện nay, công ty đang trình hồ sơ về Bộ Tài nguyên và Môi trường xin giao khu vực biển dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 và số 3.

Dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 và dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 3 là hai dự án tiếp theo của dự án Nhà máy điện gió Bình Đại (được triển khai vào tháng 2/2021). Trong đó, dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 và 3 triển khai vào tháng 5/2021. Do 3 dự án cùng kết nối chung hệ thống nên tiến độ thi công của nhà đầu tư phải triển khai nối tiếp giữa các giai đoạn dự án để hoàn thành khối lượng các hạng mục công trình chung của cả dự án.

Về hồ sơ đề nghị giao khu vực biển, Công ty Mê Kông được UBND tỉnh Bến Tre giao khu vực biển thực hiện dự án Nhà máy điện gió Bình Đại ngày 20/11/2020, đến tháng 3/2021, công ty mới triển khai thi công theo đúng quy trình thủ tục và tiến độ thi công.

Sau khi triển khai dự án Nhà máy điện gió Bình Đại, công ty tiếp tục lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Bến Tre giao khu vực biển đối với dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 và 3. Tuy nhiên, qua quá trình thẩm định thì hai khu vực biển đề nghị giao của hai dự án nêu trên thuộc vùng biển liên vùng (vùng biển trong 3 hải lý và vùng biển ngoài 3 hải lý), đồng thời Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có văn bản ý kiến về hồ sơ đề nghị giao khu vực biển của Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, thì hai dự án trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Qua kiểm tra khảo sát thực địa và thủ tục đề nghị giao khu vực biển của Công ty Mê Kông, UBND tỉnh Bến Tre nhận thấy, dự án Nhà máy điện gió Bình Đại, công ty đã thực hiện đúng các quy định về trình tự thủ tục, triển khai thi công dự án theo đúng quy định.

Trong khi đó, dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 và 3 là giai đoạn thực hiện các hạng mục tiếp theo của dự án Nhà máy điện gió Bình Đại để cùng đấu nối, vận hàng chung của dự án. Đồng thời, trong thời gian này do tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến thời gian, thẩm định, giải quyết hồ sơ giao khu vực biển đối với công ty.

Chủ Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 - 3 của Công ty Mê Kông dính sai phạm là ai?
Công trình dự án điện gió trên biển

Trong khi đó, việc Công ty Mê Kông dừng thi công trong thời gian dài sẽ vi phạm hợp đồng nghiêm trọng với nhà thầu, gây thiệt hại lớn về tài chính đối với công ty, cũng như các dự án sẽ không thể đưa vào vận hành thương mại kịp theo tiến độ đã được phê duyệt nên công ty buộc đã duy trì một số hoạt động xây dựng song song với việc sớm hoàn tất thủ thủ tục xin giao khu vực biển.

Qua kiểm tra thực địa thì chủ đầu tư thực hiện thi công dự án song song với việc trình xin thủ tục đề nghị giao khu vực biển đối với dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 và 3 để kịp tiến độ của dự án. Mặt khác, công ty đã có sự chủ động trong thực hiện hồ sơ đề nghị giao khu vực biển đối với các dự án.

Thực hiện đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Bến Tre đã giao Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các ngành và UBND huyện Bình Đại kiểm tra, lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Mê Kông số tiền 1,6 tỷ đồng do đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính khai thác trái phép năng lượng gió.

Trước đó, ngày 7/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có hai văn bản liên tiếp gửi UBND tỉnh Bến Tre đề nghị phối hợp thực hiện rà soát, kiểm tra hiện trạng đối với khu vực biển đề nghị giao của dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 và 3.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, bộ đang thẩm định hồ sơ của Công ty Mê Kông đề nghị giao khu vực biển để khai thác năng lượng gió của dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 tại khu vực biển thuộc vùng biển xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Bến Tre thực hiện rà soát, kiểm tra hiện trạng khu vực biển do Công ty Mê Kông đang đề nghị giao để thực hiện dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 2. Trường hợp nếu phát hiện Công ty Mê Kông đã khai thác, sử dụng khu vực biển khi chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển là vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều 8 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Bến Tre có biện pháp ngăn chặn, yêu cầu tạm dừng thi công và có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

Chủ Nhà máy điện gió Bình Đại số 2 - 3 của Công ty Mê Kông dính sai phạm là ai?
Lễ động thổ dự án Điện gió Bình Đại, tỉnh Bến Tre (Ảnh: Internet)

Trong khi đó, đối với dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 3, theo ý kiến của UBND tỉnh Tiền Giang tại Công văn số 4880/UBND-KT ngày 27/8/2021 về việc góp ý hai hồ sơ đề nghị giao khu vực biển của Công ty Mê Kông, hiện nay, doanh nghiệp đã và đang thi công các trụ điện gió tại khu vực biển dự kiến thực hiện dự án có một phần diện tích thuộc vùng biển tỉnh Tiền Giang khi chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định giao khu vực biển.

Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Bến Tre chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo thực hiện việc rà soát, kiểm tra hiện trạng đối với khu vực biển đề nghị giao để thực hiện dự án Nhà máy điện gió Bình Đại số 3 của Công ty Mê Kông.

Trường hợp Công ty Mê Kông đã khai thác, sử dụng khu vực biển khi chưa được giao khu vực biển là vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều 8 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Bến Tre chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất chỉ đạo có biện pháp ngăn chặn, yêu cầu tạm dừng thi công và có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Cổ phần điện gió Mê Kông có địa chỉ tại số 75 đường 30/4, phường 3, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Hiện tại là công ty liên doanh giữa Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) của đại gia Đặng Văn Thành và Tập đoàn Năng lượng GULF (Thái Lan).

Công ty Cổ phần điện gió Mê Kông được thành lập vào ngày 28/3/2017 với số vốn điều lệ 60 tỷ đồng. Trong đó có 3 cổ đông sáng lập gồm: Công ty Cổ phần Thủy điện Trường Phú (trụ sở tại Huế) với vốn góp 57 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 95%; Công ty Cổ phần Năng lượng TTC (trụ sở tại TP HCM) góp 100 triệu đồng, tỷ lệ 0,170% và Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thành Công (trụ sở tại TP HCM) góp 2,9 tỷ đồng, tỷ lệ 4,830% vốn.

Tháng 10/2017, Công ty Cổ phần điện gió Mê Kông tăng vốn điều lệ lên 350 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp Công ty Cổ phần Thủy điện Trường Phú và Công ty Cổ phần Năng lượng TTC vẫn giữ nguyên. Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thành Công đã nâng vốn góp lên 292,9 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 83,68%. Tháng 5/2018, người đại diện theo pháp luật kiêm Giám đốc công ty thay đổi từ ông Trương Văn Lân sang ông Hà Quốc Kiệt.

Cuối năm 2018, khi Tập đoàn Năng lượng GULF (Thái Lan) góp 171,5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 49% vốn, Công ty Cổ phần điện gió Mê Kông đã thay đổi người đại diện theo pháp luật từ một sang hai người. Theo đó, ông PRASERT THIRATI (quốc tịch Thái Lan) làm Giám đốc, ông Lê Chí Linh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Tháng 6/2019, Tập đoàn Năng lượng GULF đã góp 332,5 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 95% thì Công ty Cổ phần điện gió Mê Kông chỉ còn một người đại diện theo pháp luật là ông PRASERT THIRATI kiêm Giám đốc.

Đến tháng 2/2020, Công ty Cổ phần điện gió Mê Kông nâng vốn lên 700,121 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn Năng lượng GULF góp tới hơn 665,1 tỷ đồng, tương đương 95% vốn của công ty.

Sau đó, Công ty Cổ phần điện gió Mê Kông tiếp tục nâng vốn lên 1.000 tỷ đồng và đến thời điểm tháng 4/2021 vốn điều lệ ở mức 1.339,73 tỷ đồng, Tập đoàn Năng lượng GULF vẫn chiếm 95% sở hữu và đổi người đại diện pháp luật sang bà NAPATPAWANKWAN APITEDSURATHAN kiêm Giám đốc.

Văn Thành Nhân

Đọc thêm

Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn Doanh nghiệp

Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến - dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh. Để sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng, EVNNPC khuyến cáo khách hàng tiêu dùng điện hợp lý.
PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm Doanh nghiệp

PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) - đã đạt nhiều kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng, vượt kế hoạch trên nhiều mặt dù bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.
Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt Doanh nghiệp

Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt

TTTĐ - Agribank tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng Doanh nghiệp

Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng

TTTĐ - Tetra Pak, nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm hàng đầu từ Thụy Điển, chính thức khánh thành Giai đoạn 2 Nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng Tetra Pak Bình Dương.
Sau cơn “địa chấn” Thành phố Hồ Chí Minh, DAFC Private Sale “đổ bộ” Hà Nội Doanh nghiệp

Sau cơn “địa chấn” Thành phố Hồ Chí Minh, DAFC Private Sale “đổ bộ” Hà Nội

TTTĐ - Sau 4 ngày diễn ra thành công tại TP HCM với sự tham gia của đông đảo khách hàng, sự kiện DAFC Private Sale - chương trình ưu đãi thường niên được mong đợi nhất từ nhà phân phối thời trang hàng hiệu hàng đầu Việt Nam - chính thức có mặt tại Hà Nội, từ ngày 3 đến 6/7 tại Tràng Tiền Plaza.
BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2025 Doanh nghiệp

BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2025

TTTĐ - Bất chấp thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục bất ổn bởi xung đột địa chính trị diễn ra trên nhiều nơi, tác động tiêu cực chính sách thuế của Mỹ, giá dầu thô biến động mạnh và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Hòa Phát đưa vào khai thác tàu The Momentum 110.000 DWT Doanh nghiệp

Hòa Phát đưa vào khai thác tàu The Momentum 110.000 DWT

TTTĐ - Hòa Phát vừa tiếp nhận tàu hàng rời The Momentum tải trọng 110.000 DWT. Đây là tàu biển lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát, phục vụ chiến lược mở rộng đội tàu vận tải biển và chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc sản xuất tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất.
PV GAS lọt Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025 của Forbes Việt Nam Doanh nghiệp

PV GAS lọt Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025 của Forbes Việt Nam

TTTĐ - Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025. Trong đó, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) xuất sắc đứng vị trí thứ 4/50 cùng với 5 đơn vị thành viên khác trong Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) trong danh sách công bố lần thứ 13 này.
PNJ khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực marketing sự kiện Doanh nghiệp

PNJ khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực marketing sự kiện

TTTĐ - PNJ vừa được vinh danh cao nhất tại hạng mục “Best Cost-Effective Event” của Event Marketing Awards 2025.
Tập đoàn Singapore muốn huy động khoảng 5-7 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam Doanh nghiệp

Tập đoàn Singapore muốn huy động khoảng 5-7 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam

Chiều 2/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Makara Capital (Singapore) đang tìm hiểu, xúc tiến đầu tư tại Việt Nam.
Xem thêm