Tag
Không tổ chức cấp huyện

Chuyển đổi số nắm vai trò then chốt trong kết nối

Chuyển đổi số 05/03/2025 11:24
aa
TTTĐ - Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, việc không tổ chức cấp huyện đòi hỏi sự tái cấu trúc cơ chế quản lý theo hướng tỉnh trực tiếp quản lý cấp xã, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số để bảo đảm bộ máy vận hành hiệu quả mà không gây xáo trộn lớn.
Hà Nội tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới lề lối làm việc Mặt trận Thủ đô tiên phong chuyển đổi số Bước tinh gọn cần thiết để phát triển

Tăng thẩm quyền cho cấp xã

Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, việc không tổ chức cấp huyện có tác động rất lớn đến mô hình quản trị quốc gia. Nước ta sẽ chuyển từ một nước có 4 cấp chính quyền, thành một nước chỉ có 3 cấp chính quyền như đa số các nước trên thế giới.

Việc giảm bớt một cấp trung gian sẽ giúp tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Cấp tỉnh sẽ trực tiếp quản lý cấp xã, phường mà không qua cấp quận, huyện (gọi tắt là cấp xã, huyện), giúp rút ngắn quy trình ra quyết định. Đồng thời, chính quyền cấp xã sẽ phải vận hành hiệu quả hơn để đáp ứng yêu cầu quản lý trực tiếp từ cấp tỉnh.

Chuyển đổi số nắm vai trò then chốt trong kết nối
TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Cũng theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và ủy quyền từ tỉnh xuống xã đã được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9. Luật này nhấn mạnh nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để chính quyền địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong quản lý hành chính.

Trước đây, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), việc phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương phải được quy định trong luật, khiến quá trình này bị ràng buộc chặt chẽ và thiếu linh hoạt. Tuy nhiên, từ ngày 1/3/2025, khoản 1 Điều 12 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 mở rộng phạm vi phân cấp, phân quyền, ủy quyền, cho phép không chỉ luật mà cả nghị quyết của Quốc hội cũng có thể quy định những nội dung này. Điều này giúp làm rõ trách nhiệm của từng cấp chính quyền, hạn chế tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót thẩm quyền, đồng thời bảo đảm tính minh bạch và thống nhất trong tổ chức bộ máy Nhà nước.

Trong bối cảnh không tổ chức cấp huyện, cấp xã sẽ được giao nhiều thẩm quyền hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực như quản lý đất đai, ngân sách, cấp phép xây dựng, dịch vụ công và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Điều này giúp chính quyền xã trở thành đầu mối giải quyết trực tiếp các vấn đề của người dân và doanh nghiệp, thay vì phải qua cấp trung gian như trước đây.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Tuy nhiên, để đảm nhận tốt các nhiệm vụ này, cấp xã cần được bổ sung nhân sự, nâng cao năng lực quản lý tài chính và đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm cải thiện năng lực điều hành.

Trong đó, chuyển đổi số đóng vai trò then chốt trong việc kết nối trực tiếp giữa tỉnh và xã. Việc xây dựng nền tảng dữ liệu số giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường minh bạch và cải thiện khả năng giám sát.

Hệ thống chính quyền điện tử và ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp giảm thiểu nhu cầu duy trì một bộ máy hành chính cồng kềnh, đồng thời đảm bảo các dịch vụ công được cung cấp một cách nhanh chóng, hiệu quả và không bị gián đoạn.

Để quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ, cần có một lộ trình thực hiện rõ ràng. Quá trình này phải được triển khai từng bước, từ việc điều chỉnh nhân sự, chuyển giao nhiệm vụ cho cấp xã đến đầu tư hạ tầng công nghệ nhằm bảo đảm chính quyền địa phương có đủ năng lực quản lý.

Đồng thời, sự phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh và xã, cùng với sự hỗ trợ từ Trung ương, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính liên tục của bộ máy hành chính và hạn chế tối đa những gián đoạn có thể xảy ra đối với người dân và doanh nghiệp.

“Với cách tiếp cận này, việc bỏ cấp huyện không chỉ giúp tinh gọn bộ máy Nhà nước mà còn thúc đẩy hiệu quả quản lý, phù hợp với xu hướng hiện đại hóa hành chính và xây dựng chính quyền số trong bối cảnh mới”- TS Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.

Chuyển đổi số nắm vai trò then chốt trong kết nối
Chuyển đổi số đóng vai trò then chốt trong việc kết nối trực tiếp giữa tỉnh và xã (Ảnh minh hoạ)

Nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã

Ngoài việc đẩy mạnh chuyển đổi số, TS Nguyễn Sĩ Dũng cũng cho rằng, cần có các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo đó, cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã để đáp ứng yêu cầu quản lý phức tạp hơn, đồng thời bảo đảm cơ chế phân bổ ngân sách hợp lý giúp các địa phương có đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ.

Trước hết, nâng cao năng lực số cho cán bộ địa phương là yêu cầu cấp thiết. Nhà nước cần tổ chức các chương trình đào tạo về sử dụng hệ thống chính quyền điện tử, đặc biệt chú trọng đến cán bộ tại các vùng khó khăn, nơi khả năng tiếp cận công nghệ còn hạn chế. Các khóa học trực tuyến kết hợp hướng dẫn trực tiếp sẽ giúp đội ngũ cán bộ xã làm quen và thuần thục các công cụ số, từ đó nâng cao hiệu quả xử lý công việc hành chính trong môi trường trực tuyến.

Bên cạnh yếu tố con người, hạ tầng công nghệ cũng cần được đầu tư đồng bộ để bảo đảm kết nối thông suốt giữa tỉnh và xã. Hiện nay, nhiều xã miền núi vẫn còn thiếu trang thiết bị và mạng internet ổn định, gây cản trở trong việc triển khai chính quyền số. Do đó, việc mở rộng hạ tầng viễn thông 4G/5G, phổ cập máy tính và ứng dụng các phần mềm quản lý hành chính tới tận cấp xã là điều kiện tiên quyết để giúp bộ máy địa phương vận hành trơn tru trên nền tảng số.

Ngoài ra, để bảo đảm quá trình chuyển đổi số diễn ra suôn sẻ, cần thiết lập các bộ phận hỗ trợ kỹ thuật từ cấp tỉnh để hướng dẫn, xử lý sự cố từ xa cho cấp xã. Đồng thời, quá trình số hóa cần được thực hiện theo lộ trình hợp lý, ưu tiên triển khai các thủ tục hành chính phổ biến trước, tránh tạo áp lực đột ngột lên đội ngũ cán bộ địa phương. Điều này không chỉ giúp chính quyền xã từng bước thích nghi mà còn bảo đảm tính hiệu quả và ổn định trong vận hành.

Nếu được thực hiện đồng bộ, những giải pháp này sẽ giúp cấp xã nâng cao năng lực quản lý, rút ngắn quy trình xử lý công việc và tăng cường tính minh bạch trong hoạt động hành chính; giúp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà và tạo động lực cho sự phát triển bền vững ở cấp cơ sở.

Đọc thêm

Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn Công nghệ số

Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn

TTTĐ - Trong kỷ nguyên mới - nơi mỗi phút giây là bước nhảy vọt của công nghệ, thế giới không còn ranh giới địa lý, giới hạn tri thức hay khuôn khổ truyền thống - Việt Nam đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ: Tiến vào tương lai bằng sức mạnh của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh Công nghệ số

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh

TTTĐ - Tuổi trẻ Quảng Ninh xác định phong trào “Bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện rõ vai trò đoàn viên, thanh niên trong đồng hành với nhân dân trong thời đại số.
Hà Nội: Tiếp nhận nhiều ứng dụng công nghệ số từ doanh nghiệp Chuyển đổi số

Hà Nội: Tiếp nhận nhiều ứng dụng công nghệ số từ doanh nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ Hành chính công TP Hà Nội vừa tiếp nhận một số sản phẩm công nghệ ứng dụng chuyển đổi số từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nhằm phục vụ cho công tác cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Công nghệ số

Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành động lực chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng thì thế hệ trẻ - đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là lực lượng tiên phong, xung kích và sáng tạo nhất. Họ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại - là “chủ thể số”, “công dân số kiểu mẫu” kiến tạo tương lai Việt Nam bằng trí tuệ và khát vọng.
Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ Công nghệ số

Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ

TTTĐ - Đây là một trong những mục tiêu mà quận Tây Hồ (Hà Nội) kỳ vọng qua phong trào “Bình dân học vụ số”.
Tập trung kiểm tra công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số Chuyển đổi số

Tập trung kiểm tra công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC), chuyển đổi số năm 2025 của thành phố Hà Nội.
Tăng cường hợp tác, đưa Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tăng cường hợp tác, đưa Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Ban Quản lý các Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai một số nhiệm vụ phối hợp công tác giữa 2 cơ quan trong năm 2025 và thời gian tiếp theo.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới Công nghệ số

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới

Sáng 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” đến thôn, tổ dân phố Chuyển đổi số

Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” đến thôn, tổ dân phố

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong ký ban hành Kế hoạch số 05-KH/BCĐ57 của Ban Chỉ đạo Thành ủy về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số" trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm