Tag

Chương trình canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022 đạt hiệu quả cao

Nông thôn mới 31/03/2022 14:36
aa
TTTĐ - Trung tâm khuyến nông quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền vừa tổ chức tổng kết "Chương trình Canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022" đạt được nhiều hiệu quả cao.
Điều chỉnh linh hoạt đợt 3 lấy nước vụ Đông Xuân phục vụ gieo cấy EVN đảm bảo đủ nước cho đổ ải vụ Đông Xuân 2022 Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân và dịch COVID-19 Các địa phương chủ động lấy nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân

"Chương trình Canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022" đã được triển khai thực hiện từ tháng 10/2021 với quy mô 24 mô hình tại 13 tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chương trình thực hiện theo thoả thuận hợp tác giữa Trung tâm khuyến nông quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (Phân bón Bình Điền) về việc phát triển chương trình canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL đã được ký kết vào ngày 6/11/2020.

Chương trình canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022 đạt nhiều hiệu quả cao
Các đại diện tổng kết chương trình với các mô hình tại xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, Kiên Giang

Niên vụ vừa qua chương trình tổ chức với 24 điểm mô hình, số lượng mô hình được chọn không phân bổ đều ở các tỉnh mà dựa thực tế yêu cầu mở rộng về quy mô, đảm bảo độ phủ của chương trình đến các vùng sinh thái khác nhau trong canh tác lúa tại vùng ĐBSCL.

Với số lượng các mô hình đã thực hiện từ các vụ trước cộng với 24 điểm mô hình trong vụ Đông Xuân 2020-2021 cơ bản đã có được dữ liệu khá đầy đủ và chi tiết để có được các khuyến cáo cần thiết trong việc sử dụng phân bón và đánh giá tính hiệu quả của chương trình đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa tại vùng ĐBSCL.

Trong tình hình giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá lúa giảm và thời tiết, dịch bệnh trong vụ Đông Xuân vừa qua diễn biến bất lợi cho canh tác lúa thì 24 mô hình đều đạt được hiệu quả rất tốt.

Bà con nông dân trong mô hình đã mạnh dạn ứng dụng nhiều giải pháp canh tác trong quy trình canh tác lúa thông minh vào đồng ruộng, trong đó áp dụng các phương pháp gieo sạ bằng cơ giới như sạ cụm, cấy, sạ hàng giúp tiết giảm lượng giống bình quân xuống còn 75,7kg/ha, thấp hơn so với đối chứng 112 kg/ha và so với sản xuất đại trà hiện nay khoảng 150kg/ha.

Để giảm giống hiệu quả bà con nông dân đã rất chú trọng khâu làm đất, tập trung làm đất kỹ, có biện pháp xử lý các độc chất trong đất như phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ cũng như áp dụng các biện pháp quản lý nước tưới và IPM; Từ đó, giúp giảm chi phí canh tác góp phần tăng lợi nhuận, cũng như giảm số lần phun thuốc để bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn hơn.

Trong các nông hộ thực hiện mô hình nổi bật lên nhiều mô hình đã tiết giảm chi phí đáng kể so với đối chứng, tiêu biểu có 10 ruộng mô hình đã giảm chi phí đầu tư trên 3 triệu/ha, cá biệt có ruộng mô hình giảm gần 8 triệu/ha.

Chương trình canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022 đạt nhiều hiệu quả cao
Các chuyên gia thường xuyên giám sát, theo dõi chi tiết quá trình sinh trưởng của cây lúa tại các mô hình

Hiện chương trình đã xây dựng một quy trình canh tác lúa thông minh chung cho toàn vùng. Ngoài ra, từng tỉnh có đề xuất quy trình canh tác riêng dựa trên nền quy trình chung hiệu chỉnh lại cho phù hợp với thực tế tại địa phương; Trong đó sử dụng bộ sản phẩm phân bón Đầu Trâu của Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, gồm: Đầu Trâu Mặn Phèn (bón lót), Đầu Trâu TEA1 (thúc 1 và 2), Đầu Trâu TEA2 (thúc đón đòng).

Theo báo cáo, bón phân Đầu Trâu như quy trình khuyến cáo rất có hiệu quả so với đối chứng, phần lớn các mô hình đều cho năng suất cao hơn đối chứng. Bón phân lót bằng Đầu Trâu Mặn Phèn để cải tạo đất, tạo môi trường đất khỏe và cung cấp dinh dưỡng sớm kết hợp sạ thưa tỏ ra rất hiệu quả trong điều kiện canh tác tại các mô hình trong vụ Đông Xuân 2021-2022.

Năng suất tối ưu bình quân tại 24 mô hình tăng 870 kg/ha so với đối chứng từ đó giúp lợi nhuận cũng tăng thêm trên 5,2 triệu/ha.

Tại chương trình, đại diện Công ty Phân bón Bình Điền cho biết, chương trình hợp tác ngoài việc cung ứng miễn phí phân bón cho các mô hình, trong vụ Đông Xuân 2021-2022, công ty đã tiếp tục đầu tư thêm 1 trạm giám sát sâu rầy và 4 trạm quan trắc nước mặn, biên soạn và xuất bản 3.000 quyển sổ tay canh tác lúa thông minh, tặng bút đo độ mặn và giấy quỳ đo pH nước cho cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân ở tất cả các mô hình.

Tính đến hết vụ Đông Xuân vừa qua, Công ty Phân bón Bình Điền đã đầu tư lắp đặt 22 trạm quan trắc nước mặn và 1 trạm giám sát sâu rầy cho khu vực ĐBSCL. Đây sẽ là hệ thống cơ sở dữ liệu tức thì giúp bà con nông dân có các thông tin kịp thời về tình hình sâu bệnh, hạn mặn để từ đó có quyết định trong việc canh tác, hướng đến việc canh tác nông nghiệp một cách thông minh.

Qua thực hiện các mô hình không chỉ giúp cập nhật thêm kiến thức nông học, kỹ năng cho nông dân trong các mô hình mà còn tác động lớn đến các nông hộ lân cận. Một số nơi bà con chủ động áp dụng kỹ thuật bón phân trong mô hình ngay trong vụ Đông Xuân vừa qua khi thấy cây lúa trong các mô hình sinh trưởng tốt.

Chương trình cũng nhận được sự đồng thuận rất lớn từ các cơ quan ban ngành, chính quyền tại các địa phương. Tất cả các buổi hội thảo tổng kết đều ghi nhận được ý kiến của địa phương, nông dân trong và ngoài mô hình rằng đây là mô hình hiệu quả cần tiếp tục thực hiện và nhân rộng trong sản xuất lúa tại ĐBSCL.

Chương trình canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022 đạt nhiều hiệu quả cao
Quá trình tổ chức chương trình, Công ty Phân bón Bình Điền thường xuyên phối hợp với các chuyên gia, Trung tâm khuyến nông tổ chức hội thảo cho bà con nông dân trong việc canh tác lúa để đạt hiệu quả cao

Đại diện Công ty Phân bón Bình Điền chia sẻ thêm, Công ty sẽ tiếp tục triển khai thực hiện chương trình trong vụ lúa Hè Thu 2022 tại vùng ĐBSCL để có thêm cơ sở khuyến cáo, đồng thời cũng là cách để khẳng định hiệu quả chương trình trong điều kiện vụ Hè Thu tình hình thời tiết có nhiều biến khó khăn hơn.

Tại chương trình, đại diện Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Công ty Phân bón Bình Điền, Ban cố vấn chương trình thống nhất các nội dung sẽ thực hiện trong vụ Hè Thu 2022 tới như: Tiếp tục triển khai thực hiện mô hình với diện tích tương tự trong vụ Hè Thu 2022, duy trì thực hiện mô hình tại 24 điểm đã thực hiện trong vụ Hè Thu và bổ sung thực hiện 2 mô hình tại U Minh Thượng - Kiên Giang và Thạnh Hoá - Long An (đất xám).

Công ty Phân bón Bình Điền phối hợp với công ty truyền thông tiếp tục thực hiện các video hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa để cung cấp giải pháp canh tác một cách dễ hiểu, trực quan cho bà con nông dân và lực lượng cán bộ kỹ thuật. Công ty Phân bón Bình Điền cung ứng miễn phí tất cả phân bón cho các mô hình thực hiện trong vụ Hè Thu 2022.

Chương trình canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022 đạt nhiều hiệu quả cao
Ban tổ chức đánh giá các mô hình canh tác lúa thông minh tại vùng ĐBSCL đạt được nhiều hiệu quả, lúa cho năng suất cao, tiết kiệm chi phí vật tư của bà con nông dân

Tổ chức tập huấn trực tuyến đầu vụ để hướng dẫn các giải pháp canh tác cần lưu ý trong vụ Hè Thu, chương trình tập huấn được lồng ghép với hội thảo tổng kết vụ Đông Xuân 2021-2022 và triển khai vụ Hè Thu 2022.

Ban cố vấn cùng với cán bộ kỹ thuật sẽ thường xuyên thăm đồng trong vụ Hè Thu, điều chỉnh và bổ sung một số chỉ tiêu thu thập để đánh giá hiệu quả mô hình được tốt hơn. Tiếp tục triển khai thực hiện điều tra nông hộ, phân tích mẫu đất tại các ruộng thực hiện mô hình; Tập trung các giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp, giảm số lần và chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật không cần thiết; Thực hiện phân tích mẫu lúa cuối vụ để đánh giá mức độ an toàn của lúa canh tác trong các mô hình. Thực hiện hội thi ảnh canh tác lúa thông minh để cán bộ kỹ thuật, nông dân trong mô hình cùng tham gia.

Thực hiện hội thảo tổng chương trình vụ Hè Thu, 2 năm thực hiện và hội thi nông dân canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL. Dự kiến chương trình sẽ lồng ghép sự kiện Agritechnica được tổ chức vào cuối tháng 8/2022.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm