Xe máy trong tay học sinh: Sự liều lĩnh giữa lòng phố thị
Học sinh Hanoi Academy tỏa sáng tại đấu trường Robotics Quốc tế Gần 5.000 học sinh, phụ huynh trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn |
Học sinh Hà Nội “làm bạn” với xe máy
Cứ vào khoảng 16 giờ chiều các ngày đi học trong tuần, tại khu vực quanh trường THPT Hoài Đức B, hàng loạt xe máy đủ loại chen nhau rời khỏi trường. Trong dòng xe ấy, nhiều em mặc đồng phục học sinh, đầu không đội mũ bảo hiểm, đèo nhau phóng nhanh vượt ẩu.
Ở ngã ba Phố Đông - Ngãi Cầu (Hoài Đức), một nam sinh điều khiển xe Honda Vision, vẫn còn đeo cặp sau lưng, vừa cười đùa với bạn gái ngồi sau, vừa lạng lách phóng nhanh. Cả hai đều chưa đủ tuổi để điều khiển xe máy trên 50cc theo quy định.
![]() |
Không khó để bắt gặp những học sinh chưa đủ 18 tuổi điều khiển xe máy trên 50cc, không mũ bảo hiểm, không bằng lái. (Hình ảnh ghi nhận tại Hoài Đức, Hà Nội) |
Không chỉ diễn ra tại các huyện ngoại thành, hiện tượng học sinh THPT điều khiển xe máy xuất hiện ở nhiều khu vực khác như Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân… Vào giờ cao điểm sáng – chiều, trước cổng các trường như THPT Nguyễn Trãi (Ba Đình), THPT Văn Lang (Đống Đa), THPT Đào Duy Từ (Thanh Xuân), học sinh điều khiển xe máy cá nhân ra vào tấp nập. Những chiếc xe ga đời mới như Vision, Air Blade hay thậm chí SH không còn xa lạ với lứa tuổi 16-17.
Một giáo viên THPT tại quận Hà Đông chia sẻ: “Chúng tôi biết rõ học sinh đi xe máy là sai luật. Nhà trường liên tục tuyên truyền, nhắc nhở, thậm chí yêu cầu ký cam kết. Tuy nhiên ra khỏi cổng trường, mình không thể theo các em về đến tận nhà được.”
Lý do nhiều học sinh đưa ra khi được hỏi là “nhà xa”, “phải đi học thêm”, “xe buýt quá đông”, hoặc đơn giản là… “cho tiện”. Điều đáng nói là phần lớn phụ huynh đều biết và chấp nhận cho con đi xe máy, thậm chí chính họ là người mua xe cho con. Một số khác chọn “nhắm mắt cho qua” vì nghĩ rằng chỉ cần nhắc nhở con “đi chậm là được”.
![]() |
Nam sinh mặc đồng phục THPT điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm trên đường Phan Văn Trị (Đống Đa, Hà Nội), dù chưa đủ tuổi theo quy định |
Thực trạng này đang dần trở thành một điều "bình thường hóa". Chính sự dễ dãi đó sẽ tạo tiền đề cho hàng loạt hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, đặc biệt là tai nạn giao thông trong lứa tuổi vị thành niên.
Chưa đủ sức răn đe?
Căn cứ khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau: Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy; Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện từ 04 kW trở lên. |
Ngoài ra cá nhân giao xe cho con không đủ điều kiện (bao gồm chưa đủ tuổi) tuổi điều khiển có thể bị phạt đến 10 triệu đồng; tổ chức bị phạt đến 20 triệu đồng. Mức xử phạt được đánh giá là đủ sức răn đe trên giấy tờ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát hiện và xử lý còn nhiều hạn chế.
![]() |
Một số phụ huynh, vì chiều con hoặc thiếu hiểu biết, đã "tiếp tay" cho hành vi này bằng cách mua xe máy cho con đi học (Hình ảnh ghi nhận tại Thanh Xuân, Hà Nội) |
Tại Hà Nội, lực lượng CSGT chủ yếu tập trung vào xử lý vi phạm tại các tuyến đường lớn, nút giao trọng điểm. Trong khi đó, khu vực quanh các trường học – nơi học sinh điều khiển xe máy diễn ra phổ biến – lại không thường xuyên được kiểm tra. Khi thấy lực lượng chức năng, nhiều học sinh nhanh chóng tấp xe vào lề, rẽ sang các ngõ nhỏ hoặc giả vờ dừng lại đợi người thân để tránh bị xử phạt.
Không thể phủ nhận rằng lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực. Trong năm 2025, Công an TP Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, tuần tra và ký cam kết không vi phạm giao thông với hàng chục nghìn học sinh.
Tuy nhiên, kết quả đã có chuyển biến nhưng chưa triệt để. Khi việc nhận diện độ tuổi học sinh không hề dễ dàng. Nếu không kiểm tra giấy tờ tùy thân hoặc chứng minh được hành vi giao xe từ phụ huynh, rất khó để xử lý theo đúng nghị định.
![]() |
Học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy không chỉ là vấn đề vi phạm pháp luật mà còn là một nguy cơ tiềm ẩn về an toàn tính mạng |
Khi những chiếc xe máy được trao vào tay những học sinh chưa đủ tuổi, đó không chỉ là một sự vi phạm pháp luật đơn thuần mà còn là sự đánh cược với tính mạng. Ngoài ra, đó cũng là khoảng trống giám sát từ nhà trường và sự gật đầu dễ dãi của cha mẹ.
Để chấm dứt tình trạng này, không thể chỉ trông chờ vào vài buổi tuyên truyền hay những cam kết mang tính hình thức. Cần một chiến dịch nghiêm túc và dài hơi: từ tăng cường tuần tra xử lý vi phạm, đẩy mạnh tuyên truyền thực tế gắn với các vụ việc cụ thể, đến việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – phụ huynh – chính quyền.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà được tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Học và làm theo Bác để vượt qua khó khăn, thử thách

Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VIII

Loạt hoạt động về nguồn của thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Trao huy hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Khởi nghiệp công nghệ: Cơ hội để người trẻ bứt phá

Festival sáng tạo trẻ: Vật liệu chống cháy, máy bay cánh bằng... "trình làng"

Chàng trai khiếm thị đi tìm ánh sáng từ bóng tối

Béo phì, tiểu đường... rình rập người trẻ mê đồ uống ngọt
