Tag

Chung tay "giải cứu" rau xanh cho nông dân trong mùa dịch

Xã hội 23/02/2021 09:40
aa
TTTĐ - Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sức tiêu thụ rau xanh nên thời gian qua, giá rau xanh tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội giảm sâu. Rau xanh rẻ, tiêu thụ chậm, nhiều nông dân ở các huyện ngoại thành như Mê Linh, Hoài Đức... phải ngậm ngùi chặt bỏ ngay tại ruộng để làm phân xanh, hoặc đem về nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
Thực phẩm, rau xanh tăng giá mạnh sau kì nghỉ Tết Nguyên đán Sau Tết giá rau xanh, hoa tươi "tụt dốc" không phanh Hà Nội: Giá rau xanh hạ nhiệt Bị nạn nhân cắn gần đứt lưỡi, “yêu râu xanh” vẫn quyết hại đời cô gái

Rau rẻ như cho

Xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, Hà Nội) được xem là một trong những vựa rau lớn nhất của Hà Nội. Tại đây, trung bình mỗi ngày bà con nông dân cung ứng cho thị trường khoảng 200 - 300 tấn rau củ quả các loại, trong đó nhiều nhất là củ cải, cải ngồng, cà chua, su hào…

Chị Vũ Thị Hoa ở thôn Đông Cao (xã Tráng Việt) cho biết, gia đình canh tác 5 sào rau ăn lá. Thời gian gần đây (nhất là sau Tết Nguyên đán), giá rau giảm sâu, hầu hết chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg. Giá giảm sâu, nhưng việc tiêu thụ cũng rất khó khăn do nhu cầu thị trường không cao.

Bên cạnh rau ăn lá, hầu hết các loại rau củ quả khác cũng bị rớt giá trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Đơn cử như cà chua mua tại vườn chỉ còn 1.300 đồng/kg, củ cải mua buôn có giá 1.000 - 1.500 đồng/kg, su hào dao động từ 500 - 1.000 đồng/củ... So với thời điểm bình thường trước khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, mức giá nông sản giảm đến 60 - 70%.

Chung tay
Rau xanh rẻ, tiêu thụ chậm, nhiều nông dân ở các huyện ngoại thành phải chặt bỏ ngay tại ruộng để làm phân xanh

Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao Đàm Văn Đua cho biết, nếu như trước đây vựa rau cung ứng cho thị trường từ 200 - 300 tấn/ngày, thì nay sức tiêu thụ giảm còn khoảng trên dưới 80 tấn/ngày. Nguyên nhân theo ông Đua là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nông sản của địa phương tiêu thụ khó khăn.

“Ngoài xuất khẩu và tiêu thụ tại Hà Nội, các loại rau củ quả của bà con nông dân trên địa bàn cũng được thương lái các tỉnh, thành phố về thu mua khá nhiều, trong đó có cả người ở Hải Dương. Chính vì vậy, đợt cách ly y tế đang diễn ra tại tỉnh này cũng ảnh hưởng lớn đến sức tiêu thụ…”, ông Đàm Văn Đua cho hay.

Không chỉ ở Mê Linh, tại huyện Hoài Đức, do lượng rau xanh sản xuất ra không được tiêu thụ, giá cả giảm sâu khiến cho nhiều hộ dân phải ngậm ngùi chặt bỏ ngay tại ruộng để làm phân xanh, hoặc đem về nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

Chung tay
Sở dĩ giá rau rẻ, tiêu thụ hoạch là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát

Bên luống cà chua chín đỏ rụng đầy gốc, với vẻ mặt buồn rầu bà Vương Thị Từ, xã Song Phương (huyện Hoài Đức) chia sẻ, đợt này giá rau rẻ quá, cà chua chỉ bán được 2.000 đồng/kg, thị trường lại tiêu thụ chậm nên không bõ công thu hoạch.

“Gia đình tôi có 4 sào trồng bắp cải và cà chua, hiện chỉ còn gần một sào cà chua chưa thu hoạch. Nếu tình trạng giá thấp vẫn tiếp diễn rẻ như hiện nay thì sang tuần tôi phá bỏ để vào vụ mới”, bà Vương Thị Từ cho biết.

Theo người dân xã Song Phương, sở dĩ giá rau rẻ, tiêu thụ hoạch là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát đúng dịp cận Tết Nguyên đán và sau Tết, các trường học, bếp ăn tập thể, quán ăn dừng hoạt động nên lượng rau tiêu thụ rất chậm. Hiện, giá rau (bán buôn tại chợ) đang giảm sâu. Cụ thể, giá bắp cải chỉ có giá 1.000 - 1.500 đồng/kg, su hào 500 - 1.000 đồng/củ, súp lơ 2.000 - 3.000 đồng/chiếc…

Tăng cường hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản

Việc rau rớt giá, khó tiêu thụ không chỉ riêng ở Mê Linh, Hoài Đức mà là tình trạng chung của các vùng trồng rau trên địa bàn Hà Nội. Trên thực tế, giá rau, củ, quả đã rớt giá từ thời điểm trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đến nay.

Nguyên nhân chính là do dịch Covid-19 bùng phát, nhiều trường học, nhà hàng đóng cửa, khiến việc tiêu thụ bị gián đoạn. Để chủ động hơn trong sản xuất, nhiều hộ dân sau khi thu hoạch xong đã để cho đất nghỉ ngơi, chờ có thông báo mới về dịch Covid-19 mới tái sản xuất.

Nhằm hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, hệ thống siêu thị Co.opmart của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) chính thức tổ chức gian hàng hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương và các huyện ngoại thành Hà Nội tiêu thụ nông sản bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

Chung tay
Hệ thống siêu thị Co.opmart hỗ trợ tiêu thụ nông sản giúp bà con nông dân

Cụ thể, hệ thống siêu thị Co.opmart sẽ hỗ trợ tỉnh Hải Dương tiêu thụ sản phẩm tại 10 điểm do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ ở Hà Nội. Sau đó, tùy diễn biến tình hình sẽ có lộ trình phù hợp để tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Ước tính trong đợt hỗ trợ tiêu thụ nông sản lần này siêu thị Co.opmart sẽ bù chi phí để có thể bán ra khoảng 200 - 300 tấn với thời gian dự kiến trong một tháng hoặc cho đến khi tổng lượng nông sản cơ bản được tiêu thụ ổn định.

Hiện tại, các quầy giải cứu nông sản Hải Dương và một số huyện ngoại thành Hà Nội của siêu thị Co.opmart ở Hà Nội đang bán su hào, cà chua giá 4.900 đồng/kg, bắp cải trắng giá 3.900 đồng/kg, cà rốt 16.900 đồng/kg.

Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung cho biết: Các doanh nghiệp tỉnh Hải Dương chủ yếu cung ứng cho thị trường Hà Nội một số loại rau, củ gồm su hào, bắp cải, cà rốt, còn các loại rau ăn lá do doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp các huyện ngoại thành Hà Nội cung ứng, những đơn vị này cũng đang ế thừa sản phẩm nông sản.

Chính vì vậy bên cạnh việc hỗ trợ tỉnh Hải Dương tiêu thụ nông sản, hiện 6 siêu thị Co.op mart và 60 cửa hàng Co.op Food tại Hà Nội cũng tổ chức chương trình hỗ trợ những doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội tiêu thụ rau ăn lá với số lượng 20 - 30 tấn/tuần.

Nguồn hàng nông sản giải cứu làn này chủ yếu tiêu thụ từ các hợp tác xã có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có biện pháp kiểm soát chất lượng đảm bảo an toàn, không thu mua giải cứu đại trà những sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Việc làm này nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và cũng là đảm bảo uy tín nông sản Hải Dương, Hà Nội, giá bán sản phẩm do siêu thị bù chi phí vận chuyển và nhân công, không ép giá nông dân để thu mua với giá rẻ.

Đọc thêm

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai Muôn mặt cuộc sống

Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai

Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, Ngày hội Nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikTok Creators Summit Việt Nam 2024) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã chào đón sự tham gia của hơn 200 nhà sáng tạo nội dung trong nước và quốc tế.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7 BHXH & Đời sống

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

TTTĐ - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình với chi phí hợp lý và mức bảo vệ cao lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi bệnh/thương tật (không giới hạn số lượng bệnh/thương tật) nhằm đảm bảo tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và an tâm chăm sóc sức khỏe chu toàn.
Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp Đô thị

Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp

TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn những chính sách ưu đãi từ chính quyền thành phố để mạnh dạn, có động lực đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội sau này.
Xem thêm