Chụp ảnh kỷ yếu và những câu chuyện muôn thủa
![]() |
Tốn kém tiền bạc và thời gian
Nếu như trước đây hầu hết chỉ có sinh viên năm cuối đại học mới chụp kỷ yếu thì ngày nay học sinh cuối cấp THPT và THCS cũng tiến hành chụp kỷ yếu. Phong trào này đang được đẩy lên cao với cả học sinh thành phố, nông thôn khiến các bậc phụ huynh tốn kém một khoản không nhỏ mà không mang lại giá trị thực sự.
Trương Hải Yến (học sinh THPT Ứng Hòa A, Hà Nội) chia sẻ: “Thật sự em cũng muốn chụp ảnh cùng bạn bè để lưu lại kỷ niệm 3 năm học nhưng thời điểm này em căng thẳng quá, sắp thi THPT Quốc gia, hồ sơ đăng ký dự thi em còn chưa làm xong mà đến lớp các bạn chỉ bàn nhau vụ chụp ảnh kỷ yếu, không tham gia cùng lớp thì không được mà tham gia thì vừa tốn tiền vừa mất quá nhiều thời gian”.
![]() |
Một phụ huynh có con đang học lớp 9 trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội cho biết: “Năm nay con học cuối cấp, chỉ còn ít thời gian nữa là thi vào cấp 3, đủ thứ tiền phải lo nhưng thấy con về bảo lớp tổ chức chụp ảnh kỷ yếu chia tay nên tôi cũng cố dành dụm cho con 1 triệu để cháu đi thuê váy, áo và đóng tiền chụp ảnh cho bằng bạn bằng bè”.
Cô Bùi Thị Hường (giáo viên trường THCS Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Thời gian gần đây xuất hiện không ít bộ ảnh kỷ yếu với mức “đầu tư” khủng từ tiền bạc đến thời gian mà theo tôi là không phù hợp với các em học sinh, nhất là học sinh cuối cấp. Đây là thời gian ôn tập nước rút, chỉ còn cách kỳ thi vào 10 hay thi THPT Quốc gia chưa đầy 2 tháng. Các em nên dành thời gian ôn luyện. Nếu chụp ảnh kỷ yếu thì tổ chức đơn giản vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được tiền của bố mẹ”.
Hiện nay, các trường THPT, THCS đều không ngăn cấm học sinh tự đứng ra tổ chức liên hoan, chụp ảnh kỷ yếu. Cũng với suy nghĩ tương tự, các bậc phụ huynh cũng muốn con em mình được “xả hơi” sau 12 năm học phổ thông nên gần như mọi yêu cầu vào thời điểm này đều được đáp ứng dù nhiều gia đình không dư dả.
Những nguy hiểm rình rập
Với tiêu chí phải độc, lạ nên nhiều lớp rục rịch từ đầu năm để lên kế hoạch thiết kế bộ ảnh theo chủ đề, tìm địa điểm chụp. Việc dành cả ngày chụp, di chuyển nhiều địa điểm, tạo nhiều bối cảnh cũng khiến không ít em thấy mệt mỏi. Trong khi đó đây là lúc cao điểm ôn thi của học sinh – sinh viên cuối cấp.
Cứ đến thời điểm này, các địa điểm du lịch, các di tích như Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long,... lại chật kín học sinh, sinh viên với vest đen, áo dài rực rỡ. Nhiều lớp cầu kỳ không ngại đường xa còn đầu tư thuê xe lên tận Thành cổ Sơn Tây, đền Đô (Bắc Ninh) hay Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Phúc)... để chụp ảnh kỷ yếu. Nếu như trước kia, học sinh cuối cấp hoặc ra trường chỉ chụp một vài tấm hình tập thể, nhóm bạn để làm kỷ niệm nơi sân trường, công viên, thì nay cái sự “chụp ảnh kỷ yếu” lại lắm nhiêu khê. Nhiều lớp tìm đến những nơi hiểm trở, vắng người để có bộ ảnh “độc”, lạ. Việc di chuyển xa như vậy rất thiếu an toàn. Các em thường tụ tập thành nhóm, đi xe đạp điện, dàn hàng ngang và vừa đi vừa trò chuyện trên đường.
Không chỉ chọn những địa điểm du lịch nổi tiếng, các em học sinh còn rủ nhau ra sông hồ, đi leo núi, đến các bến bãi bỏ hoang… toàn những địa điểm rất dễ xảy ra tai nạn, nguy hiểm để chụp ảnh kỷ yếu cho lạ. Nếu chủ quan, để các cháu tự đi với nhau sẽ không tránh khỏi nguy hiểm tới tính mạng như trường hợp xảy ra tại biển Cửa Lò mấy năm trước, 2 nam sinh lớp 12 bị sóng cuốn khi đang chụp ảnh kỷ yếu.
Điều quan trọng nhất là giữ cho được ý nghĩa, giá trị tốt đẹp, trong sáng của việc chụp ảnh kỷ yếu thì các em lại ít quan tâm đến mà chỉ mong có được bộ ảnh đẹp, tạo nên thương hiệu cho lớp mình. Thậm chí chỉ là để có những tấm ảnh nhận được nhiều like hay chia sẻ trên mạng xã hội. Không ít trong số đó là chạy theo phong trào, mang tâm lý hơn thua giữa lớp này với lớp khác, trường này với trường khác. Tâm lý này cũng đã dẫn đến những “sáng tạo” không giống ai, những bộ ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục mà thời gian qua dư luận cả nước đã bàn tán.
“Để các em có cách nhìn đúng đắn, cư xử đúng mực với việc chụp ảnh kỷ yếu, rất cần có sự định hướng của các thầy cô, các bậc cha mẹ, người lớn, nếu có thể, nhà trường cần có những qui định rõ ràng về việc này. Các lớp, tập thể (đặc biệt là học sinh cuối cấp) muốn chụp ảnh kỷ yếu cần phải có kế hoạch với nhà trường, ban phụ huynh và có người lớn cùng giám sát để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra với các em”, cô Trần Ngọc Minh - giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, giúp việc học thêm nhẹ nhàng

Tìm kiếm sáng kiến về phòng chống tác hại của thuốc lá

TP Hồ Chí Minh: Biểu dương 341 gương học tập, làm theo lời Bác

Chàng trai xương thủy tinh và món bánh rán đường phố

2.000 công nhân trẻ được tiếp năng lượng tích cực

Xe máy trong tay học sinh: Sự liều lĩnh giữa lòng phố thị

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà được tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Học và làm theo Bác để vượt qua khó khăn, thử thách

Khi ước mơ được chắp cánh từ tinh thần hiếu học...
